Điểm số có quá quan trọng?
Và nhiều bạn vẫn luôn đặt nó làm tiêu chí hàng đầu!
Hiện nay, tình trạng chạy đua theo thành tích điểm số không phải quá lạ lẫm. Từ học sinh, sinh viên đều có xu hướng đề cao về việc này. Khi hỏi thăm ý kiến mọi người, không ít lần nhận được những ánh nhìn “khó hiểu” của người xung quanh. Các bạn í cho rằng chúng tớ “giỡn chơi” nên mới hỏi những chuyện “rõ rành rành” như thế (?!)
Ngàn vạn lý do được đưa ra
Điểm số là cơ sở cho người khác đánh giá mình. Bạn M. Nhật (THCS Quang Trung – Lâm Đồng) chia sẻ: “Khi đạt điểm cao mình sẽ được bạn bè nể trọng, thầy cô yêu mến hơn. Ai mà không muốn như vậy? Phải cố đạt điểm cao chứ!”
Cách hữu hiệu để đặt mục tiêu phấn đấu cho bản thân, bạn L. Duy (THPT Bảo Lộc- Lâm Đồng) bộc bạch: “Điểm số là cách để đặt mục tiêu cho bản thân. Phải có một định mức nào đó, giống như bán hàng cũng cần có doanh số phải đạt được hàng tháng thôi!”
Nhiều bạn khác kỳ vọng vào điểm số vì một số tác nhân kích thích và điểm là thước đo. Hầu hết là những “giải thưởng” bố mẹ treo lên. Chẳng hạn như bạn T. Thảo (ĐH Marketing – TP HCM) thật thà: “Bố mình ra chỉ tiêu là 7.0 sẽ cho mình chuyến du lịch Singapore. Mình chưa được ra nước ngoài bao giờ, rất háo hức, nên phải cố thôi!”
Theo thầy Nguyễn Anh Trang (giáo viên trường THPT Bảo Lộc – Lâm Đồng), nhiều phụ huynh học sinh quá kỳ vọng vào con cái nên vô tình tạo ra áp lực cho các em phải đạt điểm cao. “Sau mỗi giờ họp phụ huynh để thông báo kết quả học kỳ của các em, tôi nhận thấy rõ sự hoan hỉ ra mặt của những vị phụ huynh có con cái đạt kết quả cao. Con cái được họ đưa ra để so kè.” thầy Trang kể.
Ngược lại, cũng không ít bạn cho rằng chạy đua theo thành tích, câu nệ chuyện điểm số dễ khiến chúng ta quên đi cái mục tiêu chính yếu của việc học là phải đi đôi với hành.
Một bảng điểm cao chưa chắc tỉ lệ thuận với kỹ năng giỏi trên thực tế. Và một vài điểm số thấp cũng không hẳn là kém cỏi, bỏ đi. Chị V. Uyên (Cựu sinh viên ĐH Khoa Học Tự Nhiên – TP HCM) cho biết: “Công ty mình cũng gặp nhiều trường hợp nhận sinh viên có hồ sơ và bảng điểm khá tốt. Nhưng rồi thất vọng, vì làm không được việc gì, dù đã được chỉ dạy cả nửa năm trời! Mình không hiểu vì sao các bạn đó được điểm cao!?”
Video đang HOT
Chương trình học quá nhiều môn, không thể nào nhớ hết một lượng kiến thức khổng lồ như vậy. Bạn H. Vân (ĐH Văn Lang – TP HCM) nhận định: “Môn nào học xong, thi xong mình cũng quên gần phân nửa. Học kỳ sau lại học thêm một đống môn khác, thì coi như phần kiến thức còn lại của mấy môn trước cũng biến mất luôn.”
Giống như Vân, Vy (ĐH RMIT – TP HCM) cũng cho rằng: “Khi đi làm, bạn hoàn thành dự án cũng có bao giờ được xếp cho điểm đâu, nhưng người ta vẫn đánh giá được năng lực củ mình đấy thôi! Chủ yếu là năng lực, kỹ năng của mình.”
