Điểm mặt chỉ tên những loại mỹ phẩm là “kẻ thù” của da mặt
Kem dưỡng thể, dầu gội đầu, serum dưỡng tóc, thuốc nhuộm tóc,… là những mỹ phẩm có thể khiến da mặt bị dị ứng hay nổi mụn.
Mỗi loại mỹ phẩm đặc chế đều được sản xuất theo một mục đích và có những công dụng riêng để đáp ứng “nhu cầu” của từng vùng trên cơ thể. Do đó, không nên để cho những loại mỹ phẩm sau đây dính lên da mặt vì chúng không được “thiết kế” phù hợp với đặc tính của vùng da này, nếu mắc phải sai lầm này cũng có nghĩa đang tự tàn phá và hủy diệt làn da của mình.
Keo xịt tóc
Trong thành phần của keo xịt tóc có chứa thành phần của keo và chất cồn sẽ khiến da bị khô, dễ bị khử nước và tăng nguy cơ lão hóa. Hơn nữa, nếu kẹo xịt tóc dính vào da sẽ làm tăng nguy cơ da bị ngứa rát, mẩn đỏ và thô ráp. Chính vì thế khi dùng keo xịt tóc không nên xịt quá xa mái tóc sẽ khiến những hạt kẹo li ti dễ bám vào da.
Lăn khử mùi chỉ thích hợp khi dùng dưới vùng nách để khống chế lượng mồ hôi tiết ra trên nách và khử mùi khó chịu ở vùng nách. Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng tính năng này của lăn khử mùi nên đã dùng nó với mục đích khống chế lượng kem, mỹ phẩm tan chảy trên khuôn mặt. Việc làm sai lầm này sẽ khiến các lỗ chân lông bị bít lại, làn da không thể hô hấp và trao đổi chất, tăng nguy cơ viêm lỗ chân lông, xuất hiện mụn trứng cá trên khuôn mặt.
Da mặt là vùng nhạy cảm rất kén mỹ phẩm
Thuốc nhuộm tóc
Thuốc nhuộm tóc có chứa những thành phần hóa học độc hại, có thể khiến cho làn da bị kích ứng, mẩn đỏ và ngứa rát. Vì thế ngay cả khi nhuộm tóc các chuyên gia cũng khuyến cáo không nên để thuốc nhuộm tóc bám vào da đầu để hạn chế những hệ lụy xấu. Với những vùng da mặt, đặc biệt là vùng da quanh mắt là khu vực rất nhạy cảm, không nên để thuốc nhuộm tóc tiếp xúc sẽ gây tổn hại.
Dầu gội đầu
Dầu gội đầu có chứa hoạt tính làm sạch tóc, loại bỏ bụi bẩn và dầu nhờn bám trên mái tóc, thành phần của nó khác xa với những sản phẩm chăm sóc da mặt. Nếu để dầu gội đầu dính vào da mặt sẽ khiến da bị khô, dễ nứt nẻ và tăng nguy cơ lão hóa da.
Dấm
Dấm có thể được sử dụng như một loại toner làm sạch da, tuy nhiên trên thị trường có nhiều sản phẩm khác tốt hơn cho khuôn mặt. Hơn nữa, dấm có mùi khá mạnh và có thể đốt cháy khuôn mặt nếu người dùng sở hữu làn da nhạy cảm.
Chất khử mùi
Video đang HOT
Chất khử mùi giúp vùng da dưới cánh tay được thông thoáng không có nghĩa nó có thể làm việc hiệu quả cho bất kỳ khu vực nào trên khuôn mặt. Không nên lầm tưởng chất khử mùi sẽ giữ lớp trang điểm lâu hơn khi toát mồ hôi vào những ngày nắng nóng.
Sơn móng tay
Nhiều người dùng sơn móng tay để cố gắng vẽ lên mặt mình những hình thù xinh xắn, nhưng đừng làm như vậy. Nó có chứa phân tử acrylic có thể làm khô da. Nên nhớ, sơn móng tay chỉ dùng để sơn móng tay mà thôi.
