Dịch vụ nhắn tin phổ biến nhất thế giới có thêm tính năng chuyển tiền ngay trong ứng dụng
Trái với nhiều kì vọng, tính năng chuyển tiền của WhatsApp được triển khai chính thức đầu tiên ở Brazil thay vì Ấn Độ.
Sau khi thử nghiệm phiên bản beta ở Ấn Độ, WhatsApp mới đây đã ra mắt tính năng thanh toán trong ứng dụng ở Brazil. Được biết, tính năng này được hiện thực hoá thông qua Facebook Pay, một sản phẩm mà Facebook cho biết sẽ tích hợp vào Instagram, Messenger, Facebook, và WhatsApp, hồi năm ngoái.
“Thanh toán trên WhatsApp đã bắt đầu được chuyển tới người dùng trên khắp Brazil bắt đầu từ hôm nay và chúng tôi mong muốn có thể mang tính năng này tới tất cả mọi người,” Facebook viết trong một bài đăng blog. WhatsApp cho biết tính năng thanh toán của nó được phát triển dựa trên mô hình mở và có thể bổ sung thêm nhiều đối tác trong tương lai.
Được biết, người dùng sẽ không mất phí khi sử dụng tính năng thanh toán trong WhatsApp. Dù vậy, các cửa hàng sẽ phải chịu một khoản phí xử lí khi nhận tiền qua kênh này. Người dùng cũng cần liên kết một thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ với tài khoản WhatsApp của mình, trong khi đó giao dịch sẽ được xác thực bằng dấu vân tay hoặc mã PIN 6 số. Về phần mình, WhatsApp nói rằng thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ đến từ Banco do Brasil, Nubank, và Sicredi sẽ được hỗ trợ. Cùng thời điểm, nó cũng đang đàm phán hợp tác với công ty xử lý thanh toán Brazil Cielo.
WhatsApp đã phát triển các tính năng thanh toán ngang hàng trong một thời gian dài. Một phiên bản beta đã được chạy thử nghiệm ở Ấn Độ hồi năm 2018 và nhiều người kì vọng Ấn Độ sẽ là quốc gia đầu tiên có thể sử dụng tính năng này. Dù vậy, TechCrunch nói Facebook đã vấp phải nhiều trở ngại về quản lí ở Ấn Độ.
Video đang HOT
Facebook thâu tóm WhatsApp với giá 19 tỉ USD hồi năm 2014. Đến thời điểm tháng 2 năm nay, ứng dụng nhắn tin này có hơn 2 tỉ người dùng.
Tham vọng thành siêu ứng dụng của Facebook lớn cỡ nào: Người dùng sẽ lướt mạng xã hội, nhắn tin, mua sắm, chuyển tiền mà không cần rời khỏi app
Mark Zuckerberg khiến người dùng đã nghiện Facebook càng trở nên nghiện hơn, biến đây trở thành "cỗ máy tốn thời gian" đáng sợ.
Mark Zuckerberg vừa công bố tính năng cho phép người dùng mua trực tiếp sản phẩm trên Facebook và Instagram. Đây được cho là tham vọng rất lớn của Mark Zuckerberg, chuyển tập trung từ ứng dụng mạng xã hội sang "siêu ứng dụng" - kết hợp mọi thứ gồm nhắn tin, mua sắm và chuyển tiền.
Theo đó, các doanh nghiệp có thể tạo một Facebook Shop, hoàn toàn miễn phí - chỉ cần tải, phân loại sản phẩm, chọn ảnh nền và chỉnh màu. Khách hàng sau đó có thể lướt xem, lưu và đặt hàng sản phẩm.
Nếu có một hình mẫu cho những gì Facebook đang nỗ lực xây dựng thì đó có thể WeChat của Tencent - mạng xã hội lớn nhất ở Trung Quốc. Có một vài khác biệt chủ chốt giữa 2 sản phẩm nhưng mục tiêu cuối cùng của họ thì giống nhau: Một hệ thống mạng duy nhất, phi thường có thể được sử dụng để phục vụ người dùng tất cả các loại dịch vụ khác nhau từ thanh toán di động, mua sắm đến chơi game hay công việc.
