Điểm danh những ngành có tỉ lệ thí sinh trúng tuyển đại học cao nhất năm 2022
Kỳ tuyển sinh năm 2022, có lĩnh vực tỉ lệ thí sinh trúng tuyển lên tới 26%. Theo số liệu, sức khỏe là 1 trong 5 ngành có tỷ lệ thí sinh trúng tuyển đại học cao nhất.
Theo Bộ GD&ĐT sau khi kết thúc đợt 1 tuyển sinh đại học năm 2022, trong số 564.735 thí sinh trúng tuyển đã có 463.123 nhập học, bằng 90% số nhập học của cả năm 2021 và vượt cả số lượng của cả năm 2020.
Tổng số thí sinh nhập học toàn quốc đã đạt xấp xỉ 80% tổng chỉ tiêu, trong đó 113 cơ sở đào tạo (50,4%) đã tuyển được trên 80% chỉ tiêu.
Theo thống kê kết quả trúng tuyển đại học theo lĩnh vực mới đây của Bộ GD&ĐT, có 4 nhóm ngành có thí sinh trúng tuyển nhiều nhất, đó là Kinh doanh và quản lý; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Nhân văn.
Trong đó, lĩnh vực Kinh doanh và quản lý chiếm tỉ lệ cao nhất với 26%; Máy tính và công nghệ thông tin chiếm 13%.
Video đang HOT
Lĩnh vực Khoa học xã hội và hành vi có tỉ lệ thí sinh trúng tuyển chiếm 6%; Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên chiếm 5% và các lĩnh vực Kỹ thuật, Pháp luật; Du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân cùng chiếm tỉ lệ 4%.
Trong báo cáo tổng kết công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng sư phạm năm 2022 cũng cho thấy, 5 phương thức có số lượng thí sinh nhập học cao nhất gồm: Xét điểm thi tốt nghiệp THPT; xét tuyển theo kết quả học tập cấp THPT (học bạ); xét tuyển thẳng theo đề án của cơ sở đào tạo; xét theo bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do cơ sở giáo dục tự tổ chức xét tuyển và xét tuyển theo phương thức khác. Trong đó, hơn 50% số lượng thí sinh nhập học theo phương thức xét điểm thi THPT vào các trường.
Đặc biệt trong kỳ tuyển sinh 2022 có 5 phương thức có số lượng thí sinh nhập học thấp nhất gồm: Xét qua phỏng vấn; xét thí sinh tốt nghiệp THPT ở nước ngoài; xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT; thi văn hóa ở các trường; kết hợp kết quả học tập cấp THPT với phỏng vấn để xét tuyển.
Thống kê kết quả trúng tuyển đại học theo lĩnh vực mới đây của Bộ GD&ĐT. Ảnh: Sức khỏe & Đời sống.
Cũng theo Bộ GD&ĐT, 4 lĩnh vực tỷ lệ tuyển sinh đầu vào đại học thấp nhất năm 2022 là Khoa học tự nhiên, Khoa học sự sống, Nông lâm nghiệp và thủy sản, Dịch vụ xã hội. Đây là năm thứ 3 liên tiếp, 4 ngành học này có tỷ lệ thấp nhất trong tổng số 23 lĩnh vực theo báo cáo của Bộ GD&ĐT năm 2022.
Danh sách ngành tuyển kém có sự thay đổi hàng năm nhưng chủ yếu là những ngành hẹp hoặc ngành mới thí điểm đào tạo với chỉ tiêu thấp và ít nơi đào tạo. Với những ngành đào tạo truyền thống vẫn kén người học do chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ phù hợp của Nhà nước để thu hút người học.
Tuyển sinh đại học 2023: Tăng cường các giải pháp, tạo thuận lợi hơn cho thí sinh
Năm 2023, Bộ GD&ĐT sẽ không ban hành quy chế tuyển sinh mới. Theo đó, công tác tuyển sinh sẽ giữ ổn định như năm 2022; tăng cường các giải pháp, tạo thuận lợi hơn cho thí sinh.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022 tại Hà Nội.
PGS. TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2023, Bộ GD&ĐT sẽ tăng cường các giải pháp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho cơ sở đào tạo, tạo thuận lợi hơn cho thí sinh. Trong đó, Bộ sẽ nâng cấp các chức năng của phần mềm hỗ trợ tuyển sinh chung, tăng cường tính năng kiểm tra các thông tin thí sinh nhập lên hệ thống nhằm giảm những sai sót.
Bộ GD&ĐT yêu cầu các cơ sở đào tạo rà soát các phương thức xét tuyển; yêu cầu không sử dụng những phương thức xét tuyển không phù hợp, ít hiệu quả và gây khó khăn, vướng mắc cho thí sinh.
Tuyển sinh 2022: Hơn 91% thí sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng đợt 1
Tuy nhiên, theo Quy chế tuyển sinh đại học (ĐH), tuyển sinh cao đẳng (CĐ) ngành giáo dục mầm non ban hành ngày 6/6/2022, một điểm mới sẽ được áp dụng từ kỳ tuyển sinh năm 2023 là thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực 2 năm, là trong năm tốt nghiệp THPT (hoặc trung cấp) và 1 năm kế tiếp để xét tuyển vào ĐH. Cách tính mức điểm ưu tiên có thay đổi so với năm 2022 nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau.
Cụ thể, từ năm 2023, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên (khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30) được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [(30 - Tổng điểm đạt được)/7,5] x Mức điểm ưu tiên quy định của quy chế.
Ngoài ra, việc đăng ký xét tuyển thực hiện sau kỳ thi tốt nghiệp THPT. Thí sinh đăng ký xét tuyển qua Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT hoặc Cổng dịch vụ công quốc gia. Các em vẫn được đăng ký nguyện vọng vào nhiều ngành, nhiều trường không hạn chế số lượng; sắp xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.
Thí sinh đã dự tuyển vào các trường theo phương thức xét tuyển sớm vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống của Bộ. Trong mọi trường hợp, thí sinh chỉ được công nhận trúng tuyển và gọi nhập học theo nguyện vọng cao nhất.
Công tác tuyển sinh đại học năm 2023 có gì thay đổi? Một điểm mới sẽ được áp dụng từ kỳ tuyển sinh năm 2023 là cách tính mức điểm ưu tiên có thay đổi so với năm 2022 nhằm tạo sự công bằng giữa các nhóm thí sinh thuộc các khu vực và đối tượng khác nhau. Theo PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, năm...