Điểm danh những doanh nghiệp đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm 2019
Có rất nhiều doanh nghiệp sớm hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ sau 6 tháng.
Mùa báo cáo tài chính quý 2 đang dần khép lại, chỉ còn rất ít doanh nghiệp xin chậm công bố báo cáo là còn “sót”. Ngoài những doanh nghiệp lọt “top” lãi nghìn tỷ, những doanh nghiệp kinh doanh khởi sắc, tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, hay những doanh nghiệp báo lỗ, thì các nhà đầu tư cũng dành những sự quan tâm đặc biệt đến những doanh nghiệp đã sớm hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm chỉ sau 6 tháng.
Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV Power – POW) với kết quả lợi nhuận riêng quý 2 tăng 44% so với cùng kỳ, đạt 785 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 693 tỷ đồng. Nguyên nhân lợi nhuận tăng mạnh chủ yếu do giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp giảm.
Tính chung 6 tháng đầu năm doanh thu PV Power đạt 18.317 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.700 tỷ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái và vượt xa đến 112% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 1.525 tỷ đồng.
PV Power đưa 2,34 triệu cổ phiếu lên giao dịch trên HoSE từ 14/1/2019 với giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên 14.900 đồng/cổ phiếu. Trước đó POW đăng ký giao dịch 467,8 triệu cổ phiếu trên Upcom và chuyển sang niêm yết trên HoSE. POW đã có lúc tăng mạnh lên vùng giá 17.500 đồng/cổ phiếu trước khi giảm mạnh và hiện tăng nhẹ ở vùng giá 14.000 đồng/cổ phiếu.
Cũng trong “họ dầu khí”, Tổng công ty Dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí – CTCP (PVC) lại được xem là doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ. Doanh thu hợp nhất 6 tháng đầu năm đạt trên 986 tỷ đồng. Trong khi đó lợi nhuận trước thuế đạt 24,1 tỷ đồng, gấp 7,6 lần chỉ tiêu kế hoạch cả năm 2019. Lợi nhuận sau thuế đạt 20,5 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 13,1 tỷ đồng. Trên thực tế, PVC đặt kế hoạch kinh doanh năm 2019 rất thấp với 3,17 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và khoảng 0,17 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.
PVC là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực cung cấp sản phẩm dịch vụ cho các hoạt động khoan thăm dò, khai thác các lĩnh vực khác của ngành dầu khí, do vậy hoạt động kinh doanh của công ty đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khi dầu thô trên thị trường thế giới đang có nhiều biến động. Kế hoạch kinh doanh của công ty xây dựng trên cơ sở dự báo chưa thể phục hồi ngay về khối lượng công việc và giá cả. Đến thời điểm kết thúc năm 2018 công ty vẫn không có hợp đồng gối đầu thực hiện cho năm 2019, mà vẫn trong giai đoạn tìm kiếm công việc.
Chưa chính thức hoàn thành kế hoạch lợi nhuận cả năm, nhưng Tổng CTCP Dịch vụ Kỹ thuật dầu khí Việt Nam – PTSC (PVS) cũng đáng được nhắc đến với doanh thu tăng 18,3% so với cùng kỳ, đạt 9.073 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt gần 532 tỷ đồng, tăng 41% so với nửa đầu năm trước và đã hoàn thành 95% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm.
Các doanh nghiệp ngành nhiệt điện dù gặp khó khăn do giá than nguyên liệu cao, nhưng cũng đang góp tên 2 doanh nghiệp đã sớm hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm chỉ sau 6 tháng là Nhiệt điện Hải Phòng (HND) và Nhiệt điện Cẩm Phả (NCP).
Nhiệt điện Hải Phòng vừa có quý 2 đột biến với số lãi 415 tỷ đồng – số lãi cao nhất theo quý công ty từng đạt được. Nguyên nhân do sản lượng điện phát tăng, đồng thời công ty ghi nhận thêm khoản doanh thu chênh lệch giá năm 2016 đã được thanh toán là 153 tỷ đồng và doanh thu từ phí cấp quyền khai thác tài nguyên các năm 2017, 2018 là 11,8 tỷ đồng.
Kết quả khả quan quý 2 giúp Nhiệt điện Hải Phòng đạt 5.754 tỷ đồng doanh thu nửa đầu năm, tăng 9% so với cùng kỳ và hoàn thành hơn 56% kế hoạch. Lợi nhuận trước thuế đạt gần 540 tỷ đồng, vượt trên 50% kế hoạch lợi nhuận được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt 515 tỷ đồng, tăng 56,9% so với nửa đầu năm ngoái.
