Điểm nổi bật, đáng lưu ý của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 có điểm mới là điểm ưu tiên khu vực có sự thay đổi, điểm xét tuyển giảm, bỏ điểm sàn xét tuyển vào ĐH.
ảnh minh họa
Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 có một số điểm mới như: điểm ưu tiên khu vực có sự thay đổi, điểm xét tuyển năm nay được làm tròn tới 2 chữ số thập phân, bỏ điểm sàn xét tuyển vào ĐH…
Để giúp thí sinh chọn trường, ngành học phù hợp với năng lực, bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) giải thích rõ hơn về những điểm mới của kỳ thi năm nay.
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT)
Điểm ưu tiên, xét tuyển giảm mạnh
PV: Xin bà cho biết những điểm mới của kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Những thay đổi của quy chế tuyển sinh năm nay không nhiều. Nhìn chung, các quy chế tuyển sinh năm nay giữ ổn định như năm 2017, chỉ có một số thay đổi.
Thứ nhất, điểm ưu tiên khu vực được giảm đi 50% so với mức 2017 trở về trước.
Như vậy, từ năm 2018 điểm ưu tiên khu vực được cộng cao nhất là 0,7 điểm thay vì 1,5 điểm như năm 2017. Độ chênh lệch giữa các vùng miền không còn cao nữa thì mức điểm này hạ xuống để phù hợp với mức độ phát triển của các vùng cao, vùng xa, vùng khó khăn.
Video đang HOT
Thứ hai, Bộ GD-ĐT sẽ không quy định điểm sàn hay ngưỡng đảm bảo chất lượng vào các trường ĐH, trừ các ngành đào tạo giáo viên. Quyền này được trao cho các trường, các trường được tự chủ, xác định ngưỡng đầu vào cho nó hợp với chính sách tuyển sinh, chính sách chất lượng của từng trường.
Thứ ba, điểm xét tuyển năm nay được làm tròn tới 2 chữ số thập phân nên các em cần chú ý để giành từng điểm một.
Thứ tư, các trường phải công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm sau một năm tốt nghiệp của 2 năm trước, đó là thông tin hữu ích cho các em để biết rằng ngành nào, trường nào ngành đó có chất lượng, phù hợp với bản thân.
Năm nay, điểm thi của thí sinh được làm tròn đến hai chữ số thập phân (ảnh minh họa)
Không có chuyện phải đạt 5 điểm/môn mới đỗ tốt nghiệp THPT
PV: Có thông tin cho rằng, theo quy chế thi THPT quốc gia năm 2018 vừa được Bộ GD-ĐT công bố, thí sinh phải đảm bảo mỗi môn thi thành phần phải đạt 5 điểm trở lên mới đủ điều kiện để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Liệu cách hiểu này có đúng không và bà có thể giải thích rõ hơn về điều này?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Quy chế thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp THPT năm 2018 hầu như không có thay đổi so với năm 2017. Trong đó, về điều kiện xét công nhận tốt nghiệp không có chuyện yêu cầu mỗi môn thi thành phần của thí sinh phải đạt mức tối thiểu 5 điểm. Mức điểm xét tốt nghiệp là 5 được tính là điểm trung bình các môn thi THPT quốc gia (đăng ký để xét tốt nghiệp) cộng với điểm trung bình các môn học lớp 12 chia cho 2 và cộng với điểm ưu tiên. Như vậy, không có chuyện thi THPT quốc gia phải đạt 5 điểm một môn mới đỗ tốt nghiệp như mạng xã hội đưa thông tin.
Thí sinh chỉ được 1 lần thay đổi nguyện vọng
PV: Năm nay, việc đăng ký thi và thay đổi nguyện vọng của thí sinh được tiến hành như thế nào, thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Bộ GD-ĐT cũng đang lên kế hoạch dự kiến để các thí sinh đăng ký dự thi THPT quốc gia từ 1 – 20/4/2018. Thời gian điều chỉnh nguyện vọng dự kiến là từ 18 – 26/7/2018 sau khi cập nhật đầy đủ dữ liệu về điểm thi, tương quan điểm thi thì các thí sinh sẽ được điều chỉnh nguyện vọng.
Năm nay, thí sinh vẫn chỉ trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất và đó là nguyện vọng ưu tiên cao nhất của thí sinh. Ví dụ, một em thí sinh đăng ký 7 nguyện vọng. Trong đó, thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 4, nguyện vọng 6, nguyện vọng 7. Vậy thí sinh sẽ chỉ được nhập học vào nguyện vọng 4, đó là nguyện vọng ưu tiên cao nhất của em thí sinh này.
