Điểm chuẩn khối A sẽ cao hơn năm trước
Đợt I kỳ thi tuyển sinh vào ĐH, CĐ đã kết thúc với tỷ lệ thí sinh dự thi là 75,7 %, tương đương năm trước thí sinh bỏ thi dần qua các ngày là 3.305 người.
Ảo, lỗ và sẽ tiếp tục… ảo!
Học viện Tài chính có tổng số 12.345 thí sinh đăng ký dự thi, nhưng chỉ có 49% thí sinh đến dự thi. Trường này báo số thí sinh ảo chiếm 51% và phải bù khoảng 700-800 triệu đồng cho kỳ thi tuyển sinh.
Trường ĐH Kinh tế Quốc dân cũng chỉ có 49,8% số thí sinh đến dự thi nhưng theo ông Nguyễn Quang Dong, Trưởng Phòng Đào tạo thì nhà trường vẫn phải đảm bảo quy chế tuyển sinh với điều kiện: Phòng thi không quá 40, trong khi có phòng thi chỉ có 20%-30% số thí sinh dự thi! Ngoài ra, chi cho đoàn cán bộ đi làm thi ở Hải Phòng 200 triệu chi cho đoàn đi Vinh nhiều hơn thế…
ĐHKH Tự nhiên (ĐHQG HN), mặc dù có tới 8 ngành hỗ trợ kinh phí cho người học, ít nhất bằng mức thu học phí, nhưng cũng chỉ đạt 55% thí sinh đến dự thi.
TS Trịnh Thị Thúy Giang cho biết, các trường lỗ to với chi phí cho cơ sở vật chất và tổ chức thi. Lấy ví dụ, số tiền thực thu trên đầu một thí sinh là 80.000 đồng nhưng gửi một thí sinh đi thi ở các cụm khác phải trả lệ phí từ 150 đến 180 nghìn đồng.
Tuy nhiên, nỗi lo thí sinh ảo ở “đoạn” đi thi này vẫn còn nhỏ so với nỗi lo thí sinh ảo ở giai đoạn xét tuyển sắp tới.
Số là năm nay, ngành GD&ĐT đổi mới tuyển sinh bằng cách cho phép các trường tuyển sinh đến 30-11 và mỗi thí sinh có 2 giấy báo điểm để gửi xét tuyển đến các trường tuyển từ nguyện vọng 2 trở đi.
Thậm chí, thí sinh có thể dùng thêm bản điểm phô-tô-cóp-pi . Mọi việc diễn ra rồi mới thấy rối, diễn ra rồi mới thấy ảo nhưng vẫn phải chấp nhận cả hai loại giấy báo mới tuyển đủ học sinh…
Chỉ những ĐH tốp đầu mới nên tổ chức thi
Thí sinh tại kỳ thi ĐH, CĐ đợt 1
Qua 2 ngày thi, theo ông Ngô Thế Chi, Giám đốc Học viện Tài chính HN, có thể dự báo điểm sàn khối A năm nay sẽ cao hơn năm trước. Và, theo đó điểm chuẩn của Học viện Tài chính Hà Nội cũng sẽ cao hơn năm trước (20,0 điểm) ít nhất là 1 điểm.
Lãnh đạo Đại học Mỏ địa chất HM cũng dự báo điểm chuẩn cao hơn năm trước (năm 2011 điểm chuẩn trường này kéo phổ biến từ 14,5 đến 17,0 điểm tùy theo ngành. ĐHBK, ĐH Thái Nguyên và một số trường ĐH khác đều đưa ra nhận xét tương tự.
Video đang HOT
Kỳ thi tuyển sinh vất vả cho người tổ chức thi, người đi thi nên dần dần phải đổi mới thi cử ở Việt Nam. Đó là ý kiến của ông Ngô Thế Chi. Theo ông Chi, ở bậc học phổ thông không cần thi tốt nghiệp mà học sinh chỉ cần học hết các môn học là được cấp bằng tốt nghiệp.
Ở bậc ĐH, chỉ những trường ĐH lớn, đứng ở tốp đầu mới tổ chức thi những trường ĐH tốp sau chỉ nên xét tuyển. Làm như vậy sẽ đỡ được nhiều chi phí tốn kém của xã hội.