Video đang HOT
Nhiệt điện Cẩm Phả vừa có quý kinh doanh có lãi thứ 2 sau 5 quý lỗ liên tiếp. Doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 2.207 tỷ đồng, tăng 37,6% so với cùng kỳ, và mới hoàn thành 49% kế hoạch. Tuy nhiên nhờ giá vốn giảm sâu, đồng thời giảm nợ vay nên chi phí tài chính cũng giảm mạnh, dẫn tới lợi nhuận sau thuế nửa đầu năm đạt 35,3 tỷ đồng, cải thiện hơn rất nhiều so với số lỗ 201 tỷ đồng nửa đầu năm ngoái.
Số lãi này đã giúp Nhiệt điện Cẩm Phả vượt xa chỉ tiêu 2,4 tỷ đồng lợi nhuận đặt ra đầu năm. Dù vậy, hết quý 2/2019 Nhiệt điện Cẩm Phả vẫn còn ghi nhận lỗ lũy kế 1.040 tỷ đồng.
Nhắc đến các doanh nghiệp vượt kế hoạch, nhà đầu tư thường cũng ngay lập tức nhớ đến các doanh nghiệp ngành đường như Đường Quảng Ngãi (QNS) hoặc Mía đường Sơn La (SLS). Việc xuất hiện thường xuyên trong danh sách các doanh nghiệp sớm vượt kế hoạch kinh doanh hàng năm của 2 doanh nghiệp này làm nhà đầu tư liên tưởng đến việc các doanh nghiệp xây dựng kế hoạch kinh doanh thật thấp để dễ dàng vượt qua.
Tính riêng quý 2, doanh thu và lợi nhuận Đường Quảng Ngãi có điều chỉnh giảm nhẹ so với cùng kỳ, với số lãi sau thuế 366 tỷ đồng. Và tính chung 6 tháng đầu năm, doanh thu Đường Quảng Ngãi đạt 4.072 tỷ đồng, tăng gần 100 tỷ đồng so với cùng kỳ – tỷ lệ tăng trưởng thấp, chỉ 2,5%. Lợi nhuận sau thuế thậm chí giảm nhẹ 6,5%, còn gần 521 tỷ đồng do chi phí thuế TNDN tăng.
Dù kết quả không nổi bật so với cùng kỳ, nhưng Đường Quảng Ngãi cũng đã vượt xa kế hoạch lãi sau thuế xấp xỉ 200 tỷ đồng mà ĐHCĐ giao phó.
Mía đường Sơn La thậm chí vượt kế hoạch kinh doanh cả năm ngay từ quý 1. Niên độ tài chính của Mía đường Sơn La bắt đầu tư 1/7 và kết thúc vào 30/6 năm sau. Do vậy, tính đến 30/6/2019 Mía đường Sơn La đã chính thức hoàn thành niên độ tài chính 2018-2019.
Trước đó, ngay quý 1 Mía đường Sơn La báo cáo doanh thu tăng gần 42% so với cùng kỳ, đạt trên 197 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế ngược lại, giảm 30% so với cùng kỳ, đạt 21,26 tỷ đồng. Tuy vậy, Mía đường Sơn La vẫn vượt 22% kế hoạch lợi nhuận được giao (20,1 tỷ đồng). Việc lợi nhuận giảm so với cùng kỳ nhưng vẫn vượt kế hoạch cũng cho thấy, kế hoạch của Mía đường Sơn La xây dựng quá thấp.
Tính chung cả năm tài chính 2018-2019 Mía đường Sơn La đạt 877 tỷ đồng doanh thu, tăng 46% so với năm trước đó. Lợi nhuận sau thuế đạt 63 tỷ đồng, giảm 45% so với cùng kỳ nhưng cũng hoàn thành và đạt gấp 3 lần kế hoạch lợi nhuận được giao.
Giá cổ phiếu SLS cũng có nhiều biến động trong nửa đầu năm 2019 vừa qua. Từ mức giá 50.200 đồng/cổ phiếu mở đầu phiên giao dịch đầu năm, SLS có lúc tăng mạnh lên trên 60.000 đồng/cổ phiếu sau đó đột ngột giảm sâu. Hiện SLS đang giao dịch quanh mức 39.500 đồng/cổ phiếu, mất đi khoảng 21% giá trị so với thời điểm đầu năm.
Các doanh nghiệp ngành thủy sản, Thủy sản Mekong (AAM) đạt 8,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 10% so với cùng kỳ và vượt 6% so với kế hoạch lãi 8 tỷ đồng được giao cho cả năm.
