Điểm cao để làm gì?!
Trước đây, học sinh đạt điểm cao đồng nghĩa với học giỏi (tuy nhiên vẫn có… ngoại lệ). Nhiều lớp không có học sinh giỏi, thậm chí cả trường chỉ có vài học sinh xếp loại giỏi; cả lớp chỉ có khoảng 5 học sinh tiên tiến, nhiều thì 10 học sinh…
Có nhiều lý do nên số học sinh khá, giỏi hạn chế: không bệnh thành tích, điểm hệ số 2, thi học kỳ các môn (ngoại trừ các môn tự nhiên) thường điểm 7 là thuộc loại giỏi, ít khi có điểm 8, 9 …
Ảnh minh họa
Thời nay, học sinh đạt điểm cao không phải hoàn toàn là học sinh giỏi. Ngay từ bậc tiểu học, đạt điểm 9, điểm 10 hầu như cả lớp, điểm 8 thuộc số ít, điểm 6, 7 bị xem là… dốt.
Lên bậc THCS, THPT, các môn rất dễ đạt điểm 9, 10, nhất là các môn bị coi là “môn phụ”. Chỉ cần học thuộc lòng, đáp án cứ theo… thầy cô dạy sẽ đạt điểm cao. Chống bệnh thành tích, bệnh thành tích càng nở rộ từ cấp cơ sở đến cấp cao hơn và cấp cao hơn nữa.
Nhiều HS đạt điểm trung bình trên 8 nhưng vẫn là xếp loại khá vì hai môn toán và ngữ văn… chưa đạt chuẩn (một trong hai môn phải trên 8, không có môn nào dưới 6,5). Bởi vậy, câu hỏi “Điểm cao để làm gì?” vẫn thường được nghe đâu đó mỗi ngày, nhất là kết thúc học kỳ 1 và khép lại năm học.
Một điều vô lý, câu hỏi này thường lại nghe học sinh hỏi chứ không phải là người lớn (thầy cô, cha mẹ …). Lẽ ra câu hỏi này phải thốt lên từ thầy cô, cha mẹ. Vì chính người lớn biết hơn ai hết điểm cao, điểm ảo để làm gì?. Họ biết đó nhưng vẫn cứ dạy con trẻ cần đạt được điểm cao. Vì bệnh thành tích mà họ trói tuổi học trò bằng sách vở, bằng điểm số khiến con trẻ phải thốt lên điểm cao để làm gì?.
Video đang HOT
Mỗi khi bàn tán về điểm số, tôi thường phán: “Điểm cao để làm gì?”. Tôi cảm thán câu nói này trong nhiều hoàn cảnh, đối tượng khác nhau, trong những môi trường khác nhau.
1. Đối với các con mình. Tôi thường tạo điều kiện cho các con học nhẹ nhàng, tránh lối học vẹt để lấy điểm cao, giải thích cho con học hiểu, nắm vững kiến thức và biết áp dụng vào thực tế chứ không nặng nợ điểm số. Tôi cũng thường nhắc con điểm cao để làm gì khi những việc lặt vặt trong gia đình không biết làm, ra đường va chạm cuộc sống như… gà công nghiệp, đó cũng là lúc dạy con và “cởi trói” kiến thức sách vở cho con.
2. Đối với người thân, bạn bè. Nếu gặp ai “háo” điểm số, có trường hợp tôi góp ý nhẹ nhàng, tế nhị nhưng có những trường hợp cũng nói… toẹt ra để “thức tỉnh” họ. Khuyên họ hãy vì con mà cởi bỏ điểm cao mà giá trị ảo. Và hãy đặt trường hợp mình vào đứa trẻ để hiểu chúng hơn. Mình cứ bắt chúng đạt điểm cao, nếu mình là học sinh, liệu có làm được như vậy không? Mà điểm cao để làm gì? Để khoe mẽ, để tự hào, để “nở mày nở mặt”…? Nhiều bậc phụ huynh, dù con đã đạt kết quả loại giỏi nhưng không hài lòng. Họ muốn con mình phải là tốp đầu khiến cho con trẻ càng mệt mỏi. Đó cũng là cách dạy sai lầm khi dạy con kiểu “ganh đua, ganh tị” với bạn bè
3. Với học sinh. Tôi khuyên các em học để nắm vững kiến thức (cũng như dạy con mình), hãy thoát đi những điểm cao không cần thiết. Ở bộ môn của mình, tôi thường khen những bài văn mà tác giả chính là học sinh (là sản phẩm của chính mình), dù có thể điểm không cao, và thường “góp ý” bài điểm cao nếu tác giả là… văn mẫu. Tôi giải thích tác hại của điểm cao theo kiểu học vẹt, thậm chí dùng “phao”, chiêu trò… để học trò hiểu. Tuy nhiên rất ít em dám “bứt phá” vì sợ cha mẹ. Các em khó thoát được bức tường của bệnh thành tích án ngữ trước mặt.
