Điểm đến hấp dẫn của du học sinh
Làm thế nào để tìm được nơi có chất lượng giáo dục tốt và có chi phí sinh hoạt phải chăng, phù hợp với khả năng chi trả của gia đình là vấn đề luôn được các bạn học sinh quan tâm trước khi chọn điểm đến để du học.
ảnh minh họa
Dưới đây là top 5 thành phố có chi phí thấp nhưng đáng du học nhất hiện nay. Theo QS Best Student Cities, tất cả các thành phố này đều có ít nhất 2 trường đại học nằm trong top đầu của QS University Rankings.
Berlin (Đức)
Khá ngạc nhiên khi Berlin “sang chảnh” lại nằm trong Top này. Thủ đô của Đức đứng thứ 9 trong QS Best Student Cities và 106 trong Mercer Cost of Living Survey, đó là lý do Berlin đang thu hút rất nhiều học sinh trên toàn thế giới.
Đức hiện tại là quốc gia có lượng sinh viên lựa chọn đến du học nhiều thứ 3 thế giới chỉ sau Anh và Mỹ nhờ chính sách miễn phí tiền học tại đại học công lập, bất kể bạn mang quốc tịch nào.
Điểm trừ duy nhất là bạn phải học các chương trình đại học hoàn toàn bằng tiếng Đức, một ngôn ngữ phần lớn các bạn Việt Nam đều không được tiếp xúc nhiều ở các bậc học trước.
Kuala Lumpur (Malaysia)
Video đang HOT
Đứng thứ 53 trong QS Best Student Cities và 113 trong Mercer Cost of Living Survey, Kuala Lumpur đang là thành phố Đông Nam Á đáng du học nhất hiện nay.
Với mức học phí trung bình khoảng $3900/năm, Kuala Lampur có mức học phí thấp hơn nhiều so với người hàng xóm Singapore nhưng chất lượng vẫn được đảm bảo với 3 trường đại học thuộc top 800 của QS World Universities Rankings.
Taipei – Đài Bắc (Đài Loan)
Đài Bắc là nơi hội tụ của những trường đại học danh giá nhất Đài Loan cũng như thế giới hiện nay theo QS World University Rankings như Đại Học Quốc Gia Đài Loan, Đại học Khoa Học và Công nghệ Đài Loan…(đều trong Top 100).
Cho dù chi phí sinh hoạt ở đây cao hơn Tân Trúc nhưng không vì thế mà thủ đô của Đài Loan kém hấp dẫn đối với sinh viên quốc tế.
Đứng thứ 23 trong QS Best Student Cities cùng mức học phí trung bình từ $3.700/năm, Đài Bắc là một trong những điểm đến du học nóng nhất hiện nay với sự giao thoa của nhịp sống nhanh thành phố với những giá trị văn hóa cổ xưa.
Hsinchu – Tân Trúc (Đài Loan)
Có lẽ không nhiều bạn để ý đến thành phố này khi lựa chọn điểm đến để du học, nhưng Tân Trúc được đánh giá rất cao trong QS Best Student Cities vì mức chi phí sinh hoạt thấp cùng nhịp sống khá yên bình.
Ngoài ra, Tân Trúc là một thành phố vô cùng năng động và sáng tạo cùng nền giáo dục tiên tiến (theo mô hình của Hoa Kỳ) với khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình dao động quanh ngưỡng 22.6oC. Với mức học phí chỉ từ $2600/năm, đây là một thành phố không thể bỏ qua cho các bạn sinh viên có nguyện vọng du học.
Warsaw (Ba Lan)
Thủ đô của Ba Lan là thành phố châu Âu có mức chi phí thấp nhất cho du học hiện nay với vị trí 175 trong bảng xếp hạng mới nhất của Mercer Cost of Living Survey (Xếp hạng càng thấp thì giá cả càng thấp).
Với mức sinh hoạt phí thấp cũng như tiền học cực kì hấp dẫn (chỉ từ 2000/năm), Warsaw đang nằm trong top đầu những thành phố đáng du học nhất hiện nay theo QS.
Theo Gdtd.vn
'Kế hoạch hàng nghìn người tài' thu hút du học sinh của Trung Quốc
Đưa ra mức lương cao, tạo nhiều cơ hội việc làm trong các cơ quan nhà nước là cách mà Trung Quốc thực hiện để thuyết phục du học sinh xuất sắc trở về.
Theo nhật báo Tây Ban Nha El Pais, chính quyền Trung Quốc đã thành công trong việc khuyến khích sinh viên du học nước ngoài trở về làm việc. Bằng cách đưa ra mức lương cao, tạo cơ hội việc làm trong các cơ quan nhà nước, họ đã thuyết phục được 80% trong số nửa triệu du học sinh trở về.
Bài báo còn cho biết trong 15 năm, tỷ lệ sinh viên học tập ở nước ngoài trở về Trung Quốc đã tăng từ 15% lên 80%.
Đây là sự gia tăng chưa từng thấy, có thể do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đất nước hoặc các bạn trẻ Trung Quốc không thể ở lại quốc gia mà họ du học do chính sách nhập cư.
Sự trở lại này của các du học sinh cũng một phần là kết quả của chiến lược thuyết phục những sinh viên xuất sắc trở về, do các cơ quan quan trọng nhất của Trung Quốc và đơn vị chuyên trách quản lý ngân sách khổng lồ tổ chức.
Trung Quốc thực hiện nhiều chương trình để thuyết phục nhân tài trở về nước làm việc. Ảnh: Xinhuanet.
Kể từ năm 1990, quốc gia đông dân nhất thế giới đã triển khai các chương trình đặc biệt hướng tới nhóm người trẻ này. Theo Bộ Giáo dục Trung Quốc, năm 2016, 544.500 thanh thiếu niên nước này ra nước ngoài học tập, nhưng cũng trong cùng năm đó, 432.500 du học sinh hoàn thành việc học và trở về.
Một trong những dự án nổi tiếng nhất là "Kế hoạch hàng nghìn người tài" được đưa ra vào năm 2008 với mục đích khuyến khích những nhà khoa học và chuyên gia giỏi nhất trở về quê hương.
"Những người muốn du học nên được hỗ trợ mạnh mẽ bởi vì họ phải trở về Trung Quốc", Chủ tịch Tập Cận Bình cho biết vào năm 2013.
Sáu bộ tham gia gồm Giáo dục, Nhân sự, Khoa học và Công nghệ, Công nghệ thông tin và Công nghiệp, Ngoại giao và Công an phụ trách xử lý tình hình.
Theo Zing
Nhận giữ trẻ cho người nước ngoài để du học Nguyễn Thị Lan Anh, cựu sinh viên ĐH Kinh tế Quốc dân, sang Mỹ học tập hơn 5 tháng nay. Cô chọn Au Pair - hình thức giao lưu văn hóa quốc tế - để du học. Lan Anh cho biết ra nước ngoài theo chương trình Au Pair, nhiều bạn trẻ sinh sống trong gia đình người bản xứ, giúp đỡ việc...