Điểm thi THPT quốc gia 2018: Đã có nhiều bài thi môn Toán đạt 9 điểm
Theo ghi nhận ban đầu của Sở GD&ĐT Hà Nam đã có 4 bài thi được từ điểm 9 trở lên, cao nhất là 9,2. Toàn tỉnh chưa có điểm 10 môn Toán nhưng xuất hiện nhiều .
Công tác chấm thi THPT quốc gia 2018 sắp sửa hoàn thành (Ảnh: Mỹ Hà).
Bà Đinh Thị Lụa – Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nam thông tin như vậy. Ngoài ra, theo bà Lụa, trong một số môn thi trắc nghiệm khác đã xuất hiện điểm liệt. Công tác chấm thi đang được hoàn tất. Sở GD&ĐT đang chờ tới ngày 11/7 để khớp cùng phần mềm chấm điểm của Bộ GD&ĐT.
Cũng theo bà Lụa, kỳ thi THPT quốc gia năm nay, toàn tỉnh Hà Nam có 8.541 bài thi môn Ngữ văn. Theo thống kê ban đầu đã có học sinh được 9 điểm. Tuy nhiên, cũng có 4 học sinh khác bị điểm liệt do các em này để giấy trắng hoặc chỉ ghi được rất ít nội dung vào bài. Thí sinh bị điểm liệt môn Ngữ văn có em thuộc đối tượng tự do.
Về công tác chấm thi tại các địa phương trong cả nước, nhiều nơi đang gần kết thúc công tác chấm thi để kịp công bố điểm.
Tại Phú Thọ, theo ông Nguyễn Minh Tường – Giám đốc Sở GD&ĐT, qua một số bài thi, đã có thí sinh đạt điểm 10 môn Giáo dục Công dân.
Ông Tường cho biết, với môn Ngữ văn, phổ điểm trên trung bình chủ yếu từ 5 đến 8. Một số ít bài thi bị điểm dưới 2. Không có bài làm bị điểm 0 và để giấy trắng. Toàn tỉnh có 5 học sinh bị điểm liệt (0,75 điểm). Hai thí sinh đạt điểm cao nhất là 9,5 điểm.
Video đang HOT
Ông Hoàng Đức Minh, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Lai Châu cho hay, địa phương đã chấm xong 3.000 bài thi môn Ngữ Văn. Điểm cao nhất của môn này là 8,75 điểm và có hai bài thi bị điểm “liệt” (một bài 0,5 điểm và một bài 0,75 điểm).
Mỹ Hà- Đình Cường
Theo Dân trí
Chấm thi THPT quốc gia 2018: Xuất hiện cả điểm liệt và điểm 9 môn văn
Một số địa phương đã đi được khoảng nửa chặng đường chấm thi môn ngữ văn. Theo một số giáo viên, chưa có điểm tuyệt đối nào, phổ điểm chủ yếu ở mức trung bình, đã xuất hiện cả điểm liệt và điểm 9 trong môn thi này.
Chấm thi ở hội đồng thi tại tỉnh Hưng Yên - T.MAI
Nhiều nhất bài thi 3 - 7 điểm
Bà Phạm Thị Thu Hương, một trong 4 tổ trưởng tổ chấm thi môn văn tỉnh Hưng Yên, cho biết: "Đề mở nên đáp án chấm cũng mở. Trước khi chấm, chúng tôi đã tổ chức chấm chung, giám khảo đã được học kỹ về biểu điểm và có bất cứ thắc mắc gì đều được giải đáp rõ ràng trong buổi chấm chung này. Do vậy, không có vấn đề gì khó khăn trong quá trình chấm".
Theo bà Hương, phổ điểm sau 4 ngày chấm thi nhiều nhất là từ điểm 3 đến điểm 7, đã xuất hiện điểm liệt và điểm cao nhất đến thời điểm này là điểm 9. Tuy nhiên, số điểm 9 rất ít, không bằng năm 2017 so với cùng tiến độ chấm.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Dương, cho biết điểm rải đều ở các mức. Hiện đã có điểm liệt, đồng thời cũng đã xuất hiện điểm 9, thậm chí trên 9. Bà Hương cũng cho hay, có bài điểm lệch giữa 2 giám khảo chấm ở 2 vòng độc lập nhưng đến mức gây tranh cãi thì không.