Th.s Nguyễn Hoài Ân, chủ khảo các kỳ thi IELTS tại Việt Nam, làm việc tại Trung tâm Anh ngữ Hội Đồng Anh khi được chúng tớ hỏi về việc “Điểm số có quan trọng không?” đã hỏi lại chúng tớ: “Khi bạn được bao nhiêu điểm thì bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc? Hay bạn chỉ hạnh phúc khi thấy “hơn” bạn mình, được đứng đầu? Nếu như vậy thì cái bạn muốn không còn là điểm, mà là ánh hào quang” thay câu trả lời.
Cô Ân nhận định: “Điểm số không phải hoàn toàn vô dụng, nhưng nó phải áp dụng đúng. Vì thực tế cho thấy, điểm kém không phải là anh kém cỏi, mà chỉ là chưa hoàn hảo. Chưa hoàn hảo thì vẫn có thể thành công. Vấn đề là anh đã cố gắng hết sức để làm, nên không có gì phải hối tiếc hay chán nản vì kết quả đạt được. Anh luôn có cơ hội để hoàn thiện bản thân miễn là anh vẫn còn niềm tin.”
Theo PLXH
Chưa có tiêu chí di dời các trường ĐH, CĐ
Theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân, tháng 8 năm 2011 sẽ là hạn chót để các trường ĐH, CĐ đăng ký di dời. Tuy nhiên đến thời điểm này tiêu chí để di dời các trường vẫn chưa có.
Trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết: "Hiện nay chúng tôi đương thảo luận và xây dựng các tiêu chí về di dời các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên đến thời điểm này thì vẫn chưa đưa ra được các tiêu chí cuối cùng, dự tính cuối tháng 2 này chúng tôi sẽ hoàn thành".
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga.
Thưa Thứ trưởng, kế hoạch di dời trường ĐH, CĐ ra khỏi nội thành chỉ trong vòng có 6 tháng nữa là phải hoàn thành. Tuy nhiên, hiện giờ nhiều trường vẫn thờ ơ và chờ ý kiến của Bộ?
Chủ trương di dời các trường ĐH, CĐ ra khỏi khu vực ngoại thành Hà Nội và TPHCM là chủ trương của Ban Chính trị, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ GD-ĐT. Do vậy, Bộ sẽ phối hợp với các bộ ngành khác ban hành tiêu chí để từ đó áp dụng cho các trường và quyết định trường nào di dời trước, trường nào di dời sau, trường nào sẽ tiếp tục cải tạo và phát triển. Hiện nay Bộ Xây dựng đã lên kế hoặch giải phóng quỹ đất ngoại thành để chuẩn bị bàn giao cho các trường ĐH, CĐ muốn đăng ký di dời.
Vậy, Bộ GD-ĐT đã đưa ra dự kiến tiêu chí chuyên môn nào để yêu cầu các trường đăng ký di dời?
Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị nhằm xác định tiêu chí để di dời các trường ĐH, CĐ ra ngoại thành. Tuy nhiên, để thực hiện di dời thì rất cần nhiều tiêu chí không chỉ nhóm tiêu chí của Bộ GD-ĐT mà còn có nhiều tiêu chí của các Bộ, ngành khác.
Hiện nay hầu hết các trường đều có tư tưởng là vừa muốn giữ lại khu đất vàng ở nội thành, vừa muốn xin thêm quỹ đất ở ngoại thành, quan điểm của Bộ về vấn đề này?
Đúng là hầu hết các trường đều có nguyện vọng này. Tuy nhiên, muốn di dời ra ngoài thì cần phải có kinh phí để giải tỏa mặt bằng vì thế nếu chúng ta vẫn giữ quỹ đất trong nội thành thì chúng ta sẽ rất khó có thể giải phóng mặt bằng xin quy hoạch.
Nhận định của thứ trưởng, mấu chốt của việc di dời này là gì?
