Điểm mới tại đề án cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của Bộ GD&ĐT gửi Chính phủ
Bộ GD&ĐT vừa có đề án cơ cấu giáo dục quốc dân gửi Chính phủ. Theo đó, hệ thống giáo dục được thiết kế theo hướng đơn giản hóa luồng di chuyển của người học.
Thưởng Tết: Trường vài triệu, trường chỉ nửa cân cá khôKhi cỗ máy giáo viên ỳ ạch, già nua, suốt ngày kể khổ, kể mệt nhọc thì…Tăng mức cho vay đối với học sinh, sinh viên
Ngoài việc thiết kế theo hướng đơn giản hóa các luồng di chuyển của người học trong hệ thống; còn tạo điều kiện cho người học có thể dễ dàng chuyển đổi (cần hoặc không cần điều kiện bổ sung) giữa chương trình, trình độ đào tạo; người dân có cơ hội tích luỹ kiến thức và học tập suốt đời.
Đảm bảo tính tương thích với các hệ phân loại giáo dục chung của quốc tế và đảm bảo tính so sánh được của các trình độ, các loại văn bằng.
Theo tờ trình, giáo dục cơ bản là 9 năm thống nhất cho mọi địa bàn, mọi nhóm đối tượng; THPT là 3 năm, học sinh có thể lựa chọn 3 luồng chính là định hướng chung (có tính hàn lâm/ khoa học như hiện nay), định hướng kỹ thuật/công nghệ, hay định hướng năng khiếu (nghệ thuật, thể thao).
Khung cơ cấu giáo dục quốc dân do Bộ GD&ĐT xây dựng trình Chính phủ.
Phương án hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân được đề xuất gồm có: Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục bậc cao; giáo dục thường xuyên – học tập suốt đời.
Giáo dục phổ thông cơ bản không thay đổi, gồm: Tiểu học 5 năm; THCS 4 năm; THPT 3 năm. Giáo dục tiểu học và THCS (9 năm) chỉ có một luồng là giáo dục cơ bản.
Video đang HOT
Bậc THPT có 3 luồng, gồm: định hướng chung (có tính hàn lâm/ khoa học như hiện nay), định hướng kỹ thuật/ công nghệ, hay định hướng năng khiếu (nghệ thuật, thể thao).
Giáo dục bậc cao gồm: đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Trong đó, đại học học từ 3-4 năm phân thành 3 luồng: Định hướng nghiên cứu; Định hướng ứng dụng; Định hướng thực hành. Thạc sĩ từ 1 – 2 năm, phân thành 2 luồng: Định hướng nghiên cứu; Định hướng ứng dụng…
Giáo dục nghề nghiệp gồm: Đào tạo sơ cấp 1 – 3; Trung cấp 3 năm (để đảm bảo khối lượng kiến thức phổ thông tối thiểu tương đương THPT); Cao đẳng 2 – 3 năm.
Khung cơ cấu do 3 Hiệp hội phối hợp đề xuất.
Vậy, theo khung chương trình này có gì mới so với trước kia? Theo đó, giáo dục phổ thông không có thay đổi gì về cấu trúc so với Luật Giáo dục 2005 và Luật sửa đổi một số điều của Luật giáo dục 2009.
Cơ cấu mới đề nghị khẳng định rõ tính phân luồng trong giáo dục THPT thông qua xác định các hướng chuyên sâu cho học sinh THPT là định hướng chung, định hướng kỹ thuật/công nghệ, hay định hướng năng khiếu.
Học sinh muốn tham gia thị trường lao động sớm có thể theo học các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp và trung cấp của giáo dục nghề nghiệp.
Giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp không thay đổi về tên các trình độ và phân tầng giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học nhưng có điều chỉnh về thời gian đào tạo trình độ đại học (đề xuất 3-4 năm khác với quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật giáo dục: 4 – 6 năm) và trình độ tiến sĩ (đề xuất 3 – 4 năm khác với quy định tại khoản 4 Điều 38 Luật giáo dục: 2 – 4 năm).
Trao đổi với chúng tôi về khung hoàn thiện cơ cấu giáo dục quốc dân mà Bộ GD&ĐT có tờ trình vừa qua, ông Lê Viết Khuyến -Nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng, khung hệ thống giáo dục Việt Nam mới do Bộ GD&ĐT đề nghị có khá nhiều nét tương đồng với Hệ thống giáo dục Việt Nam do Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, Hội khuyến học Việt Nam và Hiệp hội Vì giáo dục cho mọi người kiến nghị trước đây.