Bình luận về những bài thi điểm liệt, bà Hương cho rằng đó là những bài làm mà thí sinh (TS) hầu như không viết được gì, phần làm được cũng rất yếu. Với những bài được điểm 9, thể hiện được học sinh (HS) nắm rất chắc nội dung môn học, đồng thời có sáng tạo, có sự hiểu biết tốt về kiến thức xã hội và kiến thức văn học, kỹ năng viết văn cũng rất tốt.
Học sinh không bị ảnh hưởng bởi suy nghĩ của người lớn
Bà Hương cho rằng hơn một nửa chặng đường chấm thi môn ngữ văn cho thấy đề thi năm nay có sự phân hóa rất tốt, phần nâng cao thực sự dành cho những HS vừa có kiến thức, hiểu biết về văn học và các vấn đề của đất nước, phát huy được khả năng viết văn của mình. Nhiều bài viết khá hay, thể hiện được sự hiểu biết và sự quan tâm của TS tới các vấn đề thời sự của đất nước.
Về phần đọc hiểu, yêu cầu TS thể hiện sự hiểu biết của mình về "đánh thức tiềm lực của đất nước", bà Hương cho rằng, đọc bài mới thấy nhiều TS có cái nhìn rất nghiêm túc, chín chắn nhưng cũng đúng với lứa tuổi chứ không ảnh hưởng bởi suy nghĩ của người lớn. "Chúng tôi vui và tự hào về điều đó", bà Hương nói.
Một cán bộ chấm thi môn ngữ văn của tỉnh Hải Dương cho biết có những bài viết rất khá về nghị luận văn học. Giám khảo đọc xong thì nhận xét, phải là HS năng khiếu, phải là HS giỏi tầm quốc gia mới làm được. Giám khảo này cho biết trong bài nghị luận văn học, nhiều khi ý của TS không rành rọt như đáp án, nhưng hướng dẫn chấm cũng ghi chú "tránh đếm ý cho điểm", nên rất thuận lợi cho giám khảo khi "thẩm văn" của TS với những bài sáng tạo trong việc nêu ý kiến của mình.
Còn bà Nguyễn Thị Tiến cho rằng các giám khảo rất muốn "gạn đục khơi trong", chỉ cần TS có ý là cho điểm. "Đề mở, khó để liệt, nhưng vẫn có em bị liệt. Đó là điều đáng tiếc", bà Tiến nói.
Nói về đáp án và hướng dẫn chấm thi, một cán bộ chấm thi tỉnh Hải Dương cho biết đáp án của Bộ, đặc biệt là phần hướng dẫn rất chi tiết. Bài nghị luận xã hội, ba rem của Bộ rất mở. Có 3 phương án để giám khảo cho điểm TS: đồng ý, không đồng ý, ý kiến khác. Miễn là TS có kiến giải vì sao mình đưa ra quan điểm đó.
Ngày 4.7 sẽ chấm xong
Ông Trần Đức Thiện, Trưởng phòng Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục Sở GD- ĐT tỉnh Hưng Yên, cho biết theo kế hoạch, ngày 4.7 khâu chấm thi sẽ hoàn tất.
Quy trình làm phách và chấm thi được thực hiện theo 3 vòng. Sở GD-ĐT chia 4 tổ chấm và chấm chéo (giáo viên không chấm bài học sinh trường mình).
Với bài thi môn trắc nghiệm, có 10 cán bộ, chấm trong thời gian 5 ngày, từ 29.6 - 4.7. Đến sáng 2.7 đã hoàn thành khâu quét ảnh bài thi để gửi dữ liệu về Bộ GD-ĐT. Sau đó sẽ tiến hành rà soát, sửa những lỗi sai sót thường gặp của thí sinh.
"Đề mở, khó để liệt, nhưng vẫn có em bị liệt. Đó là điều đáng tiếc"
Bà Nguyễn Thị Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hải Dương
Theo thanhnien.vn
Chấm thi THPT quốc gia tại TPHCM: Môn Văn có 5 thí sinh đạt 9 điểm Đại diện Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT TPHCM xác nhận đã hoàn tất khâu chấm thi kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 của TPHCM. Riêng ở môn Văn, có 5 thí sinh có bài thi đạt điểm 9. Ông Nguyễn Minh Hoàng, Trưởng phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD-ĐT...