Điểm thi tốt nghiệp THPT thấp hơn học bạ: Sự thật buồn…
GS.TSKH Phạm Phố cho rằng, lẽ ra chỉ nên lựa chọn một hình thức là xét học bạ hoặc xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Bộ GD-ĐT vừa công bố báo cáo so sánh trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng môn của từng địa phương.
Kết quả cho thấy trung bình điểm thi của hầu hết các môn trong kỳ thi thi tốt nghiệp THPT thấp hơn trung bình điểm học bạ lớp 12. Đáng lưu ý, có môn ở một số địa phương độ chênh lên tới hơn 3 điểm.
Trao đổi với Đất Việt, GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn không ngạc nhiên trước thực trạng trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT thấp hơn trung bình điểm học bạ lớp 12 và khẳng định đây là điều vẫn xảy ra hàng năm, có khác chăng chỉ là độ vênh bao nhiêu mà thôi. Như năm nay, ở nhiều môn, chẳng hạn như môn Tiếng Anh, giữa các địa phương, nông thôn và thành thị, giữa Hà Nội, TP.HCM với nhiều tỉnh thành khác có sự chênh lệch rõ rệt.
Trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT thấp hơn trung bình điểm học bạ, theo GS.TSKH Phạm Phố, cho thấy trong quá trình dạy học, việc cho điểm có phần dễ dãi.
Trung bình điểm thi của hầu hết các môn trong kỳ thi thi tốt nghiệp THPT thấp hơn trung bình điểm học bạ lớp 12. Ảnh minh họa
“Học bạ do các thầy giáo, cô giáo trong trường quản lý nên đã có phần dễ dãi, thậm chí nhiều khi trước khi kiểm tra thầy cô còn gợi ý cho học sinh hướng làm bài thế nào.
Video đang HOT
Bản thân điểm học bạ của học sinh có liên quan lớn đến thi đua của giáo viên và của nhà trường. Hầu như không có giáo viên nào chịu để cho học sinh của mình điểm thấp, bởi nếu học sinh điểm thấp thì thầy cô và nhà trường mất điểm thi đua.
Cho nên, các thầy cô luôn cân nhắc khi cho điểm. Đến khi thi tốt nghiệp thì mọi chuyện mới bắt đầu lộ ra, thầy cô không thể gợi ý trước được, mà chuyện thi cũng không phải do một trường quản lý”, GS.TSKH Phạm Phố chỉ rõ.
GS Phố cho biết, rất nhiều trường đại học thông báo tuyển sinh theo cả hai hình thức là xét học bạ và xét điểm thi tốt nghiệp THPT.
Trong đó, xét học bạ là phương thức tuyển sinh đại học dựa trên kết quả điểm của 3 năm học THPT hoặc điểm trung bình lớp 12 theo tổ hợp môn để xét tuyển. Còn xét điểm thi tốt nghiệp THPT là tổng hợp kết quả thi THPT, điểm ưu tiên, điểm khuyến khích (nếu có), theo mức quy định điểm chuẩn hoặc điểm theo từng ngành để xét đỗ hay không. Tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo, các trường có thể quy định bài thi/môn thi chính được nhân hệ số khi xét tuyển.
Tuy nhiên, theo GS Phố, lẽ ra chỉ nên chọn một trong hai phương án mà thôi, còn chọn đồng thời cả hai phương án tự nhiên sẽ sinh ra sự chênh lệch, bất bình đẳng. Trong bối cảnh dịch bệnh, việc thi cử giữa các địa phương càng lộ rõ có sự chênh lệch ấy.
“Trước đây, trong chiến tranh, học sinh không phải thi mà chỉ xét học bạ để lên lớp. Bây giờ, Việt Nam đang trong thời kỳ chống “giặc dịch”, lẽ ra cũng nên xem xét là như vậy. Có rất nhiều thí sinh do ảnh hưởng của dịch bệnh mà không được thi thì nên xét học bạ để các em vào đại học.
Đối với trường đại học, quan trọng nhất là đầu ra, thế nhưng lâu nay chất lượng đào tạo đại học không đảm bảo chính là do sự dễ dãi ở đầu ra. Ở các nước, họ mở đầu vào, còn đầu ra siết chặt, còn Việt Nam, đáng tiếc là không làm được vậy, hễ vào được thì ra được.
Nhiều sinh viên tốt nghiệp xong, doanh nghiệp không muốn nhận về làm việc vì chất lượng kém, không đáp ứng được yêu cầu. Cho nên, các trường phải vì danh dự, vì uy tín của chính mình mà nâng cao chất lượng đầu ra”, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn phân tích.
