Điểm chuẩn xét tuyển đại học năm 2021: Thi tốt nghiệp dưới 20 điểm vẫn có thể lựa chọn hàng loạt trường xịn sò ở Hà Nội
Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải… là những cái tên thí sinh có thể cân nhắc nếu điểm thi dưới 20 điểm.
Đến thời điểm hiện tại, gần 1 triệu thí sinh 2k3 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 đã biết kết quả thi của mình. Dù có thể mức điểm không cao như kỳ vọng, nhưng từ 20 điểm, các bạn vẫn có rất nhiều lựa chọn ngành nghề.
20 điểm nên chọn trường nào ở Hà Nội? Dưới đây là các trường Đại học có các ngành học với mức điểm chuẩn theo phương thức xét tuyển điểm thi THPT dưới 20 điểm, năm học 2020 – 2021.
Theo dự đoán, điểm chuẩn đại học năm này có thể nhỉnh hơn ở một số khối thi. Vì vậy, thí sinh cần tham khảo và cân nhắc kỹ trước khi nộp hồ sơ xét tuyển.
Đến thời điểm hiện tại, gần 1 triệu thí sinh 2k3 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT đợt 1 đã biết kết quả thi của mình. Ảnh: Trần Bảo Ân.
1. Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Năm 2020, Học viện Báo chí và Tuyên truyền có các ngành lấy điểm chuẩn 16, tại tất cả tổ hợp, thấp nhất trong 39 ngành đào tạo là ngành Chính trị học, chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nhiều ngành có điểm chuẩn dưới 20 như Triết học, Chủ nghĩa Xã hội khoa học, Chính trị học chuyên ngành quản lý hoạt động tư tưởng văn hóa…
Tuy nhiên, vào năm 2020, điểm chuẩn của trường này tăng tương đối cao so với mặt bằng chung các trường trên cả nước. Vì vậy nếu thật sự có nguyện vọng muốn học ngôi trường này thì cần phải cân nhắc học lực để đưa ra sự lựa chọn an toàn, chính xác.
2. Đại học Văn hóa Hà Nội
Vào năm 2020, một số ngành của trường này có điểm chuẩn ở mức dưới 20 như: Quản lý văn hóa – Quản lý di sản văn hóa, Thông tin thư viện, Kinh doanh xuất bản phẩm, Quản lý văn hóa – Chính sách văn hóa và quản lý nghệ thuật, Quản lý văn hóa – Chính sách văn hóa quản lý nghệ thuật, Văn hóa các DTTS (dân tộc thiểu số) Việt Nam – Tổ chức và quản lý văn hóa vùng DTTS…
Các ngành Quản lý nhà nước về gia đình, Bảo tàng học, Kinh doanh xuất bản phẩm có điểm chuẩn thấp nhất là 15.
Video đang HOT
3. Đại học Mở Hà Nội
Đại học Mở Hà Nội là lựa chọn hợp lý dành với những thí sinh thắc mắc đạt 20 điểm khối D nên chọn trường nào ở Hà Nội bởi đây là ngôi trường được đánh giá có chất lượng đào tạo tốt, điểm chuẩn lại nằm ở tầm trung. Nếu như được 18 – 20 điểm thì bạn hoàn toàn có thể chọn ngành Công nghệ Kỹ thuật điện tử viễn thông, Công nghệ Kỹ thuật điều khiển – Tự động hóa. Hoặc có thể chọn ngành Công nghệ thực phẩm và Công nghệ sinh học….với điểm chuẩn từ 15 – 17,5 điểm.
4. Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng là một ngôi trường phù hợp cho những thí sinh có mức 18, 19, 20 điểm khối D. Vào năm 2020, ngôi trường này có mức điểm chuẩn từ 15 – 18.5 điểm đối với các ngành như: Quản trị kinh doanh, Thương mại điện tử, Ngôn ngữ Anh, Kinh tế nông nghiệp, Công nghệ thực phẩm (Công nghệ thực phẩm, Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm) và rất nhiều ngành nghề khác…
5. Đại học Thủy Lợi
Đây là ngôi trường đào tạo rất nhiều ngành nghề và có mức điểm chuẩn năm 2020 từ 15-22,75, cao nhất là ba ngành Công nghệ thông tin, Kỹ thuật phần mềm và Hệ thống thông tin.
