Điểm thi chênh lệch xa điểm học bạ, do đâu?
Một lần nữa, hiện tượng chênh lệch điểm học bạ và điểm thi lại nổi lên khi các trường đại học thuộc khối công an vừa rà soát danh sách 58 thí sinh xét tuyển vào các trường khối công an đạt 29,5 điểm trở lên nhưng không trúng tuyển nguyện vọng 1
Qua kiểm tra dữ liệu tuyển sinh của Bộ Công an, có 55 thí sinh không đủ điều kiện để xét tuyển đại học (ĐH) do không bảo đảm tiêu chuẩn về học lực (có môn thuộc tổ hợp xét tuyển dưới 6,5 điểm, kết quả học 3 năm THPT chưa cao) mặc dù điểm thi tốt nghiệp THPT rất cao.
Có thể phát hiện bất thường
Sau khi kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 được công bố, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cũng đã đối sánh giữa điểm trung bình (ĐTB) của các môn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT với ĐTB của môn đó trong học bạ lớp 12 của học sinh ở từng địa phương trên cả nước.
Thí sinh dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (Ảnh: YẾN ANH)
Ngoại trừ môn giáo dục công dân có ĐTB môn thi tốt nghiệp cao hơn ĐTB môn học ở lớp 12, tất cả các môn khác đều có ĐTB môn thi thấp hơn ĐTB môn học ở lớp 12. Nhiều môn có chênh lệch lên đến hơn 3 điểm ở một vài địa phương. Tất nhiên, chênh lệch ĐTB của từng môn như vậy sẽ dẫn đến ĐTB 4 bài thi tốt nghiệp chắc chắn sẽ thấp hơn ĐTB năm học lớp 12 và chính điều này đã khẳng định ĐTB lớp 12 chính là phao cứu sinh để xét tốt nghiệp cho học sinh THPT, dù trong công thức tính điểm xét tốt nghiệp, trọng số của ĐTB lớp 12 đã giảm từ 50% chỉ còn 30% từ năm 2019.
Hiện tượng ĐTB các môn thi tốt nghiệp luôn thấp hơn ĐTB lớp 12 là “chuyện bình thường” từ nhiều năm qua, ngay từ khi bắt đầu kỳ thi THPT quốc gia 2015. Theo tính toán từ dữ liệu điểm thi tốt nghiệp THPT 2021, nếu không dùng ĐTB lớp 12, tỉ lệ tốt nghiệp THPT của cả nước chỉ vào khoảng 92% nhưng thực tế năm 2021 có tỉ lệ tốt nghiệp đạt đến 98,6%, cao nhất trong 3 năm gần đây (năm 2020: 98,34%; năm 2019: 94,06%).
Gạt qua yếu tố làm bài thi tốt bất ngờ, rất tiếc những hiện tượng điểm thi cao hơn điểm học bạ có thể dẫn đến những phát hiện bất thường. Ở mức độ nhẹ có thể đưa đến hiện tượng đậu thành rớt như trường hợp 55 thí sinh của Học viện Công an Nhân dân và 67 thí sinh ở Trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2021. Những thí sinh này nằm trong diện các thí sinh có điểm thi đạt điểm chuẩn trúng tuyển nhưng lại không đạt các “tiêu chí phụ” về học bạ hoặc các chứng chỉ mà trường yêu cầu.
Trường hợp này lỗi chủ yếu thuộc về thí sinh vì lẽ ra khi biết mình không đạt các “tiêu chí phụ” thì thí sinh phải tự thay đổi, bổ sung trong thời gian điều chỉnh các nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo quy định. (Một phần lỗi cũng thuộc trường ĐH vì trong khâu xét tuyển của trường phải cập nhật các “tiêu chí phụ” trước khi xét tuyển chung hoặc lọc ảo).
Thanh – kiểm tra nơi tập trung nhiều thí sinh điểm cao
Video đang HOT
Ở mức độ nặng hơn, chênh lệch ĐTB môn thi và ĐTB môn học còn giúp phát hiện gian lận tiêu cực trong thi cử. Những gian lận về điểm thi tại một số địa phương như Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La năm 2018 được phát hiện là do các thí sinh gian lận có điểm thi cao bất thường, cao hơn rất nhiều so với ĐTB môn của các thí sinh ở cùng địa phương. Hoặc nếu tại một điểm thi nào đó tập trung nhiều thí sinh có điểm thi rất cao thì cũng cần thanh – kiểm tra khâu coi thi, chấm thi tại điểm thi đó, địa phương đó.