Mayonnaise
Mayonnaise thường có trong các sản phẩm dưỡng ẩm và mặt nạ DIY. Tuy nhiên, các thành phần trong mayonnaise có tính axit và có thể gây tắc nghẽn da, gây bức bí lỗ chân lông khiến da mọc mụn và dị ứng.
Trong số các loại mỹ phẩm, dầu gội đầu khi tiếp xúc với da mặt có thể làm làm lão hóa da nhanh
Serum dưỡng tóc
Không phải cứ có thành phần serum là nó cùng loại với các sản phẩm chứa serum dùng cho da mặt. Serum dưỡng tóc thường có chứa nước hoa nên có thể gây kích ứng da, đặc biệt khi người dùng sở hữu làn da vô cùng nhạy cảm.
Kem dưỡng thể
Kem dưỡng thể là một trong những thứ không bao giờ được bôi lên mặt. Hầu hết các loại kem dưỡng da đều chứa nước hoa có thể gây kích ứng cho da. Người dùng nên tập thói quen sử dụng kem dưỡng ẩm hàng ngày và không nên thử bôi chúng lên mặt của mình.
Theo Alobacsi
Những loại mỹ phẩm bạn không bao giờ nên bôi lên mặt
Trong việc làm đẹp, câu "ăn gì bổ nấy" có thể hiểu là "mỹ phẩm nào dùng cho bộ phận nấy". Không phải tự nhiên mà chăm sóc da mặt lại được coi như một chu trình vừa thống nhất vừa tách biệt với chăm sóc da toàn thân. Làn da mặt nhạy cảm cần có chế độ chăm sóc riêng biệt và những loại mỹ phẩm chuyên dụng thì mới luôn giữ được vẻ rạng ngời, khỏe khoắn.
Dưới đây là một số loại mỹ phẩm không dính líu gì tới việc chăm sóc da mặt và bạn cũng không bao giờ nên bôi lên mặt mình:
1. Nước xịt dưỡng tóc
Có thể bạn đã ở nghe ở đâu đó rằng nước xịt dưỡng tóc có thể bảo vệ lớp trang điểm, nhưng loại mỹ phẩm này tuyệt đối không nên dùng trực tiếp trên da mặt mộc. Chất keo và cồn trong nước xịt dưỡng tóc sẽ khiến da bị mất nước và trở nên sần sùi. Không những vậy, nước xịt dưỡng tóc còn dễ làm da mặt bị kích ứng và nổi mẩn đỏ.
2. Lăn khử mùi
Chỉ vì lăn khử mùi có thể hạn chế nách tiết mồ hôi không có nghĩa là nó sẽ giúp da mặt bạn bớt đổ dầu. Nếu bạn muốn kiềm dầu trên mặt thì hãy tìm đến các sản phẩm chuyên dụng. Dùng lăn khử mùi chỉ khiến lỗ chân lông trên da mặt bị bít lại và dễ mọc mụn hơn mà thôi.
3. Thuốc nhuộm tóc
Nếu bạn muốn cặp lông mày của mình có màu sắc tương đồng với mái tóc vừa mới nhuộm, hãy dùng chì kẻ lông mày chứ đừng dùng thuốc nhuộm tóc. Các hóa chất độc hại trong thuốc nhuộm tóc có thể gây kích ứng vùng da quanh mắt, thậm chí gây mù mắt. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy các hãng sản xuất thuốc nhuộm tóc uy tín đều sẽ khuyên khách hàng không nên dùng thuốc cho lông mày và lông mi.
4. Chất béo thực vật
Chất béo thực vật có thể dùng để điều trị bệnh vảy nến và một số dạng dị ứng nhưng hoàn toàn không phù hợp để làm kem dưỡng da mặt. Loại "mỡ" bôi này rất khó thẩm thấu vào da mà chỉ bít kín các lỗ chân lông và khiến da mặt bạn dễ nổi mụn mà thôi.
