Điểm chuẩn ĐH Kinh tế quốc dân có thể thấp hơn 2013
Điểm phổ biến của thí sinh khá cao nhưng do năm nay tăng 300 chỉ tiêu nên ĐH Kinh tế quốc dân có thể lấy thấp hơn năm ngoái.
Trao đổi với VnExpress, trưởng phòng Đào tạo ĐH Kinh tế quốc dânNguyễn Quang Dong cho biết, công tác chấm thi đại học của nhà trường cơ bản đã xong. Năm nay, điểm thi phổ biến của các thí sinh là 6-8 điểm. 50% bài thi môn Toán và Ngữ văn đạt điểm 7 trở lên. Có 4 điểm 10 môn Toán, trong khi điểm cao nhất môn Ngữ văn là 9.
Nhận định điểm thi phổ biến của thí sinh khá cao nhưng, ông Dong cho hay, điểm chuẩn vào ĐH Kinh tế quốc dân có thể thấp hơn năm 2013 do trường tăng thêm 300 chỉ tiêu tuyển sinh. Dự kiến ngày 24/7, ĐH này sẽ công bố điểm.
Học viện Bưu chính viễn thông Hà Nội đã cơ bản chấm xong toàn bộ bài thi môn Toán và đang chờ Cục khảo thí gửi điểm các môn trắc nghiệm để công bố kết quả vào đầu tuần tới. Phó giám đốc học viện, PGS.TS Lê Hữu Lập cho biết, năm nay trường không có điểm 10 môn Toán, điểm 9 có khoảng 30 bài. Mức điểm phổ biến từ 5 đến 7 điểm. Dự kiến điểm chuẩn sẽ tương đương năm trước. Trường sẽ tuyển NV2 và dự kiến điểm đầu vào sẽ trên 18 điểm.
Video đang HOT
Điểm chuẩn dự kiến vào ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội thấp hơn năm 2013, trường ĐH Ngoại thương, Học viện Bưu chính viễn thông tương đương năm ngoái. Ảnh:Quỳnh Trang.
ĐH Ngoại thương cũng dự kiến điểm chuẩn vào trường năm nay không tăng do điểm thi của thí sinh không cao. Năm 2013, điểm đầu vào thấp nhất của trường là 22 (không nhân hệ số) và cao nhất là 30 ở ngành tiếng Anh thương mại (nhân đôi Ngoại ngữ).
Học viện Ngân hàng đã chấm xong 80% bài thi môn tự luận. Mức điểm phổ biến, theo Trưởng phòng Đào tạo Trần Mạnh Dũng là 6-7 điểm. “Điểm 9-10 tương đối ít vì những câu để lấy điểm tuyệt đối cũng rất khó, không nhiều thí sinh làm được”, ông Dũng nói. Toàn học viện có một điểm 10 môn Toán, điểm cao nhất môn Ngữ văn là 8,5. Dự kiến ngày 25/7 trường sẽ công bố kết quả thi đại học.
Đại học Công nghiệp Hà Nội đã chấm xong môn Ngữ văn và hơn 50% lượng bài thi môn Toán. TS Phạm Văn Bổng, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, điểm trung bình của thí sinh cao hơn năm trước một chút, phổ biến từ 5-6 điểm. Môn Toán có điểm cao nhất là 9 với 2 bài thi. Điểm cao nhất môn Văn là 8,5 điểm. Dự kiến ngày 28/7, trường sẽ công bố kết quả.
ĐH Bách khoa và ĐH Dược Hà Nội đều dự kiến đầu tuần tới (ngày 22-23/7) sẽ công bố điểm thi.
Theo VNE
Đề nghị truy tố 7 bị can trong đường dây thi thuê
Cơ quan tố tụng Trung ương vừa hoàn thành kết luận điều tra vụ án "làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức" xảy ra tại một số trường đại học; chuyển hồ sơ đề nghị Viện KSND Tối cao truy tố 7 bị can về tội danh nêu trên. Hai đối tượng khác trong vụ án này hiện bị CQĐT ra quyết định truy nã.
Cầm đầu đường dây này là Nguyễn Văn Phượng, quê quán Hải Dương, tạm trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội. Năm nay 39 tuổi, Phượng từng học rất giỏi, thi đỗ điểm cao vào một trường đại học thuộc lực lượng vũ trang. Quá trình học, do vi phạm kỷ luật nên Phượng đã bị đuổi. Năm 1998, Phượng thi lại và đỗ Đại học Kinh tế quốc dân. Nắm được nhu cầu nhiều gia đình có con em muốn vào học tại các trường đại học có tiếng, trường của lực lượng vũ trang, Phượng nảy sinh ý định kiếm tiền bằng "nghề" thi thuê.
Anh ta đã móc nối với một số đối tượng để tìm kiếm, tuyển chọn các sinh viên có kiến thức tốt để tham gia đường dây thi hộ. Sau khi tìm được các gia đình có nhu cầu nhờ thi thuê, Phượng cùng đồng bọn yêu cầu gia đình các thí sinh gửi ảnh thí sinh. Tiếp đó, Phượng lựa chọn các đối tượng thi thuê có khuôn mặt giống với thí sinh, rồi dùng kỹ thuật chế ảnh trên máy vi tính, tạo ảnh mới để dán vào hồ sơ đăng ký dự thi. Một sự tính toán khá kỹ của các đối tượng là chúng gửi cả chữ viết của người thi thuê cho thí sinh tập viết cho thật giống, để đối phó khi trúng tuyển, nhập học về sau này.
Chính vì sự "kỳ công" ấy mà Nguyễn Văn Phượng thu tiền phí dịch vụ rất cao, trung bình mỗi trường hợp có nhu cầu thi thuê phải trả từ 200-250 triệu đồng, và đặt cọc trước từ 10-50 triệu đồng. Nếu bỏ cuộc, số tiền đặt cọc sẽ bị mất. Sau khi trừ các chi phí, Phượng bỏ túi 100 triệu đồng/trường hợp. Đáng nói, do qua nhiều khâu trung gian, các đối tượng "cò mồi" đã nâng giá nên có trường hợp phải trả đến 550 triệu đồng. Bằng các thủ đoạn như trên, trong kỳ thi tuyển sinh đại học 2012, đường dây này đã tổ chức thi hộ trót lọt cho 5 trường hợp, năm 2013 có 14 trường hợp. Manh mối đường dây phạm tội này bị phát hiện từ công tác kiểm tra hồ sơ của các thí sinh trúng tuyển trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2012-2013 của các trường trung cấp, đại học trong CAND. Lực lượng chức năng đã tiến hành trưng cầu giám định chữ viết; từng bước lần ra chân tướng các đối tượng...
Theo ANTD
Chỉ tiêu tuyển sinh của ĐH Kinh tế Quốc dân ĐH Kinh tế Quốc dân dự kiến tăng thêm 300 chỉ tiêu tuyển sinh so với năm ngoái. Năm nay, ĐH Kinh tế quốc dân tuyển 4.800 chỉ tiêu (năm 2013 là 4.500). Cụ thể chỉ tiêu từng ngành như sau: Phương thức xét tuyển của trường dựa vào điểm trúng tuyển theo từng ngành và được xác định theo 4 nhóm: Nhóm...