Doanh nghiệp ngành nông, lâm sản Angimex (AGM) công bố doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 961 tỷ đồng, giảm 14% so với cùng kỳ. Tuy nhiên nhờ chi phí giá vốn giảm, nên lợi nhuận sau thuế đạt mức tăng trưởng 74%, lên 19,5 tỷ đồng, vượt 22,5% kế hoạch năm. Hiện cổ phiếu AGM đang duy trì giao dịch dưới mệnh giá mấy tháng gần đây.
Doanh nghiệp ngành hạ tầng, CTCP Phát triển hạ tầng Vĩnh Phúc (IDV) công bố kết quả kinh doanh quý 3/2019 cho niên độ tài chính bắt đầu tư 1/10 và kết thúc vào 30/9 năm sau. Trong đó lợi nhuận sau thuế riêng quý 3 đạt 26,5 tỷ đồng, gấp 3,5 lần cùng kỳ. Tổng LNST 9 tháng đạt gần 78,7 tỷ đồng, tăng trưởng 62,6% so với cùng kỳ năm trước đó và đã hoàn thành, vượt 12,4% chỉ tiêu lợi nhuận đặt ra cho cả năm.
Không chỉ kết quả kinh doanh khả quan, trên thị trường cổ phiếu IDV cũng đang không ngừng tăng. Hiện IDV đã tăng 56% kể từ đầu năm, từ vùng giá 25.000 đồng/cổ phiếu lên 39.000 đồng/cổ phiếu như hiện nay.
Bất ngờ nhất có lẽ là Chứng khoán FPT (FTS) với lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm đạt 225,6 tỷ đồng, chính thức hoàn thành và vượt nhẹ chỉ tiêu 220 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế được giao cho cả năm. Lợi nhuận sau thuế đạt hơn 205 tỷ đồng, tăng trưởng 67,8% so với nửa đầu năm trước đó.
Cầu đường CII (LGC) ghi nhận khoản điều chỉnh giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại hơn 185 tỷ đồng của doanh thu phát sinh từ khoản phí bảo toàn vốn chủ sở hữu theo hợp đồng BOT theo thời gian dự án chưa đi vào khai thác từ năm 2009 đến nay do hàng năm chi phí sử dụng lãi vốn chủ đã đóng thuế cho Nhà nước, dẫn đến số lãi bất ngờ gần 258 tỷ đồng trong quý 2.
Tổng LNST 6 tháng đầu năm của Cầu Đường CII đạt gần 356 tỷ đồng, gấp 2,6 lần lợi nhuận đạt được nửa đầu năm ngoái và chính thức vượt 16,8% chỉ tiêu lợi nhuận được giao cho cả năm. Trong đó lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ đạt gần 213 tỷ đồng.
Cũng có giá cổ phiếu tăng mạnh, CTCP Địa ốc 11 (D11) báo lãi quý 2 đạt 15,3 tỷ đồng – số lãi cao nhất theo quý công ty từng đạt được. Tổng doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 217 tỷ đồng, gấp 5,6 lần cùng kỳ. LNST đạt 16 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số 198 triệu đồng đạt được nửa đầu năm ngoái và giúp công ty vượt 11% kế hoạch năm.
Trên thị trường, cổ phiếu D11 đã có mức tăng mạnh giai đoạn cuối quý 2 vừa qua, và đạt mức tăng 51% kể từ đầu năm 2019 đến nay, từ vùng giá 13.100 đồng/cổ phiếu lên 19.800 đồng/cổ phiếu như hiện nay.
Trong số những doanh nghiệp đã vượt kế hoạch lợi nhuận được giao, cũng có những doanh nghiệp vượt nhờ kế hoạch kinh doanh đặt ra thấp, cũng có những doanh nghiệp ghi nhận những khoản thu bất ngờ, có những doanh nghiệp do kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh.
Năm 2019 đã qua 1/2 chặng đường, các doanh nghiệp sớm vượt kế hoạch lợi nhuận vẫn sẽ còn được ghi nhận trong thời gian tới.
Thạch Lâm
Theo Trí thức trẻ
ĐHĐCĐ Sacombank (STB): Chưa thể chia cổ tức cho cổ đông vì đang giai đoạn tái cơ cấu
Sáng ngày 26/4, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - mã chứng khoán: STB) đã tiến hành Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019 thông qua các chỉ tiêu kinh doanh năm nay, trong đó mục tiêu lợi nhuận là 2.650 tỷ đồng
Tại Đại hội, nhiều cổ đông kỳ vọng được chia cổ tức, dù tỷ lệ thấp. Một cổ đông cho rằng, HĐQT Sacombank nên giảm tỷ lệ thù lao từ 2% trên tổng lợi nhuận vượt để lấy 1% chia cho cổ đông.
