Điểm chuẩn ĐH Thương mại, Học viện Ngân hàng
Sáng nay 9/8, trường ĐH Thương Mại và Học viện Ngân hàng công bố điểm chuẩn tuyển sinh đại học chính quy năm 2012. Theo đó, Điểm trúng tuyển vào trường ĐH Thương mại đối với học sinh phổ thông khu vực 3, Khối A: 17,5 điểm. Khối D1: 19,5 điểm.
Điểm trúng tuyển theo từng ngành/chuyên ngành: Đối với học sinh phổ thông khu vực 3
Stt
Mã ngành
Tên ngành
Tên chuyên ngành
Điểm trúng tuyển
Đối với trình độ đại học:
1
D310101
Kinh tế
Kinh tế thương mại
20,0
2
D340301
Kế toán
Kế toán tài chính DN thương mại
18,5
3
D340101
Quản trị kinh doanh
Quản trị doanh nghiệp th­ương mại
18,0
4
D340101
Quản trị kinh doanh
Quản trị kinh doanh tổng hợp
18,0
5
D340101
Quản trị kinh doanh
Quản trị th­ương mại điện tử
17,5
6
D340101
Quản trị kinh doanh
Quản trị doanh nghiệp khách sạn, du lịch
17,5
7
D340101
Quản trị kinh doanh
Quản trị tổ chức dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe
17,5
8
D340101
Video đang HOT
Quản trị kinh doanh
Quản trị thương hiệu
17,5
9
D340120
Kinh doanh quốc tế
Thương mại quốc tế
19,5
10
D340115
Marketing
Marketing thương mại
18,0
11
D340404
Quản trị nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực thương mại
17,5
12
D380107
Luật kinh tế
Luật thương mại
19,5
13
D340201
Tài chính – Ngân hàng
Tài chính-Ngân hàng th­ương mại
17,5
14
D340405
Hệ thống thông tin quản lý
Quản trị hệ thống thông tin thị trường và thương mại
17,5
15
D220201
– Ngôn ngữ Anh
Tiếng Anh thư­ơng mại (điểm tiếng Anh x 2)
27,5
Đối với trình độ cao đẳng
16
C340101
Quản trị kinh doanh
Kinh doanh khách sạn – du lịch
10,0
17
C340115
Marketing
Marketing
10,0
Mức chênh lệch điểm trúng tuyển:
Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai đối t­ượng ưu tiên liền kề: 1,0 điểm
Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực kế tiếp nhau: 0,5 điểm
Nhà trường gửi Giấy báo trúng tuyển và nhập học cho thí sinh trúng tuyển qua đường bưu điện Giấy chứng nhận kết quả thi cho thí sinh đạt kết quả thi không thấp hơn điểm sàn với hệ cao đẳng Phiếu báo điểm cho các thí sinh có kết quả thi dưới điểm sàn hệ cao đẳng qua các Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương. Đối với thí sinh nộp Hồ sơ đăng ký dự thi trực tiếp tại trường Đại học Thương mại sẽ đến nhận các giấy báo trên tại Phòng Đào tạo của Trường (mang theo Thẻ dự thi và CMTND). Lưu ý: Các Giấy báo trên chỉ cấp 01 lần, thí sinh bảo quản cẩn thận và cân nhắc khi sử dụng.
Thí sinh đạt điểm trúng tuyển vào Trường nhưng không trúng tuyển vào ngành, chuyên ngành đã đăng ký khi dự thi phải đăng ký lại ngành, chuyên ngành khác còn chỉ tiêu (Theo bảng thống kê dưới đây) để được nhập học chính thức. Thí sinh được đăng ký 2 ngành học theo thứ tự ưu tiên 1 (ƯT1) và ưu tiên 2 (ƯT2). Nhà trường sẽ xét tuyển theo nguyên tắc: Xét ƯT1 trước tiếp đến ƯT2 Xét từ điểm cao đến điểm thấp đến khi đủ chỉ tiêu theo từng chuyên ngành đào tạo. Thí sinh không trúng tuyển theo hai nguyên vọng ƯT1, ƯT2 sẽ được Trường bố trí vào các ngành, chuyên ngành khác còn chỉ tiêu.