Nhóm các ngành có điểm chuẩn trên 20 còn có Kỹ thuật ôtô, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Quản trị kinh doanh, Kế toán và Kinh tế. Ngưỡng trúng tuyển các ngành còn lại chủ yếu 15-18. Năm 2019, Công nghệ thông tin có điểm trúng tuyển cao nhất 19,5. Hai ngành khác lấy trên 19 là Kế toán và Quản trị kinh doanh, đều tăng khoảng 1,5 so với năm 2018. Ở nhóm có đầu vào thấp, 12/25 ngành lấy mức 14.
6. Đại học Công đoàn
Đây cũng là ngôi trường đào tạo các ngành từ xã hội học đến các lĩnh vực thuộc kinh tế ở mức điểm chuẩn dưới 20. Năm 2020, điểm chuẩn các ngành của trường dao động 14,5 – 23,25 điểm. Bên cạnh các ngành có điểm chuẩn ở ngưỡng 22-23, Đại học Công đoàn có bốn ngành lấy 14,5 và 15 điểm, trong đó Quan hệ lao động, Bảo hộ lao động và Xã hội học thấp nhất.
7. Đại học Lao động – Xã hội
Trường Đại học Lao động – Xã hội có mức điểm khá thấp, chỉ từ 14 đến 21 điểm.
8. Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải
Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải là nơi đào tạo chuyên sâu về kỹ thuật xây dựng. Dù vậy, trường vẫn có một số ngành khác thuộc kinh tế xây dựng. Điểm trúng tuyển vào các ngành học của trường này năm 2020 có nhiều mức khác nhau. Giữa ngành có điểm chuẩn cao nhất với ngành có điểm chuẩn thấp nhất cách nhau 9 điểm. Ngành có điểm chuẩn cao nhất là 24 điểm (logistics và quản lý chuỗi cung ứng), những ngành có điểm chuẩn thấp nhất là 15 điểm.
Một số ngành có điểm chuẩn dưới 20 như Kế toán, hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu…
9. Học viện Chính sách và phát triển
Học viện chủ yếu đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế. Mức điểm của trường nằm ở mức trung bình từ 19-20 rất phù hợp cho những bạn trẻ học lực khá.
10. Đại học Sư phạm Hà Nội
Đại học Sư phạm Hà Nội là một trong những trường top đầu khu vực Hà Nội. Năm 2020, ngành Triết học (khối A00) và Ngành Công nghệ Thông tin (A00) có điểm chuẩn thấp nhất với 16 điểm. Ngành Giáo dục mầm non sư phạm tiếng Anh lấy 19 điểm; Giáo dục đặc biệt 19,15 điểm; Sư phạm Tin học 19,5 điểm; Sư phạm Lịch sử 19,95 điểm; Sư phạm tiếng Pháp 19,34 điểm; Sư phạm công nghệ 18,55 điểm; Chính trị học 18 điểm…
11. Đại học Nội vụ Hà Nội
Năm 2020, điểm trúng tuyển Đại học Nội vụ Hà Nội từ 14,5 đến 23, cho các ngành học của trường. Các ngành như Luật, Văn hóa học (Chuyên ngành Du lịch và truyền thông), Quản lý nhà nước… đều có mức điểm trúng tuyển từ 16 đến 20 điểm.
12. Đại học Nông nghiệp Việt Nam
Học viện Nông nghiệp Việt Nam có điểm chuẩn xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 là 15-18,5, trong đó hầu hết ngành lấy 15-16.
Nhóm ngành Sư phạm Công nghệ lấy cao nhất 18,5, hai ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Nông nghiệp công nghệ cao cùng lấy 18. Đây là 3/25 nhóm ngành có ngưỡng trúng tuyển từ 18 trở lên, còn lại đều lấy 15-16 điểm.
Ngành truyền thông, quan hệ công chúng sẽ lấy điểm chuẩn cao
Lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đưa ra những phân tích về khả năng biến động mức điểm chuẩn các ngành học của trường để các thí sinh có thể tham khảo, cân nhắc điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển năm 2021.
Trao đổi với VietNamNet , PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho hay, căn cứ phổ điểm các môn thi tốt nghiệp THPT do Bộ GD-ĐT công bố, có thể nhận định mức điểm chuẩn các ngành học của Học viện năm nay sẽ không thấp hơn năm ngoái.
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
"Trong các năm trở lại đây và năm nay, tôi nghĩ cũng không phải ngoại lệ, các ngành, chuyên ngành như Quan hệ công chúng; Quảng cáo; Truyền thông marketing; Truyền thông đa phương tiện; Truyền thông đại chúng, Truyền thông quốc tế, Quan hệ quốc tế vẫn duy trì độ "hot", đồng nghĩa với việc sẽ có mức điểm chuẩn cao nhất" - bà Giang nói.
