‘Điểm danh’ những quốc gia đang phát triển đối mặt với khủng hoảng nợ
Số lượng các quốc gia đang phát triển có nguy cơ khủng hoảng nợ tăng lên mức cao kỷ lục sẽ là vấn đề ưu tiên trong chương trình nghị sự của các Thống đốc ngân hàng trung ương, Bộ trưởng Tài chính và các nhà lãnh đạo chính trị tại cuộc họp mùa Xuân do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tổ chức vào tuần tới.
Lạm phát bùng nổ, chi phí đi vay leo thang và đồng USD mạnh đã khiến việc trả nợ và huy động dòng tiền trở nên đắt đỏ hơn đáng kể đối với hàng chục quốc gia đang phát triển. Những yếu tố bất lợi đó thậm chí đẩy một số quốc gia vào tình trạng vỡ nợ vào năm ngoái.
Dưới đây là một số quốc gia đáng chú ý nhất đang phải đối mặt với khủng hoảng nợ hoặc đã vỡ nợ đối với các khoản vay quốc tế.
Ai Cập
Quang cảnh tại một con phố mua bán tại thủ đô Cairo của Ai Cập. Ảnh: AFP/TTXVN
Nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch của Ai Cập đã bị ảnh hưởng bởi hai “cú đấm” liên tiếp – đại dịch COVID-19 và giá lương thực, năng lượng tăng vọt. Diễn biến này khiến Ai Cập rơi vào tình trạng thiếu USD và phải vật lộn để trả các khoản nợ ngày càng phình to.
Cairo đã nhận được gói hỗ trợ mới trị giá 3 tỷ USD của IMF vào tháng 12/2022 bằng cách cam kết thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt, tăng vai trò của khu vực kinh tế tư nhân, cùng một loạt các cải cách tài chính và tiền tệ khác.
Các hạn chế về nhập khẩu và tiền tệ đã đè nặng lên hoạt động kinh tế của Ai Cập. Tình trạng thiếu ngoại tệ vẫn tiếp diễn mặc dù chính phủ nước này đã đưa ra ba lần phá giá nội tệ khá lớn kể từ tháng 3/2022, làm giảm một nửa giá trị của đồng bảng Ai Cập. Lạm phát hiện vẫn mức cao nhất trong hơn 5 năm là trên 30%.
Vào tháng 1/2023, El Salvador đã thành công thanh toán 600 triệu USD cho khoản trái phiếu đến hạn. Quốc gia Trung Mỹ này hiện có khoảng 6,4 tỷ USD trái phiếu châu Âu (Eurobond) đang lưu hành.
Mặc dù khoản thanh toán tiếp theo phải đến năm 2025 mới đến hạn, nhưng những lo ngại về chi phí trả nợ cao của El Salvador cũng như các kế hoạch tài chính và chính sách tài khóa đã đẩy trái phiếu của nước này vào tình trạng suy yếu sâu sắc.
Video đang HOT
Quyết định đưa bitcoin trở thành đồng tiền hợp pháp của El Salvador vào tháng 9/2021 đã đóng lại cánh cửa tiếp cận nguồn hỗ trợ tài chính của IMF. Tuy nhiên, IMF thừa nhận những rủi ro đối với việc nắm giữ bitcoin của El Salvador đã không thành hiện thực.
Liban
Hệ thống tài chính của Liban bắt đầu rạn nứt vào năm 2019 sau nhiều thập kỷ quản lý yếu kém và tham nhũng. Vào đầu năm 2020, nước này đã vỡ nợ. Tới hiện tại, Liban vẫn chưa có nguyên thủ quốc gia cũng như nội các được trao quyền đầy đủ kể từ ngày 31/10/2022.
Liban đã đạt được thỏa thuận tạm thời trị giá 3 tỷ USD với IMF vào tháng 4/2022. Nhưng quỹ tài chính quốc tế này gần đây đã cảnh báo quốc gia Trung Đông đang trong tình thế rất nguy hiểm do một loạt cải cách bị trì hoãn, bao gồm cả việc cải cách ngành ngân hàng và tỷ giá hối đoái.