5. Kem dưỡng thể
Dùng kem dưỡng thể để dưỡng da mặt là sai lầm rất phổ biến trong việc chăm sóc da. Mặc dù có từ "thể" (body) nhưng loại kem này chỉ phù hợp để dưỡng da từ cổ trở xuống. Lý do là vì kem dưỡng thể thường nặng và chứa nhiều nước hoa hơn kem dưỡng chuyên dụng cho da mặt. Hãy ghi nhớ nguyên tắc này: da mặt luôn cần được khô thoáng và tránh xa các chất có thể gây kích ứng.
6. Dầu gội đầu
Dầu gội đầu được đặc chế để cung cấp dưỡng chất và làm sạch mái tóc - chỉ tóc mà thôi. Nếu bạn tin rằng dầu gội đầu cũng có thể dùng làm sữa rửa mặt, bạn sẽ còn lại một làn da khô và bong tróc. Khi gội đầu, bạn cũng nên lưu ý không để bọt chảy xuống mặt quá nhiều. Tốt nhất là bạn nên gội đầu ở tư thế khom lưng xuống để giữ khuôn mặt tránh xa khỏi loại hóa chất này.
7. Serum cho tóc
Cùng là serum nhưng hẳn bạn cũng biết rằng tóc và da mặt có hai loại serum chuyên dụng khác nhau. Tương tự như kem dưỡng thể, serum cho tóc quá nặng nề để có thể thẩm thấu vào da mặt. Thêm vào đó, rất nhiều loại serum dưỡng tóc có chứa nước hoa sẽ khiến da mặt bị kích ứng.
8. Kem dưỡng chân
Nếu bạn không còn chút kem dưỡng da mặt nào thì thà bỏ qua việc chăm sóc da một ngày chứ đừng dại dột bôi kem dưỡng chân lên mặt mình.
Kem dưỡng chân được đặc chế để có thể làm mềm các vết chai sần và tẩy tế bào chết trên bàn chân bạn. Vì vậy, lượng hóa chất trong kem dưỡng chân phải được pha trộn theo tỷ lệ mà không một làn da mặt nào có thể "chống đỡ" được.
9. Sơn móng tay
Nếu bạn muốn dùng sơn móng tay để hóa trang mặt cho một dịp đặc biệt như lễ Halloween, ít nhất hãy che phủ khuôn mặt bằng kem nền và phấn trước đã. Trong sơn móng tay có chứa Acrylic sẽ khiến da bạn bị khô và kích ứng.
10. Giấm
Hẳn bạn đã từng nghe đến các phương pháp chăm sóc da mặt bằng giấm táo và các loại nước hoa hồng có chứa giấm, nhưng hãy lưu ý rằng đó là giấm đã được xử lý và pha chế theo tỷ lệ an toàn cho da. Đừng bao giờ dùng giấm nấu ăn để bôi lên mặt nếu bạn không muốn da mặt bị "đốt cháy" và bào mòn theo thời gian.
11. Mayonnaise
Mayonnaise là thành phần rất quen thuộc trong các công thức dưỡng tóc tại gia vì có thể cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho mái tóc. Tuy nhiên đây cũng là loại "mỹ phẩm" mà da mặt bạn không hề "yêu thích". Mayonnaise có chứa axít và quá nặng nề với da mặt. Thay vì nỗ lực dùng Mayonnaise, bạn có thể dùng lòng trắng trứng gà để đắp mặt đều đặn hai lần/tuần để đạt được hiệu quả dưỡng da mong đợi.
Theo phunuvagiadinh
Sản phẩm làm đẹp không nên sử dụng cho da mặt Dưới đây liệt kê những sản phẩm làm đẹp bạn không nên sử dụng cho da mặt nếu bạn muốn không bị dị ứng, nổi mụn hay lão hóa da sớm. Sơn móng tay Cho dù là dịp Halllowen và bạn muốn thay đổi khuôn mặt để tạo cảm giác sợ hãi cho người khác thì bạn cũng không nên sử dụng sơn...