Điểm danh những trường đại học xét tuyển bằng ngưỡng điểm sàn
Nhiều trường đại học tiếp tục công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển đại học năm 2017- 2018 mức nhận hồ sơ bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT (15,5 điểm có tất khối), một số ít các ngành đặc thù có mức điểm cao hơn mức này.
Tại trường Đại học Nông lâm TPHCM, TS Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo cho biết, trường dự kiến sẽ có 3 mức điểm xét tuyển là 17 điểm, 18 điểm và 20 điểm, tùy theo nhóm ngành. Riêng đối với 2 phân hiệu đào tạo của trường tại Gia Lai và Ninh Thuận, điểm nhận hồ sơ sẽ bằng điểm “sàn” 15,5 điểm.
PGS-TS Nguyễn Minh Hà, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo trường Đại học Mở TPHCM cho biết, dự kiến ngưỡng điểm xét tuyển vào trường sẽ lấy bằng điểm “sàn” của Bộ GD-ĐT là 15,5 điểm. “Nguyên do vì trường đào tạo đa ngành, ngoài những “ngành hot” thì mức điểm “sàn” này cũng tạo điều kiện cho các ngành khác tuyển được”, ông Hà nói.
Ở khối trường tư thục, đa phần các trường này đều có ngưỡng điểm nhận hồ sơ xét tuyển bằng điểm sàn của Bộ GD&ĐT, riêng với các ngành đặc thù, “hót” thì mức điểm có cao hơn.
Cụ thể, trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng thông báo điểm nhận hồ sơ của tất cả các ngành đào tạo là 15,5 điểm, riêng ngành Dược lấy 18 điểm, ngành Răng – Hàm – Mặt 21 điểm, các ngành năng khiếu lấy 15,5 điểm (môn năng khiếu hệ số 1) hoặc 20 điểm (môn năng khiếu hệ số 2). Tổng chỉ tiêu của trường là 3.250, trong đó một nửa tuyển sinh theo phương thức xét kết quả thi THPT, còn lại là xét học bạ.
Tương tự, trường Đại học Nguyễn Tất Thành cũng thông báo mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển của ngành Bác sĩ dự phòng điểm nhận hồ sơ xét tuyển từ 18 điểmm trong khi các ngành còn lại là 15,5 điểm.
Trường Đại học Văn Hiến, trường Đại học Kinh tế Tài chính TPHCM, trường Đại học Công nghệ TPHCM và Đại học Lạc Hồng cũng công bố ngưỡng điểm nhận hồ sơ vào trường là 15,5 điểm. Riêng đối với ngành năng khiếu của trường Đại học Văn Hiến, ngoài tổ chức thi riêng các môn Chuyên môn thì xét môn Văn hóa là Văn từ 5 điểm trở lên.
TS Nguyễn Tuấn Anh, trưởng phòng đào tạo của trường ĐH Thủy lợi cho rằng, năm nay, trường tiếp nhận hồ sơ xét tuyển của thí sinh bằng điểm sàn mà bộ GD&ĐT vừa công bố tức 15,5 điểm.
Cũng theo ông Tuấn Anh, việc điểm sàn tăng 0,5 điểm so với năm ngoái không ảnh hưởng gì đến việc xét tuyển của trường.
“Dự kiến điểm chuẩn của trường tăng từ 0,5- 1 điểm so với năm ngoái”- Ông Tuấn Anh nhận định.
Ông Tuấn cũng phân tích, việc tăng điểm sàn nhẹ so với năm ngoái thực chất chỉ ảnh hưởng đến những trường lấy học sinh bằng điểm sàn mà thôi.
Video đang HOT
“Điều quan trọng là thí sinh có điểm cao sẽ vẫn đăng ký những trường top trên và những trường top giữa đợi những thí sinh có điểm ở mức thấp hơn top đầu”- ông Tuấn Anh cho hay.
ĐH Lâm nghiệp cũng công bố phương án xét tuyển vào trường. Đối với phương thức 1 (thí sinh dùng điểm thi kỳ thi THPT Quốc gia để xét tuyển)
Theo đó, điểm các thi THPT Quốc gia theo tổ hợp môn xét tuyển đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Môn xét tuyển vào bậc Đại học quy định cho từng ngành học theo phương thức 1 được thể hiện ở Bảng 05 (áp dụng cơ sở chính), Bảng 06 (áp dụng cho Phân hiệu tỉnh Đồng Nai).
Xét điểm theo khối thi từ cao đến thấp cho đến hết chỉ tiêu (bằng tổng điểm các môn dùng để xét tuyển điểm ưu tiên).
ĐH Công đoàn cũng công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT.