Trả lời câu hỏi này, ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Sacombank cho rằng, Sacombank đang giai đoạn tái cơ cấu nên theo quy định NHNN không được chia cổ tức.
Trong kế hoạch lúc đầu, Sacombank dự kiến trình cổ đông về việc trích 20% lợi nhuận vượt 2019 để thưởng cho cán bộ nhân viện. Tuy nhiên, Sacombank đã không đưa ra trình Đại hội nội dung này.
Theo lãnh đạo Sacombank, hiện bình quân lương của CBNV Sacombank hơn 6,6 triệu đồng/tháng, thấp nhất trong top các ngân hàng cùng quy mô.
Quỹ tích lũy cổ tức của Sacombank đến nay còn 2.700 tỷ đồng và Sacombank cũng đã nỗ lực trong việc trình xin NHNN để chia cổ tức cho cổ đông. Tuy nhiên, điều này đang chờ ý kiến của NHNN.
Còn về thù lao HĐQT, năm rồi trích 2% trên tổng lợi nhuận, nhưng cũng chưa sử dụng hết. Còn năm 2019, cũng chỉ mới xin thông qua tờ trình, chưa sử dụng. Tuy nhiên, công việc xử lý tại Sacombank còn nhiều và quá trình xử lý nợ xấu vẫn khó khăn.
Về nợ xấu, theo thông tin từ ông Minh, sau 2 năm tái cơ cấu, Sacombank đã giảm được 20.000 tỷ đồng nợ xấu; giảm tỷ lệ tài sản không sinh lời mới có được lợi nhuận trên 2.200 tỷ đồng trong năm 2018.
Năm 2017, Sacombank xử lý được 20.000 tỷ đồng đúng với kế hoạch đặt ra; năm 2018 đặt ra xử lý nợ xấu 15.000 tỷ đồng và Sacombank đã xử lý được 13.000 tỷ đồng; năm 2019 Sacombank tiếp tục đẩy mạnh xử lý nợ xấu.
Năm 2019, Sacombank với mục tiêu tăng trưởng ổn định và đến năm 2020 ngân hàng Sacombank sẽ tăng tốc.
Về tăng trưởng tín dụng, do Sacombank đang giai đoạn tái cơ cấu và có tái cơ cấu một quỹ tín dụng nên được NHNN ủng hộ và giao chỉ tiêu 16%.
Trong quý I/2019, Sacombank tiếp tục xử lý được 5.000 tỷ đồng nợ xấu và dự kiến trong năm nay Ngân hàng sẽ xử lý được khoảng 15.000 tỷ đồng nợ xấu.
Về đấu giá tài sản của Sacombank luôn được đấu giá công khai và từ khi về Sacomabnk đến nay, ông Minh cho biết, chưa mua một tài sản đấu giá nào của Sacombank bán ra.
Năm 2019, Sacombank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 2.650 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2018.
Tổng tài sản dự kiến đạt 455.500 tỷ đồng, tăng tối thiểu 12% so với năm 2018. Tổng nguồn vốn huy động dự kiến đạt 423.500 tỷ đồng, tăng trên 14%, trong đó huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 418.600 tỷ đồng, tăng 17%.
Tổng dư nợ tín dụng đạt 298.100 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 16%, trong đó cho vay khách hàng đạt 297.600 tỷ đồng, tăng 16%.
Kết thúc năm 2018, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của Sacombank là 2.247 tỷ đồng, vượt 22,3% so với kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông giao.
Tổng tài sản đạt 406.041 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm. Tổng nguồn vốn huy động đạt 370.136 tỷ đồng, tăng 9%. Tổng dư nợ tín dụng đạt 257.172 tỷ đồng, tăng 14%, mức tăng trưởng tín dụng được kiểm soát trong biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhưng cơ cấu tín dụng đã được điều chỉnh theo hướng tăng cho vay phân tán nhằm nâng cao hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.
Tỷ lệ nợ xấu đã giảm về mức 2,11%, điều này cho thấy hiệu quả và tiến độ xử lý nợ xấu được chú trọng, đảm bảo theo đúng kế hoạch của Hội đồng quản trị đề ra ngay từ đầu nhiệm kỳ.
Thùy Vinh
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
FPT Telecom (FOX) lãi sau thuế 311 tỷ đồng trong quý 1, tăng 14% so với cùng kỳ Doanh thu quý 1 của FPT Telecom đạt mức tăng trưởng 18%.CTCP Viễn thông FPT (FPT Telecom - mã chứng khoán FOX) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2019 với doanh thu và lợi nhuận đều tăng so với cùng kỳ. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 2.375 tỷ đồng, tăng 18,1% so với quý 1/2018, trong khi chi phí...