Điểm sàn năm nay không thấp hơn năm trước
Đó là những nhận định bước đầu của GS.TSKH Bùi Văn Ga, thứ trưởng Bộ GD&ĐT khi trao đổi với phóng viên sau khi đã kết thúc 2 đợt của kỳ thi ĐH năm 2011.
- Thưa thứ trưởng, năm nay đề thi được dư luận đánh giá là hay nhưng hơi khó. Liệu đây có phải là cách làm mới của Bộ trong việc ra đề?
Chủ trương quán triệt xuyên suốt của Bộ với Hội đồng ra đề thi là ra đề không quá khó, phức tạp, nội dung nằm trong chương trình phổ thông, chủ yếu lớp 12, đặc biệt nhấn mạnh tính phân loại, phân hóa cao để có phổ điểm thi hợp lý. Thí sinh đạt điểm tuyệt đối và điểm thấp dưới trung bình ít đi nhưng thí sinh đạt điểm trung bình có thể tăng lên. Như vậy, đầu vào của các trường rộng ra, các trường dễ dàng tuyển thí sinh vào ngành nghề phù hợp với yêu cầu của trường mình.
Video đang HOT
- Với mức độ phân hóa của đề thi năm nay, ông dự kiến điểm sàn của Bộ sẽ như thế nào?
Sau hai đợt thi, dư luận trong xã hội đều đánh giá đề thi có tính phân loại cao. Như vậy, đề thi đã đạt được mục tiêu đề ra. Do đó, số thí sinh đạt điểm ở ngưỡng cao và thấp sẽ giảm, số em có ở mức điểm thi ở mức trung bình nhiều hơn.
Như vậy, điểm sàn năm nay có thể là 15 -16 điểm, không thấp hơn so mọi năm. Nhưng kết quả như thế nào thì phải có đầy đủ thông số điểm thi, hội đồng điểm sàn của Bộ mới ra quyết định được.
- Sau 10 năm tổ chức thi 3 chung, Bộ GD&ĐT đã nghĩ tới sự thay đổi trong phương thức tuyển sinh không thưa ông?
Năm nay thực hiện Nghị quyết 11 của Quốc hội về đổi mới cơ bản, toàn diện giáo dục. Công tác đổi mới thi cử là công việc trọng tâm mà Bộ đặt ra. Đổi mới thi cử này song song với đổi mới cách học và cách thi ở bậc phổ thông.
Dự kiến từ nay 2015 sẽ có đổi mới và có lộ trình, có thời gian để các em phổ thông thay đổi cách học, thay đổi cho phù hợp. Vì vậy, Bộ sẽ từng bước công bố lộ trình đổi mới để các em có kỳ thi nhẹ nhàng, hiệu quả.
- Liệu trong năm tới, chúng ta có bỏ kỳ thi ĐH như hiện nay không thưa ông?
Hiện nay, mỗi năm chúng ta có 2 triệu lượt thí sinh ĐKDT ĐH,CĐ mà chúng ta chỉ có hơn 550.000 chỉ tiêu. Như vậy, nhu cầu thi đại học cao hơn 3 lần với chỉ tiêu chúng ta có. Do đó kỳ thi ĐH sẽ kéo dài trong nhiều năm tới.
Hiện tại Bộ đang thay đổi mở rộng mạng lưới ĐH, CĐ. Đến năm 2020 chúng ta có thể dành 1 triệu chỗ cho thí sinh vào đại học. Như vậy áp lực thi sẽ không còn, chúng ta chỉ còn tổ chức thi vào ĐH nghiên cứu tầm cao, đại học tinh hoa và kiểm soát được chất lượng đào tạo. Khi đó, chúng ta mới giải quyết được dứt điểm công tác thi tuyển sinh như bây giờ. Khi nhu cầu lớn hơn cung thì chúng ta vẫn phải duy trì tuyển sinh để đảm bảo chất lượng.
Theo VTC
Không dồn NV2, NV3 vào phút chót
GS.TSKH Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: "Nếu thí sinh thấy có những bạn khác cao điểm hơn mình nộp vào trường thì có thể rút ra và đăng ký trường khác hợp lý hơn. Quá trình này sẽ diễn ra từ từ trong suốt quá trình xét tuyển NV2, NV3 chứ không dồn vào phút chót".
Bên lề ngày hội tư vấn tuyển sinh 2011 vừa diễn ra tại Hà Nội, PV VTC News đã có cuộc trao đổi nhanh với Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga để tìm hiểu rõ hơn về điểm mới trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga (Ảnh: Phạm Thịnh)
Công khai NV2, NV3 trên website
- Năm nay, các thí sinh sẽ có được những thông tin nào mới nhất về kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2011, thưa Thứ trưởng?
Về cơ bản, kỳ thi tuyển sinh năm nay vẫn theo phương án 3 chung như trước đây không có thay đổi gì lớn. Tuy nhiên năm nay các trường phải công khai cả NV2, NV3 trên website của nhà trường. Năm nay, thời gian đăng ký NV2, NV3 sẽ được tăng lên 5 ngày để thí sinh có nhiều cơ hội lựa chọn hơn.