Thí sinh có kết quả thi THPT Quốc gia năm 2017 đạt từ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của Bộ Giáo dục và Đào tạo trở lên và không có môn thi nào trong tổ hợp môn xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống
Khi thực hiện xét tuyển, độ lệch điểm trúng tuyển giữa các tổ hợp môn thi trong cùng một ngành được quy định như sau:
Đối với các tổ hợp môn thi Toán – Lý – Hóa; Toán – Lý – Anh; Toán – Anh – Văn điểm trúng tuyển cùng một ngành bằng nhau.
Đối với tổ hợp môn thi Văn – Sử – Địa: Điểm trúng tuyển cao hơn 01 điểm so với các tổ hợp khác cùng ngành.
Theo Zing
Nữ thủ khoa khối C và ước mơ trở thành người bảo vệ công lý
Đó là tâm sự của em Tô Khánh Ly (học sinh lớp 12C3, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu) một trong bốn thí sinh có điểm xét tuyển khối C vao nhất cả nước với 29 điểm, trong đó Ngữ văn 9,25, Lịch sử 9,75; Địa lý 10.
Ngoài việc học, cô bé Ly rất thích đi du lịch, thăm các di tích lịch sử
Học cơ bản, và đi sâu chi tiết
Kể lại quá trình ôn tập để đạt được kết quả trên, Ly cho biết: Năm học lớp 12 thực sự là một năm nhiều cảm xúc với chúng em, đặc biệt khi nhận được thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đổi từ hình thức tự luận sang môn trắc nghiệm đối với 2 môn Lịch sử và Địa lý... Lúc đó, các thầy cô giáo đã tập trung dạy học và hoàn thành chương trình lớp 12 cho cả lớp ngay trong học kỳ 1.
Thời gian còn lại, cả cô và trò củng cố lại kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm. Kinh nghiệm để lại tốt bài thi với hình thức mới này theo Khánh là nắm kỹ kiến thức trong sách giáo khoa, sau đó, chú ý đi vào các chi tiết, tiểu tiết: "Từ đề thi năm vừa rồi cho thấy, phạm vi kiến thức trong bài thi môn trắc nghiệm phủ khắp các chương, các phần trong sách, thậm chí nhiều khi câu hỏi chỉ lấy 1 ý nhỏ trong bài học. Vì thế, không được chủ quan bỏ qua bất cứ cái gì cả.
Ngoài ra, cái khó của đề thi trắc nghiệm các môn xã hội là ở những câu hỏi có đáp án gây nhiễu. Ở đó, các đáp án đưa ra gần như giống nhau, hoặc cảm giác như cái nào cũng đúng. Lúc đó, mình phải bình tĩnh đọc thật kỹ cả đề lẫn đáp án. Bởi câu trả lời sai và đúng nhiều khi chỉ khác nhau có 1 từ mà thôi.
Với sự chuẩn bị và ôn tập kỹ càng nên đạt 10 điểm Địa lý và 9,75 môn Lịch sử là điều Khánh Ly rất tự tin. Em chỉ bất ngờ với kết quả môn Văn và không nghĩ mình được 9,25 điểm. Trong 3 môn, đây cũng là môn em tập trung nhiều thời gian ôn tập nhất trong mấy tháng cuối cùng, đặc biệt là rèn luyện kỹ năng viết.
Ly cũng cho biết: Em rất thích đề văn nói về sự thấu cảm và lòng trắc ẩn. Trong quá trình làm bài, em lấy dẫn chứng là hành động M.C Phan Anh trích 500 triệu đồng và kêu gọi mọi người cùng hướng về đồng bào miền Trung lũ lụt. Là một người con của miền Trung, em thấy cảm động về nghĩa cử đó. "Quan trọng hơn, là cách thể hiện của "người cho", nếu không xuất phát từ tình yêu thương, đồng cảm, chia sẻ với đồng bào gặp hoạn nạn thì sẽ không chạm được tới trái tim của những người khác để tạo nên một hiệu ứng lớn như thế".
Với Khánh Ly, em đã làm tương đối trọn vẹn và hài lòng bài thi của mình, em chỉ không ngờ là em lại được thủ khoa, là một trong 4 bạn điểm khối C cao nhất cả nước. Được biết, ngoài Khánh Ly, các bạn lớp 12C3, Trường THPT chuyên Phan Bội Châu cũng có thành tích rất xuất sắc với 12 điểm 10 (gồm 10 điểm 10 môn Địa lý và 2 điểm 10 môn Lịch sử). Ngoài ra, còn có 13/27 bạn đạt 27 điểm trở lên khối C.
