Điểm mặt những quốc gia là “công xưởng” của Samsung trên thế giới
Có thể nhiều người từng thắc mắc, những chiếc smartphone Samsung chúng ta dùng hàng ngày được sản xuất từ quốc gia nào? Câu trả lời sẽ được giải đáp ngắn gọn trong bài viết này.
Samsung là nhà sản xuất smartphone số 1 thế giới và mỗi năm hãng điện tử Hàn Quốc xuất xưởng khoảng 300 triệu chiếc smartphone. Với con số này, thật khó để tưởng tượng, mạng lưới sản xuất của Samsung lớn tới cỡ nào.
Công ty hiện đang có nhiều nhà máy ở một số quốc gia. Tuy nhiên ngay cả khi smartphone Galaxy được sản xuất ở nhiều quốc gia, sự khác biệt gần như là không có vì Samsung luôn có một tiêu chuẩn duy nhất cho tất cả các nhà máy. Dưới đây sẽ là danh sách các quốc gia có nhà máy sản xuất smartphone của Samsung:
Trung Quốc
Hẳn nhiều người sẽ nghĩ rằng Trung Quốc là công xưởng của thế giới nên cũng sẽ là nơi sản xuất hầu hết smartphone Galaxy của Samsung. Thực tế trước đây là vậy nhưng bây giờ thì không.
Trung Quốc cũng là nơi sản xuất phần lớn iPhone trên thế giới và hầu hết smartphone Android.
Tuy nhiên Samsung đã đóng cửa hai nhà máy sản xuất smartphone của hãng tại Trung Quốc từ năm ngoái. Nhà máy cuối cùng phải đóng cửa nằm ở Huệ Châu. Bắt đầu từ năn 2019, Samsung không còn sản xuất bất cứ chiếc smartphone nào tại Trung Quốc. Đơn giản vì thị phần của hãng tại thị trường này chỉ còn dưới 1% và Samsung cũng không còn đặt ưu tiên cho thị trường này như trước kia nữa. Đó là lý do khiến Samsung dừng tất cả mọi nhà máy và chuyển sang các quốc gia khác.
Việt Nam
Việt Nam đang nổi lên là đại bản doanh mới của Samsung khi hãng có tới hai cơ sở sản xuất ở Việt Nam, một nằm ở Bắc Ninh và hai ở Thái Nguyên. Hai nhà máy của Samsung tham gia sản xuất smartphone, máy tính bảng và cả thiết bị đeo. Sản lượng thiết bị xuất xưởng mỗi năm ở hai nhà máy này lên tới 120 triệu chiếc/năm. Samsung thường sản xuất dòng Galaxy S, Galaxy Note và cả Galaxy Watch tại Việt Nam.
Hiện tại hãng điện tử Hàn Quốc đang tìm hiểu đầu tư thêm một nhà máy khác ở Việt Nam. Một thông tin bổ sung là hầu hết các sản phẩm cung ứng cho thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu đều được sản xuất tại Việt Nam.
Ấn Độ
Ấn Độ không chỉ có nhà máy sản xuất di động lớn nhất của Samsung mà còn là bộ phận sản xuất di động lớn nhất trên thế giới, nếu xét về quy mô sản xuất.
Video đang HOT
Năm 2017, Samsung đã đầu tư khoảng 620 triệu USD cho nhà máy tại Ấn Độ nhằm nâng cao gấp đôi sản lượng smartphone. Tới năm 2018, Samsung cũng khánh thành nhà máy mới ở Noida, tiểu bang Uttar Pradesh. Năng lực sản xuất của nhà máy này hiện là 120 triệu chiếc/năm.
Các nhà máy của Samsung tại đây đảm nhiệm phần lớn nguồn cung smartphone Galaxy cho thị trường Ấn Độ. Đây là một trong những thị trường smartphone sinh lời nhất của Samsung. Với mức thuế nhập khẩu cạnh tranh, những chiếc smartphone Samsung khi được gia công tại Ấn Độ sẽ có mức giá cạnh tranh tốt hơn nhiều các đối thủ.
Samsung đa số sản xuất dòng smartphone Galaxy M và Galaxy A-series tại đây. Số smartphone này có thể bán tại thị trường Ấn Độ hoặc xuất sang các thị trường như Châu Âu, Châu Phi và Tây Á.
