Điểm chuẩn đánh giá năng lực Trường ĐH Bách khoa TP.HCM 3 năm qua
Điểm chuẩn đánh giá năng lực Trường ĐH Bách khoa TP.HCM luôn cao nhất trong số các trường xét tuyển từ kỳ thi này.
Năm 2021, có 9 ngành có điểm trúng tuyển 900 điểm (thang điểm 1.200).
Có gần 39% thí sinh trúng tuyển Bách khoa có điểm thi 900, trong số này có 161 thí sinh trúng tuyển đạt điểm 1.000 (chiếm 5.54%).
Thí sinh cao điểm nhất trúng tuyển vào trường đồng thời là thủ khoa toàn quốc kỳ thi đánh giá năng lực 2021 đợt 1 đạt điểm 1.103 điểm, trúng tuyển vào chương trình chất lượng cao, ngành Khoa học Máy tính. Điểm trung bình các thí sinh trúng tuyển Trường ĐH Bách khoa là 876.
Năm 2020, có 3 ngành có điểm trúng tuyển từ hơn 900 điểm (thang điểm 1.200).
Video đang HOT
Có gần 27% thí sinh trúng tuyển có điểm thi đánh giá năng lực từ 900 điểm trở lên, trong đó có 72 (chiếm 3.33%) thí sinh trúng truyển có điểm thi đánh giá năng lực từ 1.000 điểm trở lên. Điểm trung bình các thí sinh trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa là 852 điểm. Thí sinh cao điểm nhất trúng tuyển vào trường đồng thời là thí sinh cao điểm nhất của kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020 có điểm thi là 1.118 điểm.
Năm 2019, có 5 ngành có điểm trúng tuyển cao nhất, trên 900 điểm (thang điểm 1.200); 9 ngành có điểm trúng tuyển nằm trong ngưỡng từ trung bình khá đến khá, dưới 800 điểm. Gần 40% thí sinh trúng tuyển có điểm thi đánh giá năng lực từ 900 điểm trở lên, trong đó có 120 (chiếm 5,3%) thí sinh trúng truyển có điểm thi đánh giá năng lực từ 1.000 điểm trở lên. Thí sinh cao điểm nhất trúng tuyển vào Trường ĐH Bách khoa đồng thời là thí sinh cao điểm nhất của kỳ thi đánh giá năng lực năm 2019 với điểm thi là 1.108 điểm
Đặc biệt có 271 (chiếm 12%) thí sinh đồng thời trúng tuyển theo diện đánh giá năng lực và các diện khác (Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM, Tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GD-ĐT).
Gần 80.000 thí sinh hoàn thành kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 của ĐHQG TP HCM
Chiều ngày 27/3, Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo - Đại học Quốc gia TP HCM cho biết, kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 có khoảng 85.000 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có khoảng 82.400 thí sinh hoàn tất thủ tục và số dự thi thực tế là 79.389 thí sinh.
Kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 năm 2022 của ĐHQG TP HCM diễn ra vào sáng ngày 27/3 tại 36 cụm thi và 80 địa điểm thi trải rộng khắp 17 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam trở vào, bao gồm Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bình Thuận, Đắk Lắk, TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ.
Đại diện Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG TP HCM cho biết, kỳ thi diễn ra an toàn, nghiêm túc, không có thí sinh vi phạm quy chế thi và đặc biệt là đảm bảo an toàn phòng, chống dịch.
Năm nay, kỳ thi Đánh giá năng lực của ĐHQG TP HCM ghi nhận số lượng thí sinh đăng ký thi tăng kỷ lục, đông nhất từ trước đến nay. Tại TP HCM chiếm số lượng dự thi nhiều nhất, khoảng 42.000 thí sinh, với 32 điểm thi. Khu vực miền Trung có 18 điểm thi, khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên có 19 điểm thi, khu vực miền Tây có 11 điểm thi. Hiện có hơn 80 trường Đại học và Cao đẳng sử dụng kết quả của kỳ thi này để xét tuyển.
Thí sinh dự thi Kỳ thi Đánh giá năng lực đợt 1 của Đại học Quốc gia TP HCM.
Mỗi thí sinh dự thi phải hoàn thành một bài thi đánh gia năng lực, gồm 120 câu hỏi trắc nghiệm làm trong vòng 150 phút. Cấu trúc đề thi bao gồm 3 phần: 20 câu hỏi tiếng Việt, 20 câu hỏi tiếng Anh, 30 câu hỏi Toán học - tư duy logic - phân tích số liệu, 50 câu hỏi giải quyết vấn đề. Thí sinh chỉ được ra về khi đã hết thời gian làm bài, và không được mang đề thi, giấy nháp ra khỏi khu vực thi.
Nhận xét về đề thi năm nay, nhiều thí sinh cho biết, đề có tính phân hóa cao, cấu trúc tương tự các năm trước nhưng tăng độ khó. Các câu hỏi trong đề đòi hỏi kiến thức phổ rộng ở các lớp, các lĩnh vực. Đề thi có nhiều đáp án gây nhiễu và câu hỏi khó khiến các bạn thí sinh phải đắn đo suy nghĩ thật kỹ mới có thể đưa ra phương án trả lời.
Kết quả kỳ thi đợt 1 dự kiến công bố vào ngày 5/4. Thí sinh sẽ được đăng ký bổ sung nguyện vọng xét tuyển (không giới hạn) và sắp xếp lại thứ tự nguyện vọng xét tuyển sau khi kết quả thi đợt 1 được công bố. Các nguyện vọng được xếp theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng một là nguyện vọng cao nhất).
Ở đợt 2, thời gian đăng ký sẽ từ ngày 6/4 đến 25/4, ngày thi dự kiến là ngày 22/5 và công bố kết quả ngày 29/5 (trước kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022). Thí sinh có thể tham gia cả hai đợt thi, đợt thi nào cao điểm hơn sẽ dùng xét tuyển ĐH-CĐ. Những thí sinh đã đăng ký mà chưa thi đợt 1 có thể tham gia thi đợt 2 mà không phải đóng phí hay chứng minh lí do vắng thi trước đó.
Xét tuyển ĐH-CĐ bằng điểm thi đánh giá năng lực ra sao? Kết quả kỳ thi đánh giá năng lực đợt 1 của ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ được công bố vào ngày 5-4. Ngày 27-3, gần 80.000 thí sinh (TS) lớp 12 hoặc đã tốt nghiệp THPT trước đó đã hoàn thành đợt 1 của kỳ thi đánh giá năng lực (ĐGNL) do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. Kỳ thi diễn ra cùng...