Các ngành, chuyên ngành còn tuyển của trường:
Stt
Mã ngành
Tên ngành
Tên chuyên ngành
Chỉ tiêu còn tuyển (Dự kiến)
1
D340101
Quản trị kinh doanh
Quản trị th­ương mại điện tử
113
2
D340101
Quản trị kinh doanh
Quản trị doanh nghiệp khách sạn, du lịch
52
3
D340101
Quản trị kinh doanh
Quản trị thương hiệu
227
4
D340201
Tài chính ngân hàng
Tài chính-Ngân hàng th­ương mại
104
5
D340404
Quản trị nhân lực
Quản trị nguồn nhân lực thương mại
109
6
D340405
Hệ thống thông tin quản lý
Quản trị hệ thống thông tin thị trường và thương mại
169
7
D380107
Luật kinh tế
Luật thương mại
109
9
D340120
Kinh doanh quốc tế
Thương mại quốc tế
72
Học viện Ngân hàng công bố điểm chuẩn xét theo đối tượng thí sinh khu vực 3 (mỗi khu vực ưu tiên kế tiếp giảm 0,5 điểm, đối tượng ưu tiên kế tiếp giảm 1,0 điểm) trúng tuyển vào Học viện Ngân hàng như sau:
Bậc đại học:
- Khối A: Điểm sàn trúng tuyển khối A là 18.0 điểm, điểm chuẩn vào các ngành cụ thể như sau:
STT
Ngành
Điểm trúng tuyển
1
Tài chính – Ngân hàng
18,0 ( Khoa ngân hàng: 21,0)
2
Kế toán
19,0
3
Quản trị kinh doanh
18,0
4
Hệ thống thông tin quản lý
18,0
Với mức điểm sàn trên, Học viện Ngân hàng xét tuyển bổ sung 84 chỉ tiêu vào các ngành: Tài chính Ngân hàng, Quản trị kinh doanh và Hệ thống thông tin quản lý. Thí sinh dự thi khối A theo đề thi chung của Bộ Giáo duc & Đào tạo năm 2012 đạt từ 18,0 điểm trở lên, nếu có nguyện vọng nộp hồ sơ xét tuyển về phòng Đào tạo – HVNH – 12 Chùa Bộc – Đống Đa – Hà Nội, từ 20/8 đến 17h00 ngày 05/9/2012.(Lệ phí xét tuyển: 30.000đ)
Khối D1: Điểm trúng tuyển 20.0 điểm (Tiếng Anh hệ số 1)
Bậc Cao đẳng: Điểm chuẩn Nguyện vọng 1 học tại Cơ sở đào tạo Sơn Tây là 13.0 điểm. Điểm chuẩn Nguyện vọng 1 học tại Phân viện Phú Yên là 10.0 điểm
XÉT TUYÊN NGUYÊN VỌNG 2 CAO ĐẲNG
Thí sinh dự thi khối A và khối D1 năm 2012 theo đề thi chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo nếu đạt từ 13,0 điểm trở lên, có nguyện vọng nộp hồ sơ xét tuyển về phòng Đào tạo – Học viện Ngân hàng 12 Chùa Bộc – Quang Trung – Đống Đa – HN, nếu đạt từ 10,0 điểm trở lên có nguyện vọng học tại Phân viện Phú Yên, nộp hồ sơ xét tuyển về Phân viện Phú Yên, 441 Nguyễn Huệ, TP Tuy Hoà, Phú Yên.
