Điểm danh các công ty kiểm toán có chất lượng “đạt yêu cầu”
Theo báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2019 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), trong số 10 công ty kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, chỉ có 2 công ty đạt chất lượng tốt, 8 công ty còn lại chỉ ở mức “đạt yêu cầu”.
Hai công ty được UBCK xếp loại tốt là PwC Việt Nam và Deloitte Việt Nam, thuộc Big4 – nhóm 4 ông lớn trong ngành kiểm toán thế giới.
Trong đợt kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2018 của UBCK, chỉ có một công ty được xếp loại tốt trong tổng số 7 công ty là Ernst & Young Việt Nam, cũng thuộc “Big 4″.
Theo UBCK, phần lớn công ty kiểm toán đều tuân thủ các quy định về ban hành quy chế kiểm soát chất lượng dịch vụ, tuyển dụng – đào tạo, lưu trữ hồ sơ kiểm toán báo cáo tài chính…
Tuy nhiên, sau khi các đoàn kiểm tra chọn ngẫu nhiên 3 – 4 hồ sơ kiểm toán đã hoàn thành và được phát hành trong năm 2018 và 2019 để kiểm tra thì phát hiện một số công ty có nhiều hạn chế, thiếu sót.
Nhìn vào danh sách được công bố, 8 công ty chỉ được xếp loại “đạt yêu cầu” trong đợt kiểm tra chất lượng dịch vụ năm 2019 gồm có: Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn Chuẩn Việt; Công ty TNHH Kiểm toán An Việt; Công ty TNHH Kiểm toán và thẩm định giá Việt Nam; Công ty TNHH Kiểm toán VACO; Công ty TNHH Kiểm toán -Tư vấn ất Việt; Công ty TNHH PKF Việt Nam; Công ty TNHH Grant Thornton Việt Nam và Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn RSM Việt Nam.
áng chú ý, UBCK đã đình chỉ tư cách kiểm toán viên chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán đối với hai kiểm toán viên thuộc Công ty TNHH Kiểm toán và thẩm định giá Việt Nam (AVA) do có sai phạm trong việc kiểm toán báo cáo tài chính năm 2018 của CTCP ầu tư phát triển xây dựng và thương mại Việt Nam.
AVA được thành lập năm 2006, là thành viên của Hãng kiểm toán quốc tế MGI (MGI là 1 trong 15 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới có trụ sở chính tại London, Anh).
Tính đến hết tháng 7/2019, AVA có 29 kiểm toán viên được chấp thuận kiểm toán các đơn vị có lợi ích công chúng. Sang năm 2020, UBCK chỉ chấp thuận 20 kiểm toán viên của công ty này.
Báo cáo minh bạch năm 2018 của AVA cho biết, Công ty đã hoàn thành kiểm toán báo cáo tài chính năm 2018 cho 56 đơn vị có lợi ích công chúng. Một số doanh nghiệp đáng chú ý trong danh sách này như CTCP Cao su Hòa Bình (HRC, sàn HOSE), CTCP Cao su ồng Phú (DPR, sàn HOSE) hay CTCP May Bình Minh (BMG, sàn UPCoM)…
UBCK cũng đình chỉ tư cách kiểm toán viên chấp thuận cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán đối với hai kiểm toán viên thuộc Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn ất Việt (Vietland).
Video đang HOT
Hai kiểm toán viên này có sai phạm trong việc kiểm toán báo cáo tài chính năm 2018 của CTCP Sản xuất xuất nhập khẩu inox Kim Vĩ (KVC – HNX).
Vietland được thành lập năm 2001, hiện có vốn điều lệ 5 tỷ đồng. Theo báo cáo minh bạch năm 2019 của Vietland, Công ty có 19 kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận, bằng với con số được UBCK chấp thuận năm 2020.
Trong năm vừa rồi, có 22 đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán và 5 đơn vị có lợi ích công chúng khác đã được kiểm toán hoàn thành bởi Vietland.
Công ty TNHH Kiểm toán An Việt (AnViet CPA) cũng nằm trong danh sách những công ty kiểm toán chỉ “đạt yêu cầu” qua đợt kiểm tra chất lượng của năm UBCK.
Báo cáo minh bạch của AnViet CPA cho thấy, hiện công ty này có 25 kiểm toán viên hành nghề được chấp thuận, năm 2019 kiểm toán báo cáo tài chính cho 59 đơn vị có lợi ích công chúng.
Các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ kiểm toán của An Việt hầu hết thuộc lĩnh vực vật tư, xây dựng, vận tải…
Dựa trên cơ sở đánh giá rủi ro đối với các công ty kiểm toán, UBCK chỉ ra nhiều thiếu sót liên quan đến kỹ thuật kiểm toán của các công ty trên.
Việc chỉ có các công ty kiểm toán thuộc “Big 4″ được xếp loại tốt về chất lượng dịch vụ một phần lý giải nguyên nhân vì sao nhóm công ty này thống trị ngành kiểm toán Việt Nam.