Chỉ khi nào không còn kỳ thi tốt nghiệp thì sẽ không còn chênh lệch giữa điểm thi và điểm học bạ, vì khi đó chỉ còn duy nhất điểm học bạ, điểm học bạ trở nên vô đối. Ngay cả nếu khi kỳ thi chỉ dùng để xét tốt nghiệp, điểm chênh lệch này vẫn tồn tại song hành để giúp các địa phương yếu kém về tổ chức GD-ĐT giữ được thành tích tỉ lệ tốt nghiệp không quá thấp, huống chi điểm thi hiện nay còn là cơ sở để nhiều trường ĐH xét tuyển sinh. Đây cũng chính là lý do mà nhiều trường ĐH không đặt cược hết chỉ tiêu vào xét tuyển theo học bạ THPT.
Nếu đề thi ổn định và được chuẩn hóa, nếu công tác coi thi nghiêm túc, nếu chấm thi đúng theo quy định thì kết quả thi tốt nghiệp là những cơ sở quý giá nhất để đạt mục tiêu đánh giá chất lượng giáo dục, điều chỉnh việc dạy học trong nhà trường phổ thông mà Bộ GD-ĐT đang hướng đến cho các kỳ thi tốt nghiệp giai đoạn 2022 – 2025.
Đề thi cần chuẩn hóa
GS Đào Trọng Thi – nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội (nay là Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội) – cho rằng đề thi tốt nghiệp nhẹ nhàng, phù hợp với mục đích của kỳ thi tốt nghiệp, không quá khó cũng không quá dễ, học sinh trung bình phải đạt được mức điểm trung bình, như vậy kỳ thi mới đạt yêu cầu.
Thi tốt nghiệp là một biện pháp để giám sát quá trình học tập của học sinh. Điểm tốt nghiệp của thí sinh hiện cũng đang được sử dụng để đối sánh với điểm học bạ, từ đó phát hiện có tiêu cực hay không trong quá trình cho điểm học bạ. Nếu đề thi được chuẩn hóa, điểm thi phản ánh đúng năng lực của học sinh thì sẽ nhìn thấy những bất cập trong việc cho điểm thường xuyên tại các trường.
GS Thi cho rằng tương lai cần xây dựng các trung tâm khảo thí độc lập, Bộ GD-ĐT chịu trách nhiệm xây dựng các bộ đề thi chuẩn hóa, giao cho các trung tâm sử dụng trong kỳ thi tuyển sinh ĐH. Các trung tâm khảo thí có thể do các trường ĐH hoặc chính Hiệp hội Các trường ĐH thành lập, hoạt động độc lập. Các trường ĐH sử dụng kết quả của kỳ thi này để tuyển sinh, như vậy vừa gọn nhẹ vừa bảo đảm tuyển chọn được thí sinh chất lượng nhất, phù hợp nhất.
Y.Anh
Ước mong của nữ sinh mồ côi là Á khoa khối C tỉnh Hà Tĩnh
Mồ côi bố từ khi học lớp 4, mẹ bị mù một mắt, gia cảnh rất khó khăn nhưng Lam đã nỗ lực học tập và là Á khoa khối C của tỉnh Hà Tĩnh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, em Bạch Thị Lam (SN 2003, trú xóm 13, xã Hòa Hải, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh), học sinh lớp 12B1 Trường TPT Hàm Nghi đạt số điểm khá cao. Lam đạt 28,5 điểm khối C (Trong đó, Văn: 9,25 điểm; Lịch Sử; 9,5 điểm; Địa Lý đạt 9,75). Ngoài ra, em còn được cộng 0,75 điểm ưu tiên vùng nên tổng điểm xét tuyển lên tới 29,25 điểm.
Với số điểm này, Lam là Á khoa khối C của tỉnh Hà Tĩnh (Hà Tĩnh có 2 thí sinh đạt 28,75 điểm; 5 thí sinh đạt 28,5 điểm tổ hợp khối C).
Lam cũng nằm trong nhóm 100 thí sinh có điểm thi cao nhất toàn quốc ở tổ hợp khối C (trong đó có 68 thí sinh cùng đạt mức điểm 28,5).
Lam cho biết, em có nguyện vọng 1 học ngành Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội. Nguyện vọng 2 vào Khoa Báo chí của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Mặc dù vậy, đến giờ phút này, cánh cửa đến giảng đường đại học của Lam có thể sẽ khép lại bởi gia cảnh quá ngặt nghèo. Nói như ông Bạch Đình Hân, Bí thư chi bộ thôn 13 thì, hoàn cảnh của ba mẹ con Lam xếp vào diện cực khổ của xã.
Gia cảnh ngặt nghèo nhưng 12 năm liền, Lam là học sinh xuất sắc, giành giải Ba thi học sinh giỏi của tỉnh Hà Tĩnh môn Lịch sử.
Năm học lớp 4, bố của Lam đột ngột qua đời bởi căn bệnh u não, để lại gánh nặng và nỗi buồn thương cho ba mẹ con. Học lớp 12 nhưng cô bé Lam chỉ nặng vỏn vẹn 34kg, giọng lại khàn đặc khó nói nhưng em cũng không có điều kiện để đi khám bệnh.