- Những thông tin các trường phải công khai trên website của nhà trường là gì thưa thứ trưởng?
Trước đây thí sinh nộp vào NV2, NV3 không biết mình có đỗ hay không thì nay thí sinh có thể phán đoán trước được có đạt hay không dựa trên những thông tin các trường phải công khai.
Những thông tin các trường phải công khai theo quy định của Bộ đó là họ tên thí sinh, điểm các môn dự thi, khối thi... và tất cả những thông tin đó phải được công khai toàn bộ và những thông tin đó thí sinh có thể xem trên trang website của trường đó. Như vậy, thí sinh có thể phán đoán xem mình có khả năng đỗ vào trường đó hay không.
- Bộ GD&ĐT yêu cầu các trường công khai NV2, NV3 trên trang web của các trường nhưng cũng có ý kiến cho rằng nếu làm thế đến ngày cuối cùng các thí sinh mới nộp vào hoặc rút ra sẽ gây ra sự lộn xộn. Vậy Thứ trưởng có ý kiến gì để không xảy ra tình trạng đó?
Bộ G&ĐT chủ trương công khai ngay từ đầu và việc các trường nhận được bao nhiêu hồ sơ sẽ được công bố từng ngày từng ngày một. Như vậy thí sinh sẽ phán đoán được mình có thể đạt vào trường đó hay không để nộp hồ sơ.
Như vậy thí sinh không phải để đến phút cuối mới nộp mà sẽ nộp từ từ như vậy. Trong quá trình xét tuyển NV2, NV3 các thí sinh có thể xem xét để nộp vào các trường mình có thể vào được.
Nếu sau đó thí sinh thấy có những bạn khác cao điểm hơn mình nộp vào trường thì có thể rút ra và đăng ký trường khác hợp lý hơn. Quá trình này sẽ diễn ra từ từ trong suốt quá trình xét tuyển NV2, NV3 chứ không dồn vào phút chót.
Tăng chỉ tiêu các ngành xã hội cần
- Thưa Thứ trưởng, hiện nay có sự bất hợp lý nào trong xu thế chọn trường của các thí sinh trước mùa tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011?
Hiện nay, số lượng sinh viên học tập ở những ngành kinh tế, quản lý đã tăng vọt so với dự kiến. Vì vậy, Bộ GD&ĐT hạn chế chỉ tiêu trong các ngành này và tăng chỉ tiêu vào các ngành hiện nay xã hội đang cần như khoa học công nghệ, nông lâm, hải sản... tất cả những ngành về khoa học xã hội.
- Hiện nay, các ngành nông lâm, thủy hải sản... rất khó tuyển đủ sinh viên. Vậy Bộ GD&ĐT có chính sách gì giúp cho những trường đó trong việc tuyển sinh không, thưa ông?
Hiện nay điều 33 trong quy chế tuyển sinh cho phép mở rộng ưu tiên cho những ngành khó tuyển, những ngành mà nhà nước đang cần nhưng học sinh không đăng ký thì sẽ mở rộng diện ưu tiện này ra.
Qua điều 33 mở rộng diện về khu vực và ngành nghề ưu tiên, còn đối với các ngành kinh tế, luật đã vượt quá xa so với dự kiện chỉ tiêu nên bộ sẽ không tăng thêm chỉ tiêu cho các ngành này. Đối với các ngành công nghệ thông tin, nông lâm thủy sản bộ sẽ tăng chỉ tiêu và sẽ tạo điều kiện cần thiết để các trường này tuyển được thí sinh. Ví dụ thông qua việc công khai NV2, NV3 cũng là cơ hội để các trường này tuyển được thí sinh.
- Thứ trưởng có lời khuyên gì dành cho các thí sinh trong mùa tuyển sinh năm nay?
Điều quan trọng nhất để chọn trường thi và ngành học là dựa trên năng lực và sở thích của mình. Những trường có yêu cầu cao đòi hỏi thí sinh phải có học lực giỏi mới có thể vào được, còn đa số học sinh có học lực trung bình thì nên chọn những trường có yêu cầu phù hợp.
Đặc biệt thí sinh cần xem trường đó tuyển sinh theo trường theo tuyển sinh theo ngành. Tuyển sinh theo trường tức là tuyển vào trường sau đó mới phân ngành, còn có những trường tuyển sinh theo từng ngành một, điểm để vào mỗi ngành cũng khác nhau. Vì thế thí sinh đậu hay rớt cũng chỉ ở ngành đó thôi. Thí sinh cần xem xét cân nhắc kỹ lưỡng để thí sinh có những cơ hội đủ điểm để vào trường đó.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Theo VTC
Các địa điểm thi nên có người trông giữ ĐTDĐ Trong buổi đi kiểm tra công tác chuẩn bị của các địa điểm thi ở TP.HCM, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga nhấn mạnh, đợt 1 vẫn còn hiện tượng thí sinh mang điện thoại di động vào phòng thi mặc dù không sử dụng. Ghi nhận của PV VTC News tại một số hội đồng thi, con số thí sinh phải...