Liban đã phá giá tỷ giá hối đoái chính thức lần đầu tiên sau 25 năm vào tháng 2/2023. Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Liban thông báo sẽ bắt đầu bán số lượng USD không giới hạn để chặn “vòng xoáy” mất giá cho đồng nội tệ.
Pakistan
Sau nhiều tháng bất ổn về chính trị và kinh tế, tình hình Pakistan càng trở nên tồi tệ hơn do các đợt lũ lụt kinh hoàng hồi năm ngoái và lạm phát tăng lên mức cao kỷ lục. Một loạt những diễn biến bất lợi này đã đẩy Pakistan vào vùng nguy hiểm.
Trung Quốc đã đồng ý tái cấp tài chính 1,8 tỷ USD vốn đã cho Ngân hàng Trung ương Pakistan vay. Sang tháng Ba, nước này tiếp tục gia hạn cho một khoản vay 2 tỷ USD dự kiến đáo hạn vào đầu tháng, giúp cứu trợ Pakistan đang chìm trong cuộc khủng hoảng cán cân thanh toán nghiêm trọng.
Nhưng các cuộc đàm phán giữa quốc gia Nam Á với IMF về khoản vay 1,1 tỷ USD – một phần của gói cứu trợ 6,5 tỷ USD đã được đồng ý vào năm 2019 – lại bị trì hoãn kéo dài, trong khi dự trữ ngoại hối của Pakistan không còn đủ ấp ứng cho hoạt động nhập khẩu thiết yếu trong bốn tuần.
Sri Lanka
Sri Lanka đã vỡ nợ đối với các khoản vay quốc tế vào năm ngoái. Hoạt động quản lý kinh tế yếu kém càng trở nên trầm trọng hơn vì đại dịch COVID-19 đã gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị, khiến nước này không còn đủ dự trữ USD cho những mặt hàng nhập khẩu thiết yếu.
Việc IMF thông qua gói cứu trợ trị giá 3 tỷ USD vào tháng trước có thể giúp đảo quốc Nam Á này nhận được hỗ trợ bổ sung gần 4 tỷ USD từ Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á và các bên cho vay khác.
Các quan chức chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành các cuộc đàm phán tái cơ cấu nợ vào tháng Chín tới. Sri Lanka cũng đang cơ cấu lại một phần khoản nợ trong nước và đặt mục tiêu hoàn tất vào tháng Năm.
Ukraine
Cảnh tàn phá do xung đột tại Kharkiv, miền Đông Ukraine, ngày 30/8/2022. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Ukraine vừa nhận được đợt đầu tiên trị giá 2,7 tỷ USD theo chương trình cho vay 15,6 tỷ USD của IMF trong bốn năm. Đây là một phần của gói hỗ trợ toàn cầu trị giá 115 tỷ USD dành cho nước này.
Ukraine đã đình chỉ tất cả các khoản thanh toán nợ vào năm ngoái sau khi căng thẳng với Nga bùng phát thành xung đột. Giới chức tài chính cho hay Ukraine sẽ cần cơ cấu lại các khoản vay một khi tình hình ổn định.
IMF ước tính Ukraine cần 3-4 tỷ USD mỗi tháng để duy trì hoạt động của đất nước. Theo một báo cáo gần đây của Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức khác, việc xây dựng lại nền kinh tế Ukraine hiện dự kiến sẽ tiêu tốn 411 tỷ USD.
Zambia
Là quốc gia châu Phi đầu tiên vỡ nợ trong giai đoạn dịch COVID-19 bắt đầu hoành hành vào năm 2020, Zambia (Dăm-bi-a) được coi là phép thử cho sáng kiến Khung hành động chung về giãn nợ và tái cấu trúc nợ cho các nước nghèo của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20). Nhưng các cuộc đàm phán diễn ra rất chậm và khoản nợ nước ngoài của Zambia đã lên tới 18,6 tỷ USD.
Đồng nội tệ kwacha của Zambia đã giảm hơn 10% so với đồng USD trong năm nay, một yếu tố bị ngân hàng trung ương cho là làm trầm trọng thêm tình hình lạm phát. Zambia cho rằng một phần sự sụt giảm trên do quá trình tái cơ cấu nợ bị chậm trễ.