Trong khi đó, theo bà Giang, các chuyên ngành Báo chí hiện nay không còn là sự lựa chọn hàng đầu của các thí sinh, điểm chuẩn của các chuyên ngành này cũng không còn giữ vị trí "top" đầu, kể cả các chuyên ngành Báo truyền hình, Báo phát thanh, Báo mạng điện tử.
"Điều này cũng là tất yếu bởi lĩnh vực hoạt động và cơ hội nghề nghiệp báo chí ngày càng bị thu hẹp, trong khi yêu cầu tác nghiệp báo chí trong bối cảnh Cách mạng 4.0 ngày càng cao hơn, phức tạp hơn và có sự dịch chuyển sang các nhóm ngành truyền thông. Kết quả khảo sát tình trạng việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp thuộc các chuyên ngành Báo chí trong khoảng 4 năm trở lại đây của Học viện cho thấy, có xu hướng sinh viên tốt nghiệp các chuyên ngành Báo chí nhưng lại làm nhiều các công việc liên quan đến lĩnh vực truyền thông. Nắm bắt được xu thế này, Học viện đã tổ chức tuyển sinh 3 ngành là Truyền thông đại chúng và Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông quốc tế từ năm 2018", bà Giang nói.
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Nhận định chung, bà Giang dự đoán, năm nay các ngành thuộc nhóm ngành Báo chí và truyền thông sẽ có điểm chuẩn tăng lên so với năm ngoái. Đặc biệt, điểm chuẩn tổ hợp xét tuyển theo khối D01 sẽ tăng mạnh nhất.
"Khả năng ngoại ngữ của các thí sinh ngày càng tăng lên, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, nhiều thí sinh có khả năng ngoại ngữ tốt sẽ không đi du học mà đăng ký vào các trường đại học trong nước, trong đó có cả Học viện Báo chí và Tuyên truyền", bà Giang phân tích.
Tuy nhiên, bà Giang cũng cho rằng, đây là một trong những rủi ro đối với công tác tuyển sinh của Học viện, bởi nhóm sinh viên này thiếu tính ổn định.
"Đây cũng là lý do mà Học viện Báo chí và Tuyên truyền giới hạn dành tối đa 20% chỉ tiêu của từng ngành cho phương thức xét tuyển kết hợp (sử dụng chứng chỉ quốc tế môn Tiếng Anh kết hợp với kết quả học bạ 5 kỳ bậc THPT). Nếu tăng chỉ tiêu cho thí sinh xét tuyển bằng phương thức kết hợp thì câu chuyện sẽ có 2 mặt. Một mặt, đây là lượng thí sinh có chất lượng tốt, nhất là năng lực ngoại ngữ tốt, nhưng mặt khác, các em lại không "chắc chân" việc theo học lâu dài tại trường. Nhiều em có tâm lý vào trường học dự phòng 1 - 2 năm, khi dịch bệnh được kiểm soát sẽ tiếp tục đi du học. Nên nếu trường lấy tỷ lệ này cao thì có thể chỉ khoảng sau 1-1,5 năm sẽ bị hụt lớn với số sinh viên này", bà Giang phân tích.
Về điểm chuẩn đối với 8 chuyên ngành Báo chí, theo bà Giang, về cơ bản, điểm chuẩn sẽ không biến động nhiều so với năm ngoái. "Tuy nhiên, các chuyên ngành Báo truyền hình và Báo mạng điện tử có thể sẽ có điểm chuẩn nhích nhẹ" - bà Giang cho hay.
Còn nhóm ngành Lý luận chính trị thì điểm chuẩn sẽ ổn định, ít biến động.
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang cũng nhấn mạnh, trên đây chỉ là những phân tích mang tính lý thuyết, thực tiễn điểm chuẩn còn phụ thuộc vào số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển theo từng ngành và chất lượng điểm thi thực tế của thí sinh. Do đó, thông tin chỉ có tính chất tham khảo.
Điểm chuẩn Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo xét tuyển kết hợp Để trúng tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền theo phương thức xét tuyển kết hợp, thí sinh cần có IELTS tối thiểu 6.5. Theo thông báo điểm trúng tuyển theo phương thức xét tuyển kết hợp của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, điểm chuẩn dao động từ IELTS 6.5 đến 7.5. Cụ thể, ngành Báo truyền hình, Thông...