Điểm yếu chí mạng của hai tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc mới đưa vào hoạt động
Trung Quốc đã đưa vào biên chế hải quân hai tàu ngầm hạt nhân mới, vào đúng dịp kỷ niệm 71 năm thành lập hải quân.
Trung Quốc chưa thể khắc phục điểm yếu trên các tàu ngầm Type 094.
Theo SCMP, hai tàu ngầm hạt nhân mới là phiên bản nâng cấp của tàu ngầm hạt nhân Type 094, lớp Jin. Đây là các tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo (SSBN), có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân.
Sự xuất hiện của hai tàu ngầm mới sẽ cải thiện năng lực chiến đấu dưới biển của hải quân Trung Quốc, theo các nguồn tin. “Hai tàu ngầm là phiên bản nâng cấp công nghệ, như radar, sonar và ngư lôi”, một nguồn tin giấu tên nói trên SCMP.
Trung Quốc có kế hoạch đóng tổng cộng 6 tàu ngầm Type 094. 4 chiếc đã xuất hiện trong cuộc diễu binh ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông hồi năm ngoái.
Hai tàu ngầm Type 094 phiên bản nâng cấp sẽ giúp tạo bước đệm trong lực lượng tác chiến dưới biển của Trung Quốc, khi nước này vẫn đang phát triển mẫu tàu ngầm hạt nhân Type 096 mới.
Video đang HOT
Không giống như tàu ngầm tấn công hạt nhân Type 095, các tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo có thể hoạt đông đơn độc, chuyên đảm nhận các nhiệm vụ tấn công tầm xa.
Các tàu ngầm Type 094 được trang bị tối đa 16 tên lửa đạn đạo JL-2, tầm bắn 7.000km, có khả năng mang theo một đầu đạn hạt nhân và có thể vươn xa tới lãnh thổ Mỹ.
Tuy nhiên, hai tàu ngầm Type 094 mới vẫn có những điểm yếu cố hữu giống như các tàu ngầm trước. Đó là vấn đề hoạt động quá ồn ào, không phù hợp với nhiệm vụ tác chiến bí mật của một tàu ngầm hạt nhân.
Giới quân sự Mỹ từng đánh giá tàu ngầm Type 094 của Trung Quốc hoạt động tạo ra tiếng ồn tương đương tàu ngầm Delta III thời Liên Xô.
Nga hiện chỉ còn sử dụng một tàu ngầm lớp Delta III mang tên K-44 Ryazan. Tàu từng tham gia cuộc tập trận quân sự năm 2019 của Nga, phóng 2 tên lửa đạn đạo R-29R vào ngày 17.10.2019. Tuy nhiên, chỉ một tên lửa phóng thành công còn tên lửa kia vẫn nằm lại trong bệ phóng.
Có thể nói, hai phiên bản tàu ngầm nâng cấp của Trung Quốc dường như không khắc phục được điểm yếu về tiếng ồn, thể hiện hạn chế trong năng lực đóng tàu ngầm của Trung Quốc. Các chuyên gia đánh giá tàu ngầm Type 094 vì hoạt động quá ồn ào nên không có cách nào di chuyển tới vị trí đủ gần để phóng tên lửa vươn đến lãnh thổ Mỹ mà không bị phát hiện.
Các tàu ngầm Type 096 được kì vọng có thể khắc phục điểm yếu chí mạng này, cũng như được trang bị tên lửa JL-3 tầm bắn 10.000km, mở rộng khả năng răn đe hạt nhân của Trung Quốc.
Theo các nguồn tin quân sự, Trung Quốc có thể bắt đầu đóng mới tàu ngầm Type 096 vào đầu những năm 2020.
Ấn Độ bắn thử thành công tên lửa K-4 phóng từ tàu ngầm
Cuộc phóng thử tên lửa đã được tiến hành từ một bệ phóng dưới nước ở ngoài khơi bờ biển bang Andhra Pradesh, miền Nam Ấn Độ.
Ấn Độ bắn thử thành công tên lửa K-4 phóng từ tàu ngầm. Ảnh: Twitter
Hãng thông tấn ANI của Ấn Độ dẫn các nguồn tin chính phủ cho biết, nước này vừa thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo K-4 có khả năng mang đầu đạn hạt nhân từ tàu ngầm.
Ngày 19/1, tên lửa đạn đạo K-4 đã được phóng thành công từ vịnh Bengal ngoài khơi bờ biển Visakhapatnam, phía nam bang Andhra Pradesh và bay xa 2.200km. Đã trải qua nhiều thử nhiệm nhưng đây là lần đầu tiên lửa phóng được một khoảng cách xa như vậy.
Tên lửa K-4 được phát triển bởi Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO). K-4 được mệnh danh là tên lửa đạn đạo mạnh nhất của Hải quân Ấn Độ có thể bắn từ tàu ngầm.
Trong vòng 2 năm qua, mục tiêu hàng đầu của DRDO là khiến tên lửa này nhẹ hơn và nhanh hơn ở cả biến thế hành trình và đạn đạo. K-4 có chiều dài khoảng 12m, đường kính 1,3m và nặng 17 tấn, tầm bắn lên tới 3.500km.
Được biết, K-4 là một trong 2 tên lửa đạn đạo được Ấn Độ thiết kế nhằm trang bị cho tàu ngầm. Tên lửa còn lại mang tên BO-5 có tầm bắn hơn 700 km. Tên lửa K-4 dành riêng cho tàu ngầm hạt nhân lớp Arihant của Hải quân Ấn Độ.
Ấn Độ dự kiến sẽ thực hiện thêm nhiều vụ thử đối với loại tên lửa này, trước khi nó sẵn sàng được trang bị cho các tàu ngầm hạt nhân. Hiện tại, Hải quân Ấn Độ chỉ có duy nhất 1 tàu hạt nhân INS Arihant đang hoạt động.
Việc phóng thử thành công chính thức đánh dấu bước tiến trong việc phát triển bộ ba răn đe hạt nhân của Ấn Độ.
Vi An (T/h)
Theo doisongphapluat.com
Tàu ngầm hạt nhân duy nhất của Nga khiến Mỹ ngày nay vẫn phải nể sợ Liên Xô từng chế tạo tàu ngầm hạt nhân khổng lồ, lặn sâu hơn, chịu được thiệt hại nhiều hơn, tăng tốc nhanh hơn tàu ngầm Mỹ, nhưng tất cả đều "trở thành đồ bỏ" vì hoạt động quá ồn ào, chỉ có duy nhất một tàu ngầm cho đến nay vẫn khiến người Mỹ phải cảm thấy lo lắng. Mỗi tàu ngầm...