Vấn đề mấu chốt trong việc di dời theo tôi đó là vấn đề giải phóng mặt bằng, giao đất sạch cho các trường xây dựng. Muốn vậy chúng ta phải làm gấp, mà muốn làm gấp thì cần có một khoản vốn đủ lớn. Cần phải có quỹ di dời trường hay các khoản vay ODA mới có thể đáp ứng về mặt vốn cho dự án. Nếu chúng ta vẫn làm theo cách truyền thống là quy hoạch rồi để đấy thì rất bất khả thi, như ĐH Quốc Gia Hà Nội và các trường ĐH vùng cũng đã vấp phải tình trạng này mà tới nay vẫn không thể giải quyết được.
Khi di dời, Bộ có tính đến những khó khăn cho công tác tuyển sinh và công tác giảng dạy?
Chúng tôi không nghĩ khi di dời các trường ĐH sẽ gặp khó khăn trong khâu tuyển sinh hay giảng dạy, mà ngược lại việc chuyển trường ra ngoại thành sẽ tạo một quỹ đất rộng lớn để trường có cơ hội phát triển lâu dài.
Một trường ĐH không thể chỉ có vài chục m2, thực tế trên thế giới đã có những trường rộng hàng trăm hecta. Vì vậy, các trường ĐH của chúng ta cần đổi mới để không chỉ hợp với chuẩn Việt Nam mà còn tiến tới hợp chuẩn quốc tế. Giáo viên và những người tham gia giảng dạy cũng nên ý thức được việc di dời các trường là chủ trương đúng. Các trường được di dời thành công sẽ có cơ hội mở rộng quy mô trường tạo nguồn lực để phát triển lâu dài hơn.
Chúng tôi cũng đã nghe ngóng qua những khó khăn của các trường, vì thế về phía Bộ chúng tôi cũng rất mong muốn chính phủ có cơ chế tạo điều kiện thuận lợi về giao thông đi lại, cho giáo viên, sinh viên.
Với một số trường ĐH có tính xã hội hoặc truyền thống văn hoá đặc thù, việc di dời các trường đã có tính đến yếu tố này không, thưa ông?
Hiện nay chúng tôi đương thảo luận và xây dựng các tiêu chí về di dời các trường ĐH, CĐ. Tuy nhiên đến thời điểm này thì vẫn chưa đưa ra được các tiêu chí cuối cùng, dự tính cuối tháng 2 này chúng tôi sẽ hoàn thành.
Nhiều trường cũng đã đề cập đến các vấn đề truyền thống, có những trường như trường ĐH Luật Hà Nội, ĐH Quốc Gia Hà Nội... đã đóng trong nội thành 100 năm. Do đó, chúng tôi cũng đã tính đến những tiêu chí này để đánh giá cho điểm. Tuy nhiên phải khẳng định Bộ chỉ quản lý về mặt chuyên môn còn về quy hoạch đất đai hoặc di dời trường nào thì do Bộ Xây dựng hoặc thành phố trực tiếp quản lý.
Như vậy, đến thời điểm này 12 trường dự kiến sẽ di dời cũng chưa chắc chắn đi hay không vì xét trên một số tiêu chí họ có thể bị loại ra?
12 trường đại học trong diện di dời vừa công bố là những trường dự trên tiêu chí của thành phố Hà Nội. Về phía Bộ GD-ĐT cũng chưa có ý kiến gì về các trường này. Bộ chỉ quản lý về mặt chuyên môn còn những tiêu chí quan trọng hơn về đất đai, quy hoạch thì các Bộ ban ngành và địa phương sẽ quy định.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Theo Dân Tr
Khi tôi là sinh viên Ngỡ rằng cuộc sống sinh viên sẽ rất gian nan, nhàm chán, nên khi nhập học, tôi hay hoài niệm về quãng đời học sinh. Nhưng dần dần, khi đã thích nghi được, tôi cảm thấy phấn chấn vô cùng. Bởi vì... Áp lực điểm số không còn Nhớ lại thời cấp 3, nhớ lại những buổi đêm dù buồn ngủ kinh khủng...