Thí sinh gửi BẢN GỐC giấy chứng nhận kết quả thi ĐH – CĐ 2012 về các địa chỉ sau:
- Nếu học tại Cơ sở đào tạo Sơn Tây: Phòng đào tạo – Học viện Ngân hàng 12 Chùa Bộc – Đống Đa – HN (ĐT: 04-38521851 hoặc 04 – 38526417)
- Nếu học tại Phú Yên: Phân viện Phú Yên, 441 Nguyễn Huệ, TP Tuy Hoà, Phú Yên. (ĐT : 057- 38247444)
Thời gian nộp hồ sơ xét tuyển: Từ 20/8/2012 đến 17h00 ngày 20/9/2012.(Lệ phí xét tuyển: 30.000đ)
Hồ sơ xét tuyển bao gồm Giấy chứng nhận kết quả thi và phong bì dán sẵn tem, ghi rõ địa chỉ và số điện thoại người nhận.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Học viện Ngân hàng thuê 100% giáo viên chấm văn
Với môn thi Ngữ văn, Học viện Ngân hàng phải thuê 100% các giáo viên bên ngoài chấm giúp. Môn Toán theo ông Trần Mạnh Dũng, Trưởng Phòng Đào tạo trường cần thuê 70% nguồn nhân lực từ bên ngoài.
Thí sinh trao đổi bài làm sau giờ thi. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
Việc cần nhiều giáo viên bên ngoài trong công tác chấm thi, theo ông Dũng cũng ít nhiều là khó khăn của trường. "Bởi đơn giản, các giáo viên cấp III giỏi trong thời gian này đã bắt tay vào việc dạy hè, dạy thêm ở nơi này nơi kia.
Tiền thù lao dù năm nay tôi chưa nắm rõ, nhưng như năm ngoái chỉ trên dưới 10.000 đồng/bài thi chắc chắn ít hơn so với công sức trong một ngày của các thầy cô nếu làm ở bên ngoài. Lại thêm áp lực về tiến độ đôi khi có thể khiến các thầy cô không hoàn toàn tập trung cho khâu chấm thi" - Ông Dũng không khỏi lo lắng.
"Tất nhiên, nhà trường có những mối quan hệ truyền thống với một số trường, rồi không phải thầy cô nào cũng chấm vì công thù lao mà còn có cả nhiệt huyết và trách nhiệm" - PGS.TS Tô Ngọc Hưng, Hiệu trưởng bổ sung.
Để đảm bảo công bằng, cũng như "phân tán rủi ro", theo ông Hưng: "Trường chủ trương thuê giáo viên ở nhiều trường khác nhau. Công tác này đã được xúc tiến từ đầu tháng 6".
Thuận lợi hơn, theo PGS.TS Vương Ngọc Lưu, Phó Hiệu trưởng, Phó Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội thì nhà trường không gặp nhiều khó khăn trong việc thuê giáo viên vào chấm dù đa phần ở các môn thi tự luận vẫn phải dựa vào nguồn đi thuê là chủ yếu.
"Dù có khó khăn về kinh tế, nhưng nhờ vào những nguồn quen biết truyền thống nên trường vẫn chủ động trong việc này".
Khó khăn hơn, việc chấm thi của ĐH Thương mại năm nay phải nhờ hoàn toàn bên ngoài giúp đỡ. Tuy nhiên, theo lãnh đạo các trường, việc chấm thi vẫn sẽ được hoàn thành vào đầu tháng 8.
Bấm vào đây để Tra cứu điểm thi đại học và cao đẳng
Theo VNN
Điểm chuẩn, chỉ tiêu xét tuyển ĐH Y dược TPHCM, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Tôn Đức Thắng Tối ngày 8/8, các trường ĐH trên đã công bố điểm chuẩn NV1 và chỉ tiêu, điểm xét tuyển nguyện vọng bổ sung. Theo đó, điểm chuẩn cao nhất của trường ĐH Y dược TPHCM là 26,5 ngành Bác sĩ đa khoa. Điểm chuẩn trường ĐH Y dược TPHCM như sau: Ngành Điểm chuẩn Bác sĩ đa khoa 26,5 Bác sĩ răng -...