Cỗ máy "tiêu xài" thời gian đáng sợ
Ở Trung Quốc, Wechat được gọi là "ứng dụng tất cả mọi thứ" nhờ lực lượng 800 triệu người dùng điện thoại di động: Đó là ứng dụng game, một ngân hàng, cổng đặt dịch vụ gọi xe, giao đồ ăn, mua sắm. Nó cũng có mặt ở những khu vực khác, khiến lượng người dùng hoạt động hàng tháng của họ lúc nào cũng trên 1 tỷ người.
Do sự thống trị và phổ biến như vậy, WeChat trở thành một hình mẫu đáng khao khát nhưng không dễ dàng để sao chép với bất kỳ công ty mạng xã hội nào kể cả Facebook.
Tuy nhiên đó là riêng ở Trung Quốc. Thị trường trên toàn thế giới lại là một bài toán khác. Vì một số rào cản pháp lý mà Facebook không thể thâm nhập vào thị trường Trung Quốc nhưng trên toàn cầu, họ đang sở hữu 2,6 tỷ người dùng và đây là một đòn bẩy không thể nào tốt hơn giúp cho tham vọng thành "siêu ứng dụng" của họ.
Trên thực tế, từ vài năm trước Facebook đã ngầm tiết lộ kế hoạch của mình. Thời điểm nằm 2012 và 2014 khi họ thâu tóm Instagram và Whatsapp. Kể từ sau đó, Instagram và WhatsApp đã khi không còn các đối thủ cạnh tranh trực tiếp, Messenger đã gánh vác phần lớn trách nhiệm trong việc trở thành nền tảng ứng dụng có thể tích hợp mọi thứ của Facebook.
Trong lịch sử phát triển nửa thập kỷ, Messenger đã bắt đầu cho người dùng chơi game, trò chuyện với AI, tích hợp tính năng camera AR, thanh toán di động và nhiều tính năng khác ngoài nhắn tin, để người dùng sử dụng Messenger như một "mini-Facebook".
Năm 2014, công ty đã tuyển David Marcus - một doanh nhân thanh toán kỹ thuật số cực kỳ thành công - người sáng lập PayPal để điều hành Messenger. Đó chính là tín hiệu rõ ràng nhất cho thấy tham vọng của Facebook biến nền tảng này thành nhà cung cấp dịch vụ.
Hiện tại với tính năng mới Facebook Shop, cho phép người dùng mua hàng trực tiếp, Mark hoàn toàn có thể tạo ra phiên bản WeChat bên ngoài Trung Quốc. Nó có thể là một cỗ máy "tiêu xài" thời gian đáng sợ, lôi kéo người dùng gắn bó với ứng dụng không chỉ nhắn tin hay trò chuyện nhóm, công cụ này có thể phục vụ cho các mục đích khác trong cuộc sống hàng ngày của người tiêu dùng như giải trí, tin tức và thương mại.
Facebook sở hữu một vài lợi thế để giúp biến tham vọng đó thành hiện tức. Trên toàn thế giới, Facebook và WhatsAppl là những mạng xã hội được dùng nhiều nhất, vượt hẳn Snapchat, Twitter, Viber và những ứng dụng khác.
Dĩ nhiên sẽ có một vài vấn đề nảy sinh. Việc kết hợp mọi thứ vào một ứng dụng có thể khiến Hội đồng châu Âu lo ngại. Hạ viện Mỹ cũng sẽ băn khoăn liệu như vậy Facebook có quá độc quyền hay không?
Ngoài ra, một siêu ứng dụng cũng có thể khiến Facebook chứng kiến tốc độ tăng trưởng người dùng chậm lại, họ sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào doanh thu quảng cáo, những chiến lược đối phó với các nhà làm luật. Tuy nhiên với những công bố mới nhất, có vẻ như Facebook đã hoàn toàn sẵn sàng với tất cả những thách thức đó!
Twitter thử nghiệm tính năng nhắn tin như Messenger Twitter đang tập trung phát triển nhiều tính năng giống như Facebook để tăng cường khả năng mạng xã hội của mình. Mạng xã hội này có thể đang cố gắng để trở nên giống Facebook hơn. Twitter đang thử nghiệm một cửa sổ trò chuyện mới gọi là DM Window, cửa sổ này hoạt động trên phiên bản web và có sự...