Dù chia sẻ với lo ngại xét tuyển học bạ nhiều, độ vênh có vẻ lại càng lớn, hay xét tuyển đại học từ điểm học bạ không đảm bảo công bằng, GS.TSKH Phạm Phố vẫn cho rằng, trong hoàn cảnh đặc biệt như hiện nay thì cần du di chất lượng. Điều đó là không tránh khỏi.
Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, về cơ bản trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 và trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng môn học có sự tương đồng và khoảng cách được thu hẹp hơn so với năm 2020. Nhiều môn ở nhiều tỉnh/thành phố có chênh lệch chỉ trên dưới 1 điểm. Điều đó cho thấy việc dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông về cơ bản đáp ứng yêu cầu đánh giá đúng năng lực của học sinh, theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình
Cụ thể, trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2021 của hầu hết các môn thấp hơn trung bình điểm học bạ lớp 12. Riêng môn Giáo dục công dân có điểm trung bình thi tốt nghiệp cao hơn điểm trung bình học bạ lớp 12 ở hầu hết các tỉnh/thành phố.
Đối với các môn có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 còn thấp, như Tiếng Anh, Lịch sử, mức chênh lệch giữa điểm học bạ và điểm thi có phần cao hơn các môn khác.
Bộ GD-ĐT nhận định, điều này có nghĩa, việc dạy học và kiểm tra, đánh giá trong trường phổ thông chưa tương đồng với thi tốt nghiệp THPT. Qua đó thấy rằng, kết quả học tập môn Tiếng Anh và môn Lịch sử của học sinh còn hạn chế; quá trình kiểm tra, đánh giá các môn này trong trường phổ thông có phần “rộng” hơn. Đây là lý do dẫn tới độ chênh giữa trung bình điểm học bạ lớp 12 và trung bình điểm thi tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh, Lịch sử cao hơn các môn khác.
Từ kết quả thi tốt nghiệp THPT và đối sánh trung bình điểm thi với trung bình điểm học bạ lớp 12, nếu môn nào, ở tỉnh nào kết quả còn thấp và có sự chênh lệch lớn thì cần tiếp tục điều chỉnh việc dạy học để nâng cao chất lượng. Đồng thời, Sở GD-ĐT và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đó cần điều chỉnh việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học bảo đảm sát hơn với năng lực của học sinh.
Đà Nẵng 'đội sổ' về chênh lệch trung bình điểm thi và điểm học bạ ở môn Văn
Theo Bộ Giáo dục, nếu môn nào, ở tỉnh nào kết quả còn thấp và có sự chênh lệch lớn thì cần tiếp tục điều chỉnh việc dạy học để nâng cao chất lượng.
Ngày 27/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố báo cáo so sánh trung bình điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 và trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng môn của từng địa phương.
Theo đó, về cơ bản trung bình điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 và trung bình điểm học bạ lớp 12 theo từng môn học có sự tương đồng và khoảng cách được thu hẹp hơn so với năm 2020. Nhiều môn ở nhiều tỉnh/thành phố có chênh lệch chỉ trên dưới 1 điểm. Điều đó cho thấy việc dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông về cơ bản đáp ứng yêu cầu đánh giá đúng năng lực của học sinh, theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình
Cụ thể, trung bình điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 của hầu hết các môn thấp hơn trung bình điểm học bạ lớp 12.
Từ kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông và đối sánh trung bình điểm thi với trung bình điểm học bạ lớp 12, nếu môn nào, ở tỉnh nào kết quả còn thấp và có sự chênh lệch lớn thì cần tiếp tục điều chỉnh việc dạy học để nâng cao chất lượng. Đồng thời, Sở Giáo dục và Đào tạo và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh đó cần điều chỉnh việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học bảo đảm sát hơn với năng lực của học sinh.
Sau đây là bảng so sánh chênh lệch giữa trung bình điểm thi tốt nghiệp và trung bình điểm trung bình học bạ môn Ngữ văn của 63 tỉnh, thành.
Hà Nội đứng đầu cả nước về độ chênh lệch giữa điểm thi và học bạ ở 4 môn thi Qua đó thấy rằng, kết quả học tập ở của học sinh Thủ đô còn hạn chế; quá trình kiểm tra, đánh giá các môn này trong trường phổ thông có phần "nương tay". Ngày 27/7, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố báo cáo so sánh trung bình điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021 và trung bình...