Trong cả 3 buổi thi đợt I, toàn quốc có 129 thí sinh vi phạm bị xử lý kỷ luật, tăng 3 trường hợp so với cùng kỳ 2011 (khiển trách 27 cảnh cáo 6 đình chỉ 92 và 4 thí sinh đến muộn không được dự thi) có 2 cán bộ bị xử lý kỷ luật đình chỉ. Đợt II kỳ thi tuyển sinh sẽ diễn ra vào 2 ngày 9 và 10-7-2012 với các khối B, C, D và năng khiếu. Tổng số thí sinh ĐKDT đại học theo từng khối thi: 748.532 thí sinh, giảm 37.045 thí sinh so với năm 2011.
Theo tiền phong
"Bẹp ruột " về quê sau môn thi cuối
Tại Hà Nội, 9 rưỡi sáng ngày 5/7, sau khi kết thúc môn thi hóa cuối cùng của kì thi tuyển sinh khối A, nhiều phụ huynh đã tay xách nách mang hành lý để đón con về quê. Không giống như kết thúc hai môn thi trước với sự bàn tán hỏi han tại cổng trường. Giờ đây gánh nặng chi phí đắt đỏ trong những ngày thi đại học khiến ai nấy đều căng thẳng và gấp gáp.
Bến xe Giáp Bát lúc 11h đã trở nên đông đúc. Nhiều người đã bắt xe ôm ra bến nhưng đành phải ngồi chờ vì xe nào cũng đông đúc không thể lên được. Như mẹ con chị Thu (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) trước khi con thi môn cuối đã mang sẵn hành lý ra về. Chỉ chờ con ra khỏi phòng thi, hai mẹ con vội vã bắt xe về quê. Tuy nhiên, ra tới bến không thể chen chân lên nổi, hai mẹ con chị đành phải ngồi tạm tại khu vực chờ để tìm xe về quê.
Kết thúc môn thi thứ 3, nhiều người tranh thủ ra về gây ra tắc đường cục bộ tại nhiều tuyến đường (Ảnh chụp tại QL 1A - Thanh Trì)
11h, hành khách chen chân đứng mua vé tại bến xe Giáp Bát
Khu vực nhà chờ không còn chỗ ngồi...
... Nhiều phụ huynh và sĩ tử ra ngồi ngoài sảnh...
... và phải ăn tạm bánh mì trong lúc chờ xe
Nhiều tuyến xe buýt tăng cường...
... nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu đi lại của thí sinh và người nhà.
Tại bến xe Mỹ Đình...
. .. Nhiều người đứng xuống cả lòng đường mà vẫn không bắt được xe...
... chen chúc đi trên vỉa hè
Không "chịu nổi nhiệt", một thí sinh phải bật ra ngoài
Mặc dù chưa bắt được xe nhưng em Cấn Văn Đại, thí sinh trường ĐH Bách Khoa vẫn cười tươi vì làm được bài
Tại TP HCM, sau môn thi thứ ba, trưa nay (5/7), lượng phụ huynh và thí sinh ra về đã gây ùn tắc cục bộ nhiều tuyến đường. Tình trạng kẹt xe, ùn tắc đã xảy ra trên các tuyến như: Hùng Vương, 3/2, Hải Thượng Lãn Ông (Q.5, Q.6, Q.11), Phan Đăng Lưu, Xô Viết Nghệ Tĩnh (Q.Bình Thạnh)... và đặc biệt là các bến xe Miền Đông, Miền Tây tắc nghẽn các đường ra vào do lượng phụ huynh và thí sinh đổ về.
Tuyến đường đổ ra bến xe Miền Tây kẹt cứng ngay sau khi môn thi cuối cùng đợt 1 kỳ thi ĐH-CĐ kết thúc.
Tuyến cửa ngõ ra vào bến xe Miền Đông cũng bị ùn tắc trầm trọng.
Do ùn tắc kéo dài, khiến không ít người phải cho xe trèo lên cả vỉa hè.
Lực lượng CSGT cố gắng điều tiết xe cộ. Đến 11h, tình hình ùn tắc mới giảm xuống.
Theo khám phá
Đáp án đề thi đại học khối A, A1 của Bộ GD&ĐT Chiều tối qua (5/7), ngay sau khi kết thúc kỳ tuyển sinh đại học đợt 1, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức công bố đáp án các môn khối A, A1. Thí sinh tải file đáp án các môn dưới đây: Môn Toán Môn Lý Môn Hóa Môn tiếng Anh Thí sinh sau khi kết thúc kỳ thi đại học...