Hiện, 4 công ty này chiếm 50,41% thị phần doanh thu toàn ngành, trong khi số lượng kiểm toán viên chỉ chiếm 12,47% số lượng kiểm toán hành nghề toàn ngành, theo Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2018 của Bộ Tài chính.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Khoảng 24,1 tỷ USD vốn lưu động thuần của doanh nghiệp Việt đang tồn đọng
Theo Báo cáo nghiên cứu "Tăng trưởng bền vững và khả năng thanh khoản" ("Cash for growth or growth for cash?") lần 2 của PwC Việt Nam vừa hoàn thành mới đây, cơ hội giải phóng tiền mặt từ vốn lưu động ở Việt Nam năm tài chính 2018 ước tính lên tới khoảng hơn 11 tỷ USD.
Báo cáo cũng đưa ra những phân tích chuyên sâu về tình hình quản lý vốn lưu động của 509 doanh nghiệp lớn nhất tính theo doanh thu, thuộc 15 nhóm ngành khác nhau trong 4 năm gần nhất, các doanh nghiệp đã và đang được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX).
Nhận xét về hiệu quả quản lý vốn lưu động ở doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, ông Mohammad Mudasser, Lãnh đạo Dịch vụ tư vấn Quản lý vốn lưu động của PwC Việt Nam nhấn mạnh: "Hiệu quả sử dụng vốn lưu động đã và đang bị đánh đổi để đạt được tăng trưởng doanh thu, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng lực hoạt động bền vững của doanh nghiệp. Quản lý vốn lưu động chỉ đạt hiệu quả tối ưu khi có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban và sự ủng hộ từ các cấp lãnh đạo trong việc thiết lập văn hóa tiền mặt cho doanh nghiệp".
Việc tối ưu hóa quản lý vốn lưu động còn giúp ích trong việc nâng cao thanh khoản, điều vốn được xem là "huyết mạch" của hoạt động doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, tình trạng phụ thuộc vào nguồn vốn vay mượn ngày càng phổ biến, trong khi lượng tiền mặt bị tồn đọng trong vốn lưu động ngày một gia tăng. Đây là nguồn vốn thích hợp nhất cho doanh nghiệp không chỉ bởi lợi ích chi phí đem lại, mà còn bởi tính sẵn có trong nội tại đặc biệt trong bối cảnh kinh doanh đầy tính cạnh tranh hiện nay.
Theo đánh giá của PwC Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam trong năm tài chính 2018 ghi nhận suy giảm về hiệu quả sử dụng vốn lưu động so với năm trước, đồng thời còn nhiều hạn chế so với các nước trong khu vực châu Á cũng như so với Thế giới về chu kỳ tiền mặt (C2C).
Tốc độ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn năm tài chính
2017-2018 ở mức hai con số, đạt 15%. Tuy nhiên, biên lợi nhuận chưa tăng trưởng ở mức tương ứng do kém hiệu quả trong việc quản lý chi phí. Kết quả là, tỷ suất sinh lời trên vốn dài hạn (ROCE) của các doanh nghiệp trong phạm vi nghiên cứu tiếp tục xu hướng suy giảm, riêng trong năm 2018 đã giảm 6,7 điểm phần trăm.
PwC ước tính khoảng 24,1 tỷ USD tiền mặt hiện đang bị tồn đọng trong vốn lưu động thuần của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tổng giá trị cơ hội cải thiện chiếm khoảng 50% vốn lưu động thuần và tương đương với 7% doanh thu của các doanh nghiệp được nghiên cứu. Riêng cơ hội đối với ngành Hàng tiêu dùng và ngành Kỹ thuật và Xây dựng chiếm khoảng một phần ba tổng lượng tiền mặt có thể được giải phóng.
Khoảng 24,1 tỷ USD tiền mặt hiện đang bị tồn đọng trong vốn lưu động thuần của các doanh nghiệp tại Việt Nam
Để đạt hiệu quả tối ưu trong việc quản lý vốn lưu động, PwC khuyến nghị các doanh nghiệp nên tập trung vào việc quản lý hiệu quả Hàng tồn kho cũng như Khoản phải thu khách hàng.
Cũng theo báo cáo của PwC, số ngày C2C năm tài chính 2018 đạt 67 ngày, tăng 2 ngày so với 2017, chủ yếu là do sự sụt giảm của chu kỳ khoản phải trả người bán của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lưu động chủ yếu đang được tài trợ bằng nợ vay ngắn hạn thay vì nỗ lực giải phóng tiền mặt từ hoạt động của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên cân nhắc tính khả dụng của các sản phẩm tài chính như tài trợ
khoản phải thu và khoản phải trả, có thể đem lại lợi ích chi phí đáng kể khi sử dụng đúng mực.
Những doanh nghiệp tăng trưởng nhanh (với tăng trưởng doanh thu bốn năm gần nhất cao hơn
mức trung vị trong bốn năm gần nhất) gia tăng việc sử dụng nợ vay ngắn hạn, với CAGR nợ vay
ngắn hạn 4 năm gần nhất ở mức 13,5%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng doanh thu. Việc này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho khả năng hoạt động bền vững của doanh nghiệp.
Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp tại Việt Nam, tiếp tục kém hơn đa số các nước thuộc khu vực châu Á cũng như các khu vực và quốc gia phát triển như châu Âu, Mỹ và châu Úc.
Doanh nghiệp Việt Nam có C2C cao hơn 9 ngày so với trung vị châu Á và cao hơn đến 13 ngày so với Malaysia. Trong đó, Malaysia - với hiệu quả quản lý vốn lưu động tốt thứ hai ở châu Á, đã đạt hiệu quả đáng kể trong việc trong việc quản lý hàng tồn kho (DIO thấp hơn 10 ngày) và quản lý khoản phải thu (DSO thấp hơn 8 ngày) so với Việt Nam.
Báo cáo của PwC cũng cho thấy sự khác biệt rõ rệt về hiệu quả thực hiện giữa nhóm doanh nghiệp quản lý tốt và chưa tốt vốn lưu động trong năm qua. Trong khi doanh nghiệp đạt hiệu quả cao liên tục cải thiện kết quả đạt được, cụ thể chu kỳ C2C được rút ngắn đáng kể, thì những doanh nghiệp đạt hiệu quả thấp tiếp tục ghi nhận sự suy giảm, điều này dẫn đến sự suy giảm tổng thể của C2C cho các doanh nghiệp phân tích. Nhóm doanh nghiệp này còn ghi nhận hiệu quả tài chính vượt trội về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ thanh khoản cũng như khả năng tự tài trợ thay vì dựa vào các nguồn tài chính bên ngoài so với nhóm còn lại.
Bên cạnh đó, quản lý vốn lưu động hiệu quả có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp giúp kiểm soát và giải phóng tiền mặt còn tồn đọng, đây cũng là nguồn vốn giá trị cao mà các doanh nghiệp thường xuyên bỏ qua. Đặc biệt, với thực trạng hiện nay, khi các doanh nghiệp tăng trưởng nhanh đang ngày một phụ thuộc vào các nguồn vốn vay mượn ngắn hạn.
Đề cập đến những trăn trở về tăng trưởng bền vững, báo cáo của PwC cũng ghi nhận rằng, những doanh nghiệp có có hiệu quả sử dụng vốn tốt nhất đang ngày một rút ngắn số ngày C2C, xu hướng này sẽ càng gia tăng khoảng cách, khiến các doanh nghiệp trong nhóm sử dụng vốn kém hiệu quả ngày một tụt lại phía sau.
Đáng chú ý, bên cạnh lượng tiền mặt bị tồn đọng trong vốn lưu động thuần tăng gấp đôi chỉ sau 1 năm, cũng như sự suy giảm của chu kỳ tiền mặt C2C, mức chênh lệch gần như tương phản giữa chỉ số tăng doanh thu (15%) và biên lợi nhuận (3%) ở các doanh nghiệp tại Việt Nam làm nổi cộm lên gánh nặng về chi phí vận hành, đồng thời chỉ ra rằng cơ hội để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng vốn là rất lớn.
"Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động tích cực quản lý và duy trì các yếu tố trong quản lý vốn lưu động để tối ưu hóa hiệu quả và tăng cường tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp", báo cáo nhận định.
Theo Báo cáo của PwC, chu kỳ tiền mặt (C2C) năm tài chính 2018 ghi nhận lâu hơn 2 ngày đối với các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam so với 2017.
Chỉ 7 trong số 15 nhóm ngành nghiên cứu ghi nhận cải thiện về hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong cùng giai đoạn.
Khoảng 24,1 tỷ USD đang bị tồn đọng trong vốn lưu động thuần của doanh nghiệp, trong đó 11,3 tỷ USD có thể được giải phóng bằng việc áp dụng các giải pháp tối ưu quy trình quản lý vốn lưu động
Cải thiện về Hàng tồn kho và Khoản phải thu chiếm khoảng 70% tổng cơ hội cải thiện.
Để gia tăng lợi thế cạnh tranh, theo khuyến nghị của PwC, một số việc doanh nghiệp có thể bắt đầu thực hiện để chủ động cải thiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động bao gồm: Làm việc với các cấp lãnh đạo doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực quản lý vốn lưu động; Đảm bảo các cấp quản lý hiểu được tầm quan trọng của vốn lưu động với doanh nghiệp; Tích hợp chuyên môn, hệ thống thông tin/ phân tích dữ liệu tối ưu nhất để cải thiện quy trình quản lý vốn lưu động;
Cung cấp cho các phòng ban thông tin và các công cụ cụ thể, chính xác với mục đích nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong quá trình đàm phán, đồng thời phối hợp với các bên liên quan nhằm làm giảm lượng vốn lưu động trong nội tại doanh nghiệp cũng như xuyên suốt chuỗi cung ứng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Uỷ ban chứng khoán Nhà nước phát hiện nhiều thiếu sót tại các công ty kiểm toán Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố kết quả kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2019 tại 10 doanh nghiệp kiểm toán được chấp thuận kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán. Theo đó, 11 hạn chế liên quan đến kỹ thuật kiểm toán của các công...