Điểm chuẩn và học phí ngành Quản trị kinh doanh như thế nào?
Quản trị kinh doanh là ngành được thí sinh quan tâm trong nhóm ngành Kinh tế. Hàng năm, điểm đầu vào của ngành này tại các trường đều ở mức cao.
Thậm chí có những trường, thí sinh phải đạt trung bình trên 9 điểm mỗi môn mới trúng tuyển.
Với những trường top đầu và có truyền thống đào tạo khối ngành Kinh tế như Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, Trường ĐH Ngoại thương, Học viện Tài chính hay Trường ĐH Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội,… điểm chuẩn vào ngành Quản trị kinh doanh luôn dao động ở mức 25 – 28 điểm.
Đặc biệt, trong năm 2020, điểm chuẩn ngành Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Ngoại thương lấy tới 27,95 điểm; Trường ĐH Kinh tế Quốc dân lấy 27,2 điểm. Điều này đồng nghĩa với việc, nhiều thí sinh đạt trung bình 9 điểm mỗi môn vẫn có nguy cơ trượt vào ngành này của trường.
Nếu kết quả thi thấp hơn mức trên, vẫn còn một số lựa chọn khác để thí sinh tham khảo. Một số trường kỹ thuật “có tiếng” cũng đào tạo ngành Quản trị kinh doanh như Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường ĐH Công nghiệp,… với mức điểm chuẩn khoảng 23,5 – 25,75 điểm.
Với những thí sinh có điểm thi tốt nghiệp THPT nhỏ hơn 20, cơ hội vẫn rộng mở nếu thí sinh đăng ký vào ngành Quản trị kinh doanh của Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Trường ĐH Mỏ – Địa chất, Học viện Nông nghiệp Việt Nam,… Đây là những trường có tỷ lệ chọi vào ngành Quản trị kinh doanh thấp hơn, học phí cũng “mềm” hơn so với các trường còn lại.
Dưới đây là điểm chuẩn và mức học phí của một số trường có đào tạo ngành Quản trị kinh doanh trên cả nước vào năm ngoái:
Điểm khối A00, A01, D01 năm 2021 như thế nào?
Video đang HOT
Ngành Quản trị kinh doanh chủ yếu xét tuyển theo tổ hợp A00, A01 và D01.
Thống kê cho thấy, khối A00 chỉ có 12 thí sinh đạt điểm số trên 29.
Có 216 thí sinh đạt điểm trên 28 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 29;
Có 1.608 thí sinh đạt điểm trên 27 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 28;
Có 6.717 thí sinh đạt điểm trên 26 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 27;
Có 18.060 thí sinh đạt điểm trên 25 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 26;
Có 31.785 thí sinh có mức điểm lớn hơn 24 nhưng
Có 42.067 thí sinh có mức điểm lớn hơn 23 nhưng
Kết quả này thấp hơn so với khối A01 khi khối thi này có tới 20 thí sinh đạt điểm số trên 29. Số thí sinh đạt điểm trên 28 và nhỏ hơn 29 cũng lên tới con số 503, gần gấp đôi so với khối A00.
Ngành Quản trị kinh doanh còn xét điểm tổ hợp môn có khá nhiều thi sinh đăng ký thi đó là khối D01 . Khối này chỉ có 3 thí sinh trên 29 điểm.
Có 339 thí sinh đạt điểm trên 28 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 29;
Có 5.184 thí sinh đạt điểm trên 27 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 28;
Có 19.391 thí sinh đạt điểm trên 26 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 27;
Có 38.783 thí sinh đạt điểm trên 25 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 26;
Có 54.452 thí sinh đạt điểm trên 24 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 25;
Có 62.781 thí sinh đạt điểm trên 23 nhưng nhỏ hơn hoặc bằng 24.
Quán quân Đường lên đỉnh Olympia đăng ký xét tuyển vào đại học nào?
Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20 cho hay, có thể em sẽ đạt được mục tiêu đặt ra trước kỳ thi tốt nghiệp THPT, đó là Toán và Tiếng Anh trên 9 điểm; các môn còn lại (trừ Ngữ văn) trên 8 điểm.
Nguyễn Thị Thu Hằng, học sinh lớp 12B1 trường THPT Kim Sơn A (Ninh Bình) được biết đến là thí sinh giành ngôi vị Quán quân chương trình Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20. Cũng giống như các bạn bè, Thu Hằng vừa trải qua kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.
Mới đây, cô bạn đã chia sẻ về những ngày thi tốt nghiệp THPT vừa qua của mình.
Chia sẻ với VietNamNet, Thu Hằng kể, trước tất cả các môn thi, em thường hay viết ra một câu gì đó ngắn gọn để như là một cách động viên, tự lên dây cót cho chính mình như "Quyết tâm", "Chiến thắng", "Cố gắng"...
Đây cũng là điều mà cô bạn này thường làm hồi thi Đường lên đỉnh Olympia. Trước đây, trước mỗi cuộc thi Olympia, trên tờ giấy nháp của Thu Hằng cũng thường có những dòng chữ như vậy.
Hằng kể, buổi sáng ngày 8/7 với bài thi Khoa học Tự nhiên em làm không được tốt. Vì vậy, em đặt quyết tâm cao nhất ở bài thi môn Tiếng Anh diễn ra chiều cùng ngày.
"Đây là môn thi mà em đặt rất nhiều tâm huyết và kỳ vọng bởi tiếng Anh là môn học em yêu thích nhất và cũng là thế mạnh của em", Hằng chia sẻ.
Nguyễn Thị Thu Hằng, Quán quân Đường lên đỉnh Olympia 2020. Ảnh: Thanh Hùng
Thu Hằng cho hay, kết quả thi tốt nghiệp THPT vừa qua của em cũng khá ổn và có thể đạt được mục tiêu mà em đặt ra trước thi, đó là Toán và Tiếng Anh phải trên 9; trừ môn Văn hình thức tự luận còn các môn còn lại trên 8.
"Nếu theo đáp án mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, em áng chừng có thể Toán đạt 9,2 điểm. Môn tiếng Anh thì em làm sai 1 câu và dự kiến khoảng 9,8. Vật lý khoảng 8,25. Tất nhiên số điểm này do em tự chấm và trong trường hợp việc tô đáp án của em là hoàn toàn chính xác, không có sai lệch. Còn môn Văn thì do thi tự luận nên em cũng khó dự kiến được mức điểm", Hằng chia sẻ.
Hằng cho hay, trở thành Quán quân Olympia em cũng được tuyển thẳng vào một số trường đại học trong nước, tuy nhiên em vẫn tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT để lấy điểm xét tuyển vào những ngành/trường học mà mình yêu thích. Hằng dự kiến nộp xét tuyển đại học theo khối A01 hoặc D01.
Nguyện vọng 1 của Hằng vào ngành Kinh tế quốc tế của Học viện Ngoại giao, nguyện vọng 2 là ngành Kinh tế của Trường ĐH Ngoại thương; nguyện vọng 3 là Học viện Tài chính.
Màu sắc song ngữ, quốc tế: UEF 'hút' thí sinh, phụ huynh Trường được biết đến có thế mạnh đào tạo nhóm ngành kinh tế, tài chính và quản lý nên nhiều thí sinh ngay khi đặt chân đến ngày hội đã tìm đến gian hàng để được giải đáp "tất tần tật" các thắc mắc, trăn trở liên quan đến phương thức tuyển sinh, học bổng, ưu điểm ngành nghề. Trường được biết đến...