Chị Thu - mẹ của Lam sinh năm 1982, còn chưa đầy 40 tuổi nhưng đã gần chục năm trời gồng gánh để nuôi dạy 2 con một mình. Từ khi chồng mất, một mình chị Thu ngược xuôi, đi cắt cỏ thuê, bóc vỏ keo tràm để kiếm sống.
Bảy năm trước, trong một lần đi bóc vỏ keo tràm, chị Thu bị gai của cây cối trong vườn tràm chọc vào mắt. Từ đó đến nay, mắt phải của chị Thu bị mù hẳn, không nhìn thấy ánh sáng. Sức khỏe của chị cũng yếu dần, thường xuyên lên cơn co giật.
Người phụ nữ 39 tuổi đã bị mù mắt phải trong một lần đi làm thuê. Chị mong mọi người giúp đỡ để con gái chị được vào giảng đường đại học
Thấu hiểu nổi khổ cực của mẹ, suốt 12 năm học, Bạch Thị Lam luôn là học sinh chăm ngoan học giỏi, đạt học sinh giỏi 12 năm liền và giành giải Ba trong kì thi học sinh giỏi tỉnh môn Lịch Sử lớp 12.
Nhắc đến đi học, nhắc đến mẹ, Lam lại òa khóc và liên tục lau nước mắt.
"12 năm qua, động lực để em cố gắng học tập là mẹ và em trai. Lên lớp 4 là bố em bị u não rồi qua đời, để lại nỗi buồn thương cho mẹ. Một mình mẹ phải gồng gánh nuôi hai chị em ăn học. Giờ nếu có đậu đại học em cũng không nỡ tiếp tục nhập học", Lam nói.
Nữ sinh cho biết, động lực để em cố gắng là mẹ và em trai
Nữ sinh tâm sự: "Mỗi lần học ngoài giờ, dù rất vất vả nhưng mẹ vẫn 'bòn mót' cho em từng nghìn để em có tiền đi học. Vì nhà em xa thị trấn nên muốn lên thị trấn học phải đi bằng xe buýt, đôi lúc học quá giờ, em ngồi chờ ở trạm xe buýt để đợi mẹ ra đón về. Những lúc ấy thấy các bạn có bố, có mẹ lên đón về em lại tủi thân bởi giờ đó mẹ em vẫn đang đi làm thuê. Mẹ thiệt thòi rất nhiều nên nghĩ vậy em cứ gạt nước mắt và cố gắng thật nhiều. Nếu được đi học, sau này em muốn làm về luật, pháp chế cho doanh nghiệp".
Ngồi kề bên nghe chị tâm sự, cậu em trai Bạch Lê Đức Duy (SN 2006) cũng rơm rớm nước mắt. Từ nhỏ đến lớn, hai chị em đều thiếu dinh dưỡng, sức khỏe yếu, Lam chỉ nặng được 34kg, còn em trai học lớp 10 nhưng nhỏ thó như học sinh lớp 5.
Căn nhà của 3 mẹ con Lam ở trước đây, vừa được chính quyền hỗ trợ 70 triệu để xây mới vào năm ngoái.
Đôi mắt ngấn lệ nhìn các con, mẹ của Lam, người phụ nữ không biết chữ cho hay, với chị 2 người con là nguồn sống vô giá. Ai thuê gì chị cũng làm với khát khao các con được đến trường, dù mỗi tháng chị lại lên cơ co giật khoảng 4 lần.
Ông Bạch Đình Hân, Bí thư chi bộ thôn 13 bày tỏ: "Trước đây, ba mẹ con sống trong căn nhà xiêu vẹo, mùa lũ về cuốn trôi nhà, cả xóm phải ra vớt nhà rồi lấy dây giằng nhà lại giúp đỡ gia đình. Năm ngoái được chính quyền hỗ trợ 70 triệu, chị Thu vay mượn ngân hàng 50 triệu nữa để xây nhà. Giờ nợ chưa trả được, sức khỏe chị Thu lại yếu, hay lên cơn co giật. Nhưng hai đứa con lại chăm ngoan học giỏi. Mong rằng nhà hảo tâm giúp đỡ để Lam được đến trường đại học".
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ:
Em Bạch Thị Lam, trú xóm 13, xã Hoà Hải, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. SĐT: 0365600842
Diễn đàn "Học thật, thi thật, nhân tài thật": Bệnh thành tích không chỉ lỗi của ngành giáo dục Là một giáo viên đã giảng dạy hơn 30 năm, tôi hiểu kỳ vọng của xã hội. Và tôi cũng hiểu được những kỳ vọng bao nhiêu năm nay đa phần trở thành thất vọng. "Thủ phạm" không ai khác chính là bệnh thành tích. Học sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020 - Ảnh: NHƯ HÙNG Hậu quả của bệnh thành...