Hàn Quốc
Tất nhiên ngoài các quốc gia khác, Samsung cũng có cơ sở sản xuất đặt tại chính quê nhà. Các nhà máy ở đây được hưởng lợi vì gần nguồn cung linh kiện từ các công ty con trong tập đoàn Samsung. Tuy nhiên nhà máy sản xuất smartphone tại Hàn Quốc chỉ chiếm chưa đến 10% tổng lượng smartphone toàn cầu của Samsung.
Hầu hết smartphone sản xuất tại nhà máy này chủ yếu phục vụ cho thị trường nội địa.
Brazil
Ít ai ngờ rằng, Samsung cũng có một cơ sở sản xuất ở vùng Nam Mỹ xa xôi. Samsung hiện đang vận hành một nhà máy sản xuất ở Brazil. Cơ sở này được thành lập vào năm 1999 và đang có hơn 6 ngàn công nhân làm việc tại đây.
Nhà máy đặt tại Brazil có nhiệm vụ sản xuất và phân phối phần lớn smartphone cho thị trường Mỹ La Tinh.Với việc Braizil áp thuế nhập khẩu cao khiến cho việc có một nhà máy sản xuất tại đây giúp ích rất lớn cho Samsung trong việc hạ giá bán và tăng khả năng cạnh tranh.
Indonesia
Indonesia cũng là một quốc gia đặt nhà máy sản xuất của Samsung. Đây là một trong những bước đi mới nhất của hãng điện tử Hàn Quốc.
Nhà máy sản xuất đầu tiên của Samsung ở Indonesia khánh thành vào năm 2015 có công suất sản xuất khoảng 800 ngàn chiếc/năm. Sản lượng này đủ để cung cấp cho nhu cầu của thị trường đông dân thứ 4 thế giới.
Ưu tiên sản xuất của Samsung đang thay đổi như thế nào?
Thị trường smartphone đã thay đổi đáng kể trong suốt thập kỷ qua. Các nhà sản xuất smartphone Trung Quốc đang gây sức ép lớn tới các ông lớn trên thị trường như Samsung hay Apple.
Sự xuất hiện của các hãng smartphone Trung Quốc trải dài từ phân khúc giá rẻ tới cao cấp buộc các hãng như Samsung và Apple phải thay đổi chiến lược tiếp cận khách hàng và quyết liệt quảng cáo hơn.
Một thay đổi đáng kể trong ưu tiên sản xuất của Samsung, đó là việc ra mắt Galaxy A6s vào năm 2019. Mẫu smartphone này không do Samsung sản xuất mà là kết quả hợp tác với một bên thứ ba (ODM: Hãng thiết kế và chế tạo sản phẩm theo đơn hàng). Sẩn phẩm nhắm tới thị trường Trung Quốc.
Giải pháp ODM giúp Samsung có thể cải thiện đáng kể tỷ suất lợi nhuận trên các thiết bị giá rẻ. Hiện tại, Samsung dự kiến sẽ sản xuất khoảng 69 triệu chiếc smartphone theo mô hình ODM trong thời gian tới.
Việc chuyển sang mô hình ODM đồng nghĩa với việc Samsung sẽ không thể tối ưu được năng lực sản xuất của các nhà máy. Tuy nhiên điều đó không phải là vấn đề khi những chiếc smartphone này vẫn sẽ góp phần làm tăng doanh số và thị phần smartphone của Samsung.
Vậy một chiếc smartphone chính gốc Samsung được sản xuất tại đâu?
Có quan niệm sai lầm cho rằng, smartphone chính gốc của Samsung là phải dựa vào quốc gia sản xuất. Tuy nhiên thực tế tất cả smartphone sản xuất tại các nhà máy của Samsung hoặc các đối tác ODM đều là bản gốc. Không quan trọng sản phẩm được sản xuất tại Hàn Quốc hay Brazil hoặc một chiếc smartphone lắp ráp tại Việt Nam cũng sẽ không tốt hơn ở Indonesia.
Đó là bởi các nhà máy này chỉ tham gia lắp ráp và hoàn thiện thiết bị chứ không phải là thiết kế sản phẩm. Nhà máy là nơi vận hành dây chuyền xử lý, gia công và lắp ráp linh kiện thành thiết bị cuối cùng. Do đó hãy yên tâm rằng, mọi quy trình sản xuất và chất lượng đều được đồng bộ giữa mọi nhà máy nên bạn không cần lo lắng về xuất xứ của những chiếc smartphone Galaxy.
Theo GenK
TV Samsung trải qua 145 bài 'thử lửa' mới về đến nhà bạn
TV Samsung trước khi được xuất xưởng, đến tay người dùng phải vượt qua 145 bước kiểm tra nghiêm ngặt đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, độ bền.
