Điểm chuẩn Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông 2020: Cao nhất 26,65
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông vừa công bố điểm chuẩn chính thức vào các ngành của trường năm 2020.
Ảnh minh họa
Theo đó, ngành Công nghệ thông tin có mức điểm chuẩn vào trường cao nhất là 26,65; xếp sau đó là ngành An toàn Thông tin với 26,25 điểm; Công nghệ đa phương tiện với 25,75 điểm; Thương mại điện tử với 25,7; Truyền thông Đa phương tiện với 25,6 điểm,…
Tại cơ sở của Học viện ở phía Nam, các ngành Công nghệ thông tin, Công nghệ đa phương tiện cũng thấp hơn từ 1- 2 điểm so với cơ sở chính ở Hà Nội.
Điểm chuẩn Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông cụ thể từng ngành như sau:
Video đang HOT
Năm 2020, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông tuyển 3.080 chỉ tiêu, trong đó 2.480 chỉ tiêu cho cơ sở đào tạo phía Bắc và 600 chỉ tiêu cho cơ sở đào tạo phía Nam. Trong số đó, trường dành 2.765 chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT.
Sau khi biết điểm chuẩn, các thí sinh đạt điểm trúng tuyển mà học viện đã công bố phải nộp giấy chứng nhận kết quả thi (bản gốc có đóng dấu đỏ) về học viện trong thời gian quy định để xác nhận việc nhập học.
Chỉ có các thí sinh trúng tuyển và đã nộp giấy chứng nhận kết quả thi mới được học viện gửi giấy báo nhập học.
Thời gian nhận giấy chứng nhận kết quả thi từ thời điểm công bố điểm trúng tuyển đến 17h00 ngày 10.10.2020 (tính theo dấu bưu điện trên bì thư).
PTIT mở ngành mới Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, tuyển sinh từ năm nay
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT) vừa công bố quyết định mở ngành mới - Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa. Với quyết định này, trong mùa tuyển sinh năm nay các thí sinh đăng ký vào Học viện sẽ có 11 ngành để lựa chọn.
Những năm gần đây, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã mở mới nhiều ngành, chuyên ngành đào tạo lĩnh vực ICT để đáp ứng nhu cầu của xã hội (Ảnh minh họa).
Có mã ngành đào tạo 7520216, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là ngành đào tạo trình độ đại học thứ 11 của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (PTIT), bên cạnh 10 ngành đã được trường tổ chức tuyển sinh và đào tạo trước đó gồm: Kỹ thuật điện tử viễn thông; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử; CNTT; An toàn thông tin; Công nghệ đa phương tiện; Truyền thông đa phương tiện; Quản trị kinh doanh; Marketing; Kế toán; Thương mại điện tử.
Thông tin từ PTIT cũng cho hay, trong năm đầu tiên, ngành mới Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa được tổ chức tuyển sinh và đào tạo tại cơ sở Học viện ở TP.HCM.
Với khối lượng kiến thức toàn khóa là 150 tín chỉ trong tổng thời gian học 4,5 năm với 9 học kỳ, chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa của PTIT nhằm trang bị cho người học những kiến thức cơ bản để phát triển toàn diện; có phẩm chất chính trị, đạo đức; có sức khỏe đáp ứng yêu cầu và có kiến thức, chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo để giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Cũng như các ngành đào tạo khối kỹ thuật khác của Học viện, đối tượng tuyển sinh của ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa là học sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương, tham dự và trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy - tổ hợp 3 môn Toán, Lý, Hóa (khối A) hoặc Toán, Lý, Anh (khối A1); hay các phương án tuyển sinh riêng theo quy định của Học viện (nếu có).
Theo chuẩn đầu ra ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa đã được Học viện công bố, với việc được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và ngoại ngữ, các kỹ sư tốt nghiệp ngành này sẽ có đủ năng lực đảm nhận những vị trí công việc trong các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các nhà máy sản xuất hay trong lĩnh vực giáo dục nghiên cứu khoa học.
Thời điểm hiện tại, PTIT chưa công bố kế hoạch tuyển sinh đại học chính quy năm nay, bao gồm phương án tuyển sinh, tổng chỉ tiêu tuyển sinh cũng như chỉ tiêu tuyển sinh của ngành mới Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Trong kỳ tuyển sinh đại học năm ngoái, PTIT đã tuyển sinh được gần 3.500 sinh viên đại học chính quy vào 10 ngành đào tạo tại 2 cơ sở Hà Nội và TP.HCM; đồng thời trường nằm trong nhóm các đại học tuyển sinh đặt điểm cao trong cả nước.
Ngay từ đầu năm 2020, Học viện cũng đã xác định một nhiệm vụ trọng tâm năm nay là tiếp tục đẩy mạnh mở các ngành đào tạo tập trung phục vụ nhu cầu nhân lực của xã hội về chuyển đổi số, xây dựng nền kinh tế số và đáp ứng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Riêng về kế hoạch tuyển sinh đại học chính quy, Học viện khi đó dự kiến sẽ giữ ổn định so với năm 2019, trong đó tăng cường tuyển sinh các lớp Chất lượng cao cho 3 ngành CNTT, Kỹ thuật điện tử viễn thông và Marketing.
Những năm gần đây, PTIT đã mở mới nhiều ngành, chuyên ngành đào tạo lĩnh vực ICT để đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong đó gần nhất là năm 2018, Học viện mở ngành Thương mại điện tử và chuyên ngành mới Phân tích dữ liệu marketing số thuộc ngành Marketing. Trước đó, vào năm 2016, ngành truyền thông đa phương tiện được nhà trường mở và tuyển sinh khóa đầu tiên.
M.T
Điểm chuẩn Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM năm 2020 Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM công bố điểm chuẩn xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh họa Điểm chuẩn Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM năm 2020 như sau: Điểm chuẩn Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM năm 2020 Năm nay Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM nhận hồ sơ xét tuyển từ 15...