4. Với đồng nghiệp. Tôi cũng nói thẳng quan điểm dạy học của mình: không bệnh thành tích, không văn mẫu, không nên áp đặt “tư duy … một chiều”. Điểm cao làm gì khi “tái hiện kiến thức”, điểm cao làm gì khi “học chỉ để đạt điểm cao”, điểm cao để làm gì khi dạy học sinh chiêu đánh trắc nghiệm a, b, c hay d để vượt qua kỳ thi. Dạy điểm cao để làm gì khi gây áp lực cho học sinh, ép học sinh làm bài quá nhiều, ghi nhớ quá nhiều… những kiến thức xa vời thực tế, không áp dụng vào đời sống.
Thập niên 20 của thế kỷ 21 đã sang nhưng bệnh thành tích bao giờ mới bỏ? Bệnh thành tích có theo “lối cũ ta về” như vài thập kỷ gần đây? Điểm cao để làm gì?… vẫn là những câu hỏi dai dẳng. Muốn thoát được căn bệnh này thì phải từ bộ đến cơ sở, đến mỗi cá nhân. Tuy nhiên, màu xám trong giáo dục bao năm nay vẫn vậy. Loay hoay, luẩn quẩn rồi lại luẩn quẩn, loay hoay”.
Với tôi, là người thầy và cũng là người cha của hai đứa con, tôi “bứt phá” để dạy cho thế hệ trẻ (học sinh và các con của mình) giá trị thật, giá trị đẹp, giá trị thiết thực của cuộc sống chứ không phải giá trị của điểm cao.
Thiết nghĩ, thầy cô, các bậc phụ huynh cũng hãy là chính mình, trao cho học sinh, con cái là chính mình, đừng để điểm cao giá trị ảo đè lên mình, lên thế hệ trẻ. Hãy dũng cảm thoát khỏi bệnh thành tích, dù có những “xì ầm to nhỏ”: dạy không giỏi, con họ học không giỏi.
Điểm cao để làm gì?!
Xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục như thế nào?
Thực tế, cũng do bệnh thành tích, hầu hết các trường thường tự đặt ra cho mình những chỉ tiêu vượt xa thực tế với mục đích cuối cùng là làm sao thành tích năm sau bắt buộc phải cao hơn năm trước.
Bệnh thành tích đã và đang là một thực trạng đáng buồn của ngành giáo dục nước ta. Bởi kể từ năm 2006, ngành giáo dục đã chính thức đứng ra phát động cuộc vận động "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" nhưng tính đến nay đã hơn 14 năm, căn bệnh này vẫn chưa thuyên giảm bao nhiêu.
Ảnh minh họa
Thực tế, cũng do bệnh thành tích, hầu hết các trường thường tự đặt ra cho mình những chỉ tiêu vượt xa thực tế với mục đích cuối cùng là làm sao thành tích năm sau bắt buộc phải cao hơn năm trước.
Thậm chí so sánh với các trường khác và chạy theo thành tích trường bạn đã đạt được và không bao giờ chịu chấp nhận tình trạng "thua chị kém em".
Và cũng do căn bệnh thành tích này mà nhiều giáo viên đã phải đối mặt bao nhiêu thứ áp lực. Họ luôn vắt óc suy nghĩ cần phải làm sao để lớp không có học sinh yếu, học sinh trung bình vì khi đó chính họ sẽ bị cắt thi đua, trừ khen thưởng cuối năm thậm chí có nơi còn bị kiểm điểm (?)...
Các bậc phụ huynh cũng không ngoại lệ. Tôi đã thử làm cuộc khảo sát bỏ túi thì nhận thấy hầu hết phụ huynh khi được hỏi thì hơn 95% số người đều mong muốn con em mình trong học tập phải luôn được đánh giá là khá, là giỏi. Chả thế nên không ít em học sinh rất e sợ phụ huynh biết mình học kém hay bị điểm thấp. Từng có những bậc cha mẹ tỏ ra giận dỗi, thậm chí đánh đập khi biết con em mình có học lực không tốt...
Vì vậy, để xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục, từ nhà trường cho tới nhận thức của các bậc phụ huynh theo hướng thực tế hơn, tôi cho rằng chúng ta nên thực hiện một số giải pháp như sau:
Ngành giáo dục không nên đề ra các tiêu chí thi đua thiếu hợp lý. Đặc biệt, không nên đề ra các chỉ tiêu về chất lượng với số lượng học sinh khá - giỏi trong từng lớp, khối lớp hoặc của cả nhà trường quá cao với những con số vô hồn, không đúng thực tế.