Thông qua video 60 giây, Samsung công bố quy trình kiểm tra chất lượng khắc nghiệt các dòng TV tại nhiều nhà máy trên thế giới.
Theo hãng, những bài kiểm tra mô phỏng các tình huống có thể xảy ra trong thực tế và được nhân cường độ lên nhiều lần. Từ đó, nhà sản xuất đo lường những tác động của môi trường lên thiết bị để tìm cách tối ưu khả năng chịu đựng, đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như sự an toàn của người dùng.
Theo đó, TV Samsung phải trải qua bài kiểm tra về nhiệt độ và độ ẩm để đảm bảo thiết bị có thể thích nghi và hoạt động tốt ở vùng thời tiết khô, lạnh hay nóng, ẩm. Điều đó nghĩa là người dùng tại Việt Nam sẽ sử dụng TV Samsung có chất lượng đồng nhất với các thị trường Mỹ, Châu Âu hay bất cứ đâu trên thế giới. Thậm chí, nhà sản xuất cũng đưa ra những tình huống xấu như sốc điện và sét để chắc chắn TV có khả năng chịu đựng tốt và đảm bảo an toàn cho người dùng.
Hình ảnh từ đoạn clip miêu tả khả năng chống dòng điện mạnh, chống sét của TV.
Ở các bước kiểm tra chất lượng hiển thị, một chiếc TV được đặt trong những điều kiện sáng tối khác nhau nhằm kiểm tra độ tương phản, khả năng hấp thụ ánh sáng để hình ảnh vẫn sắc nét, không lóa hay phản chiếu môi trường. Đồng thời, sản phẩm cũng có khả năng tự động điều chỉnh độ sáng trong điều kiện môi trường phòng tối, cho hình ảnh dịu nhẹ, nhằm giảm độ điều tiết của mắt, thân thiện với người dùng hơn.
Cũng trong chuỗi kiểm tra chất lượng hiển thị kéo dài 72 tiếng, Testlab đã chứng nhận TV QLED của Samsung không có hiện tượng lưu ảnh, còn gọi là burn-in, cho chất lượng hiển thị tốt, hình ảnh sống động.
Đoạn TVC được tung ra trong chiến dịch "Tất cả vì bạn" nhân kỷ niệm 50 năm TV Samsung sáng tạo công nghệ và 13 năm dẫn đầu doanh số trên toàn cầu. Thông qua chiến dịch, hãng công nghệ Hàn Quốc muốn truyền tải thông điệp những nỗ lực cải tiến công nghệ, tính năng, thiết kế trên TV Samsung đều nhằm mang đến trải nghiệm hình ảnh, âm thanh tốt hơn cho người dùng.
TV Samsung đã tạo được những dấu ấn đáng nể như: Trình làng TV LCD Bordeaux và khởi xướng phong cách thiết kế TV mới mẻ, TV màn hình phẳng mỏng nhất thế giới, TV 3D FHD đầu tiên trên thế giới, Smart TV đầu tiên... Trong năm nay, Samsung đã thiết lập kỷ lục khi trình làng TV QLED 8K lớn nhất thế giới với kích thước 98 inch. Và gần đây nhất là chiếc TV 8K 55 inch của hãng cũng đạt giải TV tốt nhất tại IFA 2019.
TV QLED của Samsung có kho nội dung chất lượng cao khổng lồ giúp nâng cao trải nghiệm nghe nhìn tại nhà.
Tiếp đó, Samsung cũng trang bị cho dòng TV QLED 8K AI Upscaling khả năng tái tạo hình ảnh lên chất lượng gần
8K nhất. Hãng hợp tác với Apple để mang Apple TV, kho nội dung từ iTunes, tính năng Air Play 2 cho dòng smart TV của mình. Với những nỗ lực đó, TV QLED của Samsung sở hữu kho nội dung chất lượng cao, nâng cao trải nghiệm giải trí tại nhà cho người dùng.
Theo zing
Samsung Display định chi 11 tỷ USD nâng cấp nhà máy sản xuất LCD Samsung Display dự định đầu tư 13.000 tỷ won (11 tỷ USD) nâng cấp một nhà máy sản xuất màn hình tinh thể lỏng (LCD) tại Hàn Quốc để có thể chế tạo các màn hình tiên tiến hơn. Samsung Display là một đơn vị thuộc hãng điện tử Samsung Electronics Co.. Theo các nguồn tin trong ngành, Samsung Display - một đơn...