H.Thủy/TTXVN (Theo Reuters)
Bloomberg: Các nền kinh tế mới nổi đứng trước làn sóng vỡ nợ mới
Đối với những quốc gia có thu nhập thấp, nguy cơ nợ và khủng hoảng nợ không còn là kịch bản giả định.
Người biểu tình cố phá rào chắn của cảnh sát trong cuộc biểu tình ở Colombo, Sri Lanka, ngày 6/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang mạng Bloomberg, các nền kinh tế mới nổi bao gồm El Salvador, Ghana, Ai Cập, Tunisia và Pakistan có nguy cơ đối mặt với loạt vụ vỡ nợ lịch sử khi các khoản nợ trị giá hơn 252 tỷ USD liên tục gây sức ép.
"Đối với những quốc gia thu nhập thấp, nguy cơ nợ và khủng hoảng nợ không còn là giả định. Chúng ta đã đến thời điểm đó rồi", kinh tế gia trưởng Carmen Reinhart của Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định.
Trong 6 tháng qua, số lượng các thị trường mới nổi có nợ chính phủ giao dịch ở mức rất khó khăn đã tăng gấp đôi.
Một nguyên nhân khác gây ra mối lo ngại lớn được cho là xuất phát từ "hiệu ứng domino". Hiệu ứng này thường xảy ra khi các nhà đầu tư trong tình trạng lo sợ bắt đầu rút tiền ra khỏi các quốc gia có vấn đề kinh tế tương tự như các quốc gia vỡ nợ trước đây.
Hồi tháng 6, các nhà giao dịch được cho là đã rút 4 tỷ USD trái phiếu và cổ phiếu của các thị trường mới nổi, đánh dấu tháng thứ tư liên tiếp dòng tiền bị rút ra.
Bên cạnh đó, các vụ vỡ nợ có thể xảy ra sau những bất ổn chính trị trong nước. Đầu năm nay, Sri Lanka là quốc gia đầu tiên ngừng trả tiền cho các trái chủ nước ngoài do gánh nặng về khủng hoảng lương thực và nhiên liệu, làm gia tăng các cuộc biểu tình và gây ra hỗn loạn vè mặt chính trị.
Chuyên gia Barclays lý giải: "Người dân đang phải hứng chịu giá lương thực cao và thiếu hụt nguồn cung. Đây có thể là các nguyên nhân dẫn đến sự bất ổn chính trị".
Mới đây nhất, trong ngày 9/7, Colombo - thủ đô thương mại của Sri Lanka - đã bị rung chuyển bởi các cuộc biểu tình lớn. Hàng nghìn người biểu tình đã tiến về Colombo, phá hàng rào bảo vệ và xông vào Phủ Tổng thống nước này nhằm bày tỏ sự bất bình với những khó khăn mà họ gặp phải trong cuộc sống. Cùng ngày, Thủ tướng Sri Lanka Ranil Wickremesinghe thông báo sẽ từ chức vào ngày 13/7 để đảm bảo cho một quá trình chuyển giao quyền lực hòa bình.
Sri Lanka đã trải qua nhiều tháng thiếu lương thực và nhiên liệu, mất điện kéo dài và lạm phát phi mã, sau khi cạn kiệt ngoại tệ không nhập khẩu được các mặt hàng thiết yếu, dẫn tới một cuộc khủng hoảng kinh tế chưa từng có tại quốc đảo này. Giá cả các mặt hàng thiết yếu nhất tại Sri Lanka đã tăng gấp 3 lần trong những tháng gần đây.
Iraq nắm giữ 30% cổ phần trong các dự án trị giá 27 tỷ USD của TotalEnergies Iraq vừa đạt được thỏa thuận với tập đoàn năng lượng TotalEnergies của Pháp để nắm giữ 30% cổ phần trong các dự án trị giá 27 tỷ USD do TotalEnergies triển khai thực hiện tại quốc gia Trung Đông này. Cơ sở lọc dầu của Công ty TotalEnergies ở Mardyck, miền Bắc Pháp ngày 13/10/2022. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Một quan chức...