Điểm ưu tiên xét tuyển tốt nghiệp cao nhất là 8
Bộ GD-ĐT điểm dự kiến sẽ dùng thang điểm 20 thay cho 10, theo đó điểm liệt là 2 trở xuống và điểm ưu tiên cao nhất là 8.
Chiều ngày 18/12, trước câu hỏi của đông đảo giới truyền thông, Cục trưởng Cục Khảo thí & Kiểm định chất lượng – Bộ GD-ĐT Mai Văn Trinh cho biết, dự kiến thang điểm mỗi môn là 20, áp dụng với cả 8 môn thi. Việc mở rộng thang điểm từ 10 sang 20 điểm sẽ giúp công tác chấm thi phân hóa chi tiết hơn kết quả của thí sinh.
Ông Mai Văn Trinh chia sẻ trong buổi họp báo.
Chính vì việc nâng thang điểm quy đổi của các môn từ 10 lên 20 nên ngưỡng tối thiểu điểm liệt của thí sinh sẽ nâng từ 1 điểm trở xuống lên thành 2 điểm trở xuống, điểm ưu tiên tối đa xét tốt nghiệp THPT là 4 nay tăng lên là 8 điểm.
Theo đó, công thức điểm xét tốt nghiệp là: (Tổng điểm 4 bài thi Tổng điểm khuyến khích) chia cho 8. Sau đó lấy kết quả cộng với điểm trung bình lớp 12.
Điểm xét tốt nghiệp được lấy đến 2 chữ số thập phân, do phần mềm máy tính tự động thực hiện.
Kỳ thi THPT quốc gia sẽ thi 8 môn là: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ sẽ được tổ chức từ 1-4/7/2015. Để xét công nhận tốt nghiệp THPT, thí sinh phải thi 4 môn, gồm 3 môn thi bắt buộc (Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ) và một môn thi do thí sinh tự chọn trong các môn thi.
Cộng điểm khuyến khích để xét công nhận tốt nghiệp:
Video đang HOT
a) Đoạt giải cá nhân trong kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hoá lớp 12:- Đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh: cộng 4,0 điểm- Giải nhì cấp tỉnh: cộng 3,0 điểm- Giải khuyến khích trong kỳ thi quốc gia hoặc giải ba cấp tỉnh: cộng 2,0 điểm
b) Đoạt giải cá nhân và đồng đội trong các kỳ thi thí nghiệm thực hành môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; thi văn nghệ; thể dục thể thao; hội thao giáo dục quốc phòng; cuộc thi khoa học kỹ thuật; viết thư quốc tế do ngành Giáo dục phối hợp với các ngành chuyên môn từ cấp tỉnh trở lên tổ chức ở cấp THPT:
- Giải cá nhân: Đoạt giải nhất, nhì, ba quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh hoặc Huy chương Vàng: cộng 4,0 điểm Giải giải nhì cấp tỉnh hoặc Huy chương Bạc: cộng 3,0 điểm Giải khuyến khích quốc gia hoặc ba cấp tỉnh hoặc Huy chương Đồng: cộng 2,0 điểm- Giải đồng đội: Chỉ cộng điểm đối với giải quốc gia; Số lượng cầu thủ, vận động viên, diễn viên của giải đồng đội từ 02 đến 22 người theo quy định cụ thể của Ban Tổ chức từng giải Mức điểm khuyến khích được cộng cho các cá nhân trong giải đồng đội được thực hiện như đối với giải cá nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều này- Những người học đoạt nhiều giải khác nhau trong nhiều cuộc thi chỉ được hưởng một mức cộng điểm của loại giải cao nhất.
c) Học sinh giáo dục THPT, học viên GDTX trong diện xếp loại hạnh kiểm có giấy chứng nhận nghề do sở GDĐT hoặc các cơ sở giáo dục đào tạo và dạy nghề do ngành Giáo dục cấp trong thời gian học THPT, được cộng điểm khuyến khích căn cứ vào xếp loại ghi trong chứng nhận như sau:
- Loại giỏi: cộng 3,0 điểm – Loại khá: cộng 2,0 điểm- Loại trung bình: cộng 1,0 điểm.
2. Nếu người học đồng thời có nhiều loại giấy chứng nhận để được cộng điểm khuyến khích theo quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này cũng chỉ được hưởng mức điểm cộng thêm nhiều nhất là 8,0 điểm.
3. Điểm khuyến khích quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được bảo lưu trong toàn cấp học và được cộn
Theo Zing
Hàn Quốc: tự tử vì áp lực đậu ĐH
Hôm nay 13/11, gần 650.000 học sinh Hàn Quốc bước vào kỳ thi đại học quyết định tương lai họ. Sức ép cực lớn khiến cả xứ kim chi như ngừng hoạt động, một học sinh tự sát.