Theo ông Khuyến, khung cơ cấu chỉ chủ yếu tập trung ở các mảng giáo dục cơ bản (bao gồm giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở) và mảng giáo dục đại học. Riêng khu vực giáo dục giữa giáo dục đại học và giáo dục trung học cơ sở còn nhiều bất hợp lý, lẫn lộn.
Sơ đồ không nêu rõ điều kiện đầu vào của các trình độ cũng như không chỉ ra căn cứ để liên thông lên cao đẳng (liệu có giống Luật Giáo dục nghề nghiệp hay không?).
TS. Khuyến băn khoăn, trung học kỹ thuật với cấu trúc có thể tới 80% nội dung về văn hóa nên chỉ mang tính hướng nghiệp cho học sinh, do đó chỉ được xem như một chuyên ban của Trung học phổ thông, không phải là một luồng khác với Trung học phổ thông.
Theo giaoduc.net.vn
Phát triển văn hóa đọc trong trường học
Trong ngày cuối cùng của năm 2015, Bộ GD&ĐT ban hành công văn đề nghị các sở giáo dục đẩy mạnh phát triển văn hóa đọc trong nhà trường.
Công văn của Bộ GD&ĐT đề nghị các sở giáo dục chủ động, tích cực triển khai việc phát triển văn hóa đọc trong trường học và cộng đồng; thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học trong trường phổ thông, đồng thời thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện và tập hợp những kiến nghị, đề xuất gửi về Bộ GD&ĐT.
Học sinh thảo luận trong giờ tự học. Ảnh minh họa.
Trong công văn, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nêu 10 việc cần làm nhằm phát triển hệ thống thư viện trường học mới.
Trong đó, đáng chú ý là việc đánh giá học sinh qua các dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật... thay cho các bài kiểm tra, đồng thời tận dụng nguồn thông tin ngoài sách giáo khoa từ thư viện, rèn năng lực tự học bằng cách đọc tài liệu bên ngoài.
Việc này nhằm thúc đẩy phong trào tự học, hình thành thói quen đọc của học sinh; đồng thời khuyến khích các em tìm hiểu, thực hành hoạt động nghiên cứu khoa học và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào thực tiễn.
Nhà trường sẽ phải tăng cường trao đổi với cha mẹ để thống nhất quy định về thời gian đọc sách tại trường (thư viện), ở nhà; lựa chọn, giới thiệu những cuốn sách thiết thực, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, phù hợp mục tiêu giáo dục.
Công văn cũng yêu cầu đổi mới cách thức tổ chức và hoạt động thư viện trường học bằng nhiều hình thức như thư viện xanh, thư viện thân thiện, thư viện điện tử...; Sẽ có quy định về thời gian đọc sách tại trường (thư viện), ở nhà, trong đó có thời gian cha mẹ đọc sách cùng con
Học sinh phổ thông được tham gia các câu lạc bộ nghiên cứu khoa học với cơ cấu tổ chức linh hoạt, chương trình và hình thức hoạt động đa dạng. Nhà trường cũng cần chú trọng việc đánh giá học sinh thông qua dự án học tập, sản phẩm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật... thay cho các bài kiểm tra.
Năm 2015 chứng kiến nhiều nỗ lực của xã hội trong việc thúc đẩy văn đọc và khả năng nghiên cứu khoa học của học sinh. Có thể kể đến chương trình "sách hóa nông thôn" bền bỉ của anh Nguyễn Quang Thạch, với mục đích 300.000 tủ sách trên toàn quốc vào năm 2017, giúp 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc. Gần đây, các kỳ thi nghiên cứu khoa học được tổ chức trong trường phổ thông, 18 sáng kiến khoa học của học sinh được giải cấp thành phố ở TP HCM là minh chứng cho nhu cầu tự học trong nhà trường.
Tuy nhiên, thực trạng văn hóa đọc vẫn còn nhiều điểm đáng báo động. Theo thống kê của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, mỗi người dân Việt Nam đọc chỉ 0,8 bản sách/năm trong khi bình quân một người Pháp đọc 15 quyển sách/năm; người Mỹ đọc 12 quyển/năm.
Theo Zing
Bộ GD&ĐT, Bộ Quốc phòng phối hợp chặt chẽ trong công tác GD&ĐT Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga phát biểu tại Hội nghị GD&TĐ - Chiều nay (9/12), tại Hà Nội, GS.TSKH. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga dự Hội nghị giao ban giữa Bộ GD&ĐT với Bộ Quốc phòng về công tác giáo dục, đào tạo trong Quân đội năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016. Dự Hội nghị có...