Năm nay, thí sinh chỉ được 1 lần thay đổi nguyện vọng (ảnh minh họa)
Thí sinh cần tìm hiểu kỹ ngành học phù hợp với nguyện vọng
PV: Bà đưa ra lời khuyên như thế nào cho các thí sinh trong quá trình đăng ký, thay đổi nguyện vọng xét tuyển vào các trường ĐH?
Bà Nguyễn Thị Kim Phụng: Từ năm trước thì các thí sinh được đăng ký nguyện vọng không giới hạn, mỗi em có suy nghĩ, định hướng, phạm vi cũng như lựa chọn của mình. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, vấn đề không nằm ở việc đăng ký bao nhiêu nguyện vọng mà quan trọng là các em có được những thông tin thiết thực, ý nghĩa trực tiếp với nguyện vọng mình hay không.
Các em có hiểu ngành học, năng lực, nguyện vọng, sở trường của mình như thế nào để chọn những ngành học phù hợp không? Nếu mà các em có đầy đủ thông tin thì các em nên chọn trong khoảng từ 3-5 nguyện vọng.
Trong những nguyện vọng đó, sẽ có những nguyện vọng thấp hơn năng lực của các em, cũng có những nguyện vọng đúng với năng lực các em để tăng tỷ lệ trúng tuyển.
Tuy nhiên, cũng có những nguyện vọng cao hơn các em một chút thì giúp các em có định hướng phấn đấu. Nếu hiểu rõ các nguyện vọng đó thì tôi tin chỉ cần 3-5 cùng lắm là 6 thì các em có thể xác định được khả năng trúng tuyển cao.
Thực tế trong những năm qua, mức trung bình thì 50-70% các em đăng ký trong khoảng 3-5 nguyện vọng.
Theo VOV
Thực hư chuyện 5 điểm một môn thi mới đỗ tốt nghiệp?
Trên mạng xã hội mấy ngày qua xuất hiện thông tin theo quy chế thi THPT quốc gia năm 2018 vừa được Bộ GD& ĐT công bố, thí sinh phải đảm bảo mỗi môn thi thành phần đạt 5 điểm trở lên mới đủ điều kiện để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Có hay không có việc này?
ảnh minh họa
Theo bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học Bộ GD& ĐT, quy chế thi THPT quốc gia và xét tốt nghiệp THPT năm 2018 hầu như không có thay đổi so với năm 2017.
"Trong đó, về điều kiện xét công nhận tốt nghiệp hoàn toàn không có chuyện yêu cầu mỗi môn thành phần của thí sinh phải đạt mức tối thiểu 5 điểm"- bà Phụng khẳng định.
Bà Phụng cho rằng, không có quy định 5 điểm/môn thành phần mới đỗ tốt nghiệp. Quy định này vẫn được giữ nguyên. Tức là, điểm để được xét tốt nghiệp (điểm đỗ tốt nghiệp) vẫn là 5,0 điểm - đó là điểm trung bình của các môn thi THPT quốc gia cộng với điểm trung bình năm học lớp 12, sau đó chia cho 2, rồi cộng với điểm ưu tiên.
"Công thức năm nay cũng giống như các năm trước, không có gì khác. Điểm này chỉ sửa về mặt kỹ thuật, nên các em không phải lo lắng về nội dung này"- bà Phụng nói.
Trong phương án thi THPT Quốc gia năm 2018 đã được Bộ GD&ĐT công bố, đề thi năm nay của của thí sinh sẽ không còn chỉ nằm trong chương trình lớp 12 mà có cả lớp 11.
Kỳ thi THPT quốc gia 2018 sẽ gồm 5 môn thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Trong đó, 3 bài thi là bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học tự nhiên hoặc bài thi Khoa học xã hội. Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh có thể chọn một trong các thứ tiếng là Anh, Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật.
Đối với hệ giáo dục thường xuyên sẽ phải trải qua 2 bài thi bắt buộc gồm: Toán, Ngữ văn và một bài thi tự chọn là Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc bài thi Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý).
Được biết, Bộ GD&ĐT đang xây dựng ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa, nâng cao độ phân hóa của đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông hiện hành và từng bước định hướng nội dung theo lộ trình triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới.
Theo TPO
Tuyển sinh 2018: Thí sinh chỉ nên đăng ký từ 3-5 nguyện vọng Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho rằng, nếu thí sinh đã đủ thông tin để lựa chọn ngành, chỉ nên đăng ký xét tuyển từ 3-5 nguyện vọng. Trong đó, có những nguyện vọng thấp hơn một chút so với năng lực tự đánh giá của các em để đề...