Theo AFP, đêm qua 12/11 một học sinh 17 tuổi đã nhảy lầu tự sát ở Seoul. Cha mẹ của nạn nhân kể cậu trở nên hoảng loạn và sa sút tinh thần tột độ khi ngày thi đến gần.
Ở Hàn Quốc việc đậu đại học, đặc biệt là trường danh tiếng, là cánh cửa tới tương lai ổn định và cả... hạnh phúc hôn nhân. Thất bại đồng nghĩa với điều ngược lại.
Trước một điểm thi.
Từ sáng 13/11, gần 650.000 học sinh bắt đầu kỳ thi tại 1.257 địa điểm trên toàn quốc. Bộ Giao thông Hàn Quốc cấm mọi chuyến bay cất cánh và hạ cánh trong vòng 40 phút khi bài thi nghe ngôn ngữ diễn ra. Quân đội Hàn Quốc cũng hoãn các cuộc tập trận không quân và bắn đạn thật.
Ở các trung tâm thi, mọi xe cộ không được phép tiếp cận trong bán kính 200m. Các doanh nghiệp, văn phòng, công sở và thị trường chứng khoán mở cửa muộn một giờ so với thường lệ để đảm bảo giao thông thoáng đãng, giúp các thí sinh đến địa điểm thi đúng giờ trước lúc 8g40.
Bất cứ ai bị mắc kẹt cũng có thể gọi số điện khẩn 112 để nhờ cảnh sát giúp đỡ đưa tới phòng thi.
Một hiện tượng của ngày thi là cụ bà 81 tuổi Cho Hee-Ok đi thi với hi vọng lọt vào một trường đại học thời trang. Cụ cho biết giấc mơ của mình là thiết kế quần áo cho các hàng xóm nghèo.
Cha mẹ các thí sinh đến chùa ở Seoul cầu nguyện cho con thi đỗ.
Các trang mạng xã hội như Facebook và Twitter tràn ngập những tin nhắn chúc các thí sinh may mắn. Tuy nhiên trên cổng thông tin Naver có một cư dân mạng nhắn nhủ các thí sinh: "Đừng làm gì dại dột. Đừng tự sát nếu làm bài thi không tốt. Có rất nhiều người thành công trong cuộc sống mà không học đại học".
Theo Bộ Giáo dục Hàn Quốc, phụ huynh nước này đã chi tới 17,5 tỷ USD cho con em học thêm trong năm 2013 để chuẩn bị cho các kỳ thi, tương đương 1,5% GDP.
Mỗi ngày đều cầu nguyện...
Oh J. K (nhân viên văn phòng tại Seoul, 43 tuổi) lo lắng nói: "Con tôi học chăm và đứng vào hạng giỏi trong lớp, nhưng năm rồi cháu đã không đậu vào những nơi muốn học, và nhất quyết thi lại năm nay.
Cả gia đình trút sức đầu tư cho cháu học luyện. Mục tiêu của cháu là vào khoa Kỹ thuật đại học Quốc gia Seoul, hoặc sẽ vào viện Khoa học và Công Nghệ Hàn (KIST). Vợ chồng chúng tôi mỗi ngày đều cầu nguyện...".
Rất dễ nhìn thấy khắp đất nước Hàn Quốc hình ảnh các bậc phụ huynh kèo nhau vào chùa đầy kín để cầu nguyện cho con em thi đậu. Các món quà "may mắn" với ý nghĩa chúc các thí sinh chọn đúng câu trả lời, các sản phẩm bồi bổ sức khỏe và trí nhớ được tung ra thị trường, bày bán với la liệt...
Năm nay là năm thứ hai môn tiếng Việt được đưa vào chương trình thi Suneung như một ngoại ngữ tự chọn cùng với tiếng Hán và 7 ngoại ngữ tự chọn khác.
Hàn Quốc ngày nay với tỉ lệ học đại học chiếm 80% tổng số học sinh hoàn thành chương trình trung học. Mặc dù vậy, tỉ lệ kiếm được việc làm ổn điịnh sau khi tốt nghiệp Đại học của sinh viên Hàn Quốc chỉ đạt mức 30%. Điều này càng làm cho sự cạnh tranh thi vào các trường Đại học danh tiếng của Hàn Quốc càng thêm khốc liệt.
Theo Thanh Sử - Ngọc Lan/Báo Tuổi trẻ
Thủ khoa từng bị bệnh viện trả về để lo hậu sự Tuổi 18, Tuyết Loan là tân sinh viên với bao dự định. Mới nhập học, cô phát hiện bị ung thư máu phải nghỉ học. Sau hai năm chống chọi bệnh tật, cô tiếp tục đi thi và đạt thủ khoa. Chúng tôi đã gặp Võ Tuyết Loan (sinh năm 1994, TP Bạc Liêu) - cô nữ sinh khiến thầy và trò CĐ...