Chỉ yêu cầu chất lượng chung là lớp, khối lớp hoặc nhà trường hoàn thành chương trình với số lượng học sinh đạt yêu cầu được lên lớp hàng năm đúng thực chất. Nghĩa là cần chấp nhận hàng năm chúng ta có một số lượng học sinh lưu ban với một tỷ lệ nhất định trong mỗi lớp hoặc mỗi khối lớp.
Nên tổ chức các kỳ kiểm tra theo đúng quy định nhưng gọn nhẹ, giảm tối đa áp lực cho học sinh. Trong năm học, học sinh sẽ phải trải qua một số kỳ kiểm tra. Ví dụ: Kiểm tra định kỳ 1 tiết (cả học kỳ I và II); kiểm tra học kỳ I và II. Qua đó, thầy cô cần đánh giá thực chất việc học hành của học sinh. Khung đánh giá năng lực học sinh cũng phải toàn diện hơn, bởi ngoài điểm số còn là sự tiến bộ của học sinh qua sự dạy bảo, nhận xét khéo léo, chân tình của giáo viên và cả phần tự đánh giá của gia đình cùng các kỹ năng khác.
Hiện nay có khá nhiều phong trào và các cuộc vận động mở ra trong suốt niên học. Tuy nhiên, chỉ nên tập trung chủ yếu vào một vài phong trào nhằm nâng cao chất lượng dạy và học và cần thiết luôn tập trung cho phong trào dạy và học. Với các phong trào thi đua khác trong nhà trường, chúng ta không nên chỉ đánh giá thi đua một cách đơn thuần mà cần chú ý đến hiệu quả của giáo dục, cả giáo dục văn hóa, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên, hiệu quả của phong trào như thế nào.
Hãy để cho nhà trường có thể nghiêm túc sử dụng các hình thức khen thưởng và kỷ luật học sinh căn cứ vào điều lệ các cấp học và quy chế đánh giá xếp loại học sinh. Điều quan trọng nhất là phải lấy sự tiến bộ của học sinh để khen thưởng (nếu có) chứ không nên lấy kết quả học tập của học sinh sau đó chuyển qua đánh giá giáo viên chủ nhiệm và toàn thể đội ngũ giáo viên cần là lực lượng tiên phong trong vấn đề này.
Cũng không nên tổ chức xếp hạng thi đua trong nhà trường mà chỉ nên đánh giá giáo viên trong năm học có hoàn thành nhiệm vụ hay không và có thể đề nghị khen thưởng cho một số giáo viên có thành tích nổi bật trong năm học.
Gia đình, nhà trường và toàn xã hội phải hiểu rằng xã hội nào cũng cần "nhân tài" nhưng dĩ nhiên không phải ai cũng dễ trở thành nhân tài. Phụ huynh đừng ép buộc con mình phải là nhân tài; nhà trường đừng đòi hỏi học sinh của mình đều là nhân tài; xã hội đừng đòi hỏi nhà giáo phải đào tạo ra toàn bộ công dân nhân tài; phải giáo dục học sinh ý thức rằng các em học tập tốt để thành công dân tốt và luôn tiếp tục phấn đầu rèn luyện để có thể trở thành nhân tài (nếu được) cho dù còn là học sinh hay sau khi đã ra trường.
Các chỉ tiêu thi đua phải được xây dựng trên cơ sở thực tế, đặc thù của từng bộ môn, từng lớp, từng trường, từng vùng miền... và không nên để các trường phải chạy đua nhau vì thành tích. Đồng thời phải đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền tới người dạy, người học, cha mẹ học sinh và toàn xã hội về yêu cầu dạy và học thực chất; cổ vũ, động viên, tôn vinh sự đổi mới sáng tạo trong dạy và học; tạo môi trường lành mạnh, sự đồng thuận trong trường học và xã hội. Nên động viên các nhà giáo "thi đua" dạy và học, đừng buộc các nhà giáo phải "chạy đua" cho những danh vị với toàn những kết quả ảo!
Khi giáo viên thiếu cảm xúc Trong rất nhiều lý do dẫn đến hiện tượng ngồi nhầm lớp như do bệnh thành tích, do dư luận xã hội, do tình yêu thương học trò..., còn có nguyên nhân rất căn bản là do giáo viên thiếu cảm xúc trong dạy học. Ảnh minh họa Câu chuyện học sinh "ngồi nhầm lớp" đã và đang được sự quan tâm đặc...