Nhiều con đường để thực hiện ước mơ
Khánh Ly (thứ 3 từ phải sang) cùng cô giáo chủ nhiệm và các bạn
Nói về lựa chọn của mình, thủ khoa Khối C toàn quốc tâm sự: Từ nhỏ đến lớn em luôn ước ao mình sẽ là chiến sỹ công an. Tuy nhiên, do năm nay các trường an ninh, cảnh sát không tuyển khối C. Không kịp thời gian để "chuyển khối", nên em và mẹ cùng nhau "nghiên cứu" các trường đại học khác và quyết định đăng ký vào Khoa Luật Kinh tế, Trường Đại học Luật. Dù khác nhau về môi trường nhưng em tin rằng ở đây em vẫn tiếp tục được thực hiện ước mơ của mình, đó là người bảo vệ công lý...
Cô nữ sinh xinh xắn chia sẻ: may mắn nhất đối với em là luôn có mẹ ở bên, động viên, hiểu kịp thời đưa ra những lời khuyên bổ ích cho con gái.
Tuổi thơ của Khánh Ly khá "dữ dội" khi bố đi xuất khẩu lao động, mẹ là công nhân nhà máy dệt kim Hoàng Thị Loan, thường xuyên phải ở lại làm ca kiếm thêm tiền công. Cô con gái đầu lòng theo mẹ ở nhà tập thể, mỗi cấp học lại chuyển một trường. Cho đến khi bố về nước, xây được ngôi nhà mới thì cả gia đình mới ổn định chỗ ở. Thời gian sau đó, bố làm lái xe, còn mẹ do nhà máy ít việc nên xin nghỉ để ở nhà chăm sóc các con. Tuy không thể dạy học được cho con nhưng thay vào đó, chị Nguyễn Thị Như Quỳnh (mẹ Khánh Ly) lại luôn biết cách chọn cho con môi trường học tập tốt.
"Cháu có thiên hướng và năng khiếu về các môn xã hội, vì thế tôi cũng để cháu được phát huy sở trường của mình, không ép cháu phải học sang các khối khác. Khi cháu chuẩn bị vào lớp 10, có mong muốn thi vào trường THPT chuyên Phan Bôi Châu tôi rất ủng hộ nhưng có bàn bạc với con: Hãy thi vào lớp chuyên nào mà con thấy chắc chắn nhất. Con học theo khối C, thì không nhất thiết phải là chuyên Văn, mà có thể thi vào chuyên Sử, hoặc Địa, đỡ cạnh tranh đầu vào hơn, quan trọng nhất là con được ở trong môi trường có thầy cô giỏi chuyên môn và không khí học tập sôi nổi", chị Quỳnh nói.
Nghe lời khuyên của mẹ, Khánh Ly đăng ký vào chuyên Địa và kỳ thi năm đó, em lọt tốp 5 bạn có điểm cao nhất lớp. Thời gian đầu, em cũng cố gắng và ấp ủ mong muốn sẽ được lọt vào đội tuyển quốc gia của trường. Nhưng hè năm lớp 10 kiến thức chưa dày bằng các anh chị lớp trên nên cô bé đành lỡ hẹn. Năm sau, các cô giáo cũng động viên em tiếp tục vào đội dự tuyển nhưng em suy nghĩ: mục tiêu lớn nhất của mình là đậu đại học, nếu ôn đội tuyển quốc gia mình sẽ phải "đánh đổi" bằng việc dành phấn lớn thời gian học đuổi kiến thức môn Địa đáp ứng yêu cầu cao của kỳ thi.
Sau đó, sẽ lại tiếp tục vất vả học Văn và Sử cho kỳ thi THPT quốc gia. Vì vậy, em dừng lại để tập trung cho cả 3 môn khối của mình. "Bố mẹ cũng không quá kỳ vọng hay đặt nặng áp lực cho em, nên cũng ủng hộ em đã tự đưa ra quyết định của mình".
Và lựa chọn đó của cô gái đã đem lại kết quả đáng tự hào khi trở thành thủ khoa khối C toàn quốc với 29 điểm. Thành công đầu tiên của Ly cũng là nguồn động viên to lớn và là niềm tự hào của bố mẹ. Bởi ít ai biết rằng, khi em đang trong giai đoạn nước rút cho kỳ thi thì mẹ chuẩn bị sinh em gái út. Đến giờ em gái được 3 tháng tuổi. Nữ thủ khoa tâm sự, em cố gắng học để đến đáp công ơn thầy cô dạy bảo tận tình, sự chăm sóc, hi sinh của bố mẹ và để làm gương cho các em.
Theo giaoducthoidai.vn
Không nên đăng ký quá nhiều nguyện vọng Năm 2017, lần đầu tiên thí sinh không bị giới hạn số lượng nguyện vọng đăng ký vào các ngành, trường mình mong muốn. Tuy nhiên, thí sinh cần cân nhắc, không nên đăng ký tràn lan. Để tạo điều kiện cho thí sinh tăng cơ hội trúng tuyển, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định các em đăng ký nguyện...