Dịch giã lại thon thót lo duy trì sĩ số học sinh
Thú thật, nỗi lo học sinh bỏ học có lẽ là nỗi niềm chung của không ít giáo viên hiện nay. Mỗi năm, cứ đến dịp hè và tết là y như rằng giáo viên lại quay cuồng với nhiệm vụ duy trì sĩ số.
Một học kỳ đầy biến động sắp trôi qua trong bối cảnh dịch giã khiến việc học tập ở nhiều địa phương bắt đầu trong muôn nỗi lo toan: học trên truyền hình, học trực tuyến cộng hưởng với áp lực đổi mới chương trình sách giáo khoa ở lớp 2 và lớp 6 vừa vào guồng quay tất bật.
Sinh viên miền núi học online (Ảnh: Dân trí).
Tín hiệu đáng mừng là học sinh nhiều địa phương đang quay trở lại trường học sau khi số ca lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng dần được khống chế. Hòa trong niềm vui chung khi trống trường lại điểm nhịp rộn ràng, giáo viên chúng tôi vẫn còn canh cánh nỗi lo duy trì sĩ số học sinh.
Tin nhắn thở than về ý nghĩa cuộc sống đang mất dần của một học sinh nam dội đến khiến tôi thon thót lo. Vội vàng nhắn tin hỏi han chuyện trò, tôi được biết ý định bỏ học trong con đang lớn dần. Thì ra, anh trai của con sau ngày dài thất nghiệp trong miền Nam do dịch bệnh kéo dài đã không thể chu cấp tiếp tục cho hai đứa em học hành. Vì vậy, con đeo đẳng ý nghĩ bỏ học kiếm việc làm trong những ngày sắp tới để phụ ba mẹ nuôi em gái vừa lên lớp 6 ổn định việc học.
Video đang HOT
Tôi chủ động gọi điện cho phụ huynh để trao đổi về việc học của cậu học trò hiếu học mà mình quý mến. May mắn là ba mẹ con vẫn chưa quyết định cho con rời ghế nhà trường để sớm bước vào cuộc sống mưu sinh. Tôi dự định trong cuộc họp sắp tới của nhà trường sẽ đề xuất với ban giám hiệu hỗ trợ miễn giảm học phí và vận động học sinh trong lớp động viên, giúp đỡ bạn trong khốn khó cả về vật chất lẫn tinh thần.
Thú thật, nỗi lo học sinh bỏ học có lẽ là nỗi niềm chung của không ít giáo viên hiện nay. Mỗi năm, cứ đến dịp hè và tết là y như rằng giáo viên lại quay cuồng với nhiệm vụ duy trì sĩ số. Bọn trẻ đón người phương xa trở về với áo quần xênh xang cùng những lời rủ rê không ngớt và hứa hẹn không dứt về công việc ổn định, đồng lương cao ngất và nhịp sống sôi động ở mảnh đất xa xôi.
Nhiều đứa trẻ cảnh nhà chưa đến nỗi nào cũng vội vàng mơ về viễn cảnh bỏ học, kiếm tiền. Nhiều gia đình nghe lời rỉ tai cũng vội vã gật đầu đồng ý khi con trẻ ngỏ lời bỏ học khiến giáo viên vất vả vô cùng với nhiệm vụ vận động học sinh đến lớp, cản ngăn bước chân vào đời quá sớm của những cô cậu học trò chưa đủ sức vóc lao động, chưa đủ chín chắn trong nhận thức, hành động.
Năm nay, hoàn cảnh dịch bệnh kéo dài lại đang trưng ra thêm một khía cạnh khác biệt. Khó khăn chồng chất khó khăn trong ngày dài tháng rộng vừa qua khiến nhiều gia đình lao đao, khốn đốn với gánh nặng chi tiêu, sinh hoạt phí, đặc biệt là những khoản tiền trường của con cái. Chính vì vậy, ý định cắt đứt con đường học hành của trẻ lại càng hiện hữu nhiều hơn dưới những mái nhà. Những lời rủ rê và hứa hẹn về công việc, tương lai lại càng dễ len lỏi vào tai khiến nguy cơ trẻ bỏ học nhiều hơn bao giờ hết.
Sau ngày dài nghỉ hè rồi học online trong gánh nặng cơm áo gạo tiền của mẹ cha cùng những bất ổn tâm lý vì ảnh hưởng của dịch bệnh, bao nhiêu đứa trẻ đang có ý định rời mái trường để học nghề và kiếm sống? Chỉ mong những nghĩ suy chưa chín chắn ấy sẽ sớm được phát hiện để kịp thời cản ngăn.
Mặt khác, bối cảnh học trực tuyến thời gian qua cũng đã phần nào hạn chế những kết nối thầy – trò khiến cơ hội lắng nghe tiếng lòng con trẻ càng mong manh hơn. Và nguy cơ trẻ bỏ học càng hiện hữu khiến lòng người thêm trăn trở.
Mong lắm thay những “người mẹ thứ hai” ở trường vươn dài cánh tay hơn nữa để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của trò trong thời đại công nghệ số. Nếu giáo viên chủ nhiệm theo dõi sát sao tình hình học tập, quan tâm nhiều hơn đến hoàn cảnh gia đình của trẻ và nắm bắt thông tin về nguy cơ trò bỏ học qua nhiều kênh thông tin liên lạc để sẻ chia, tâm sự, khuyên nhủ kịp thời thì áp lực duy trì sĩ số sẽ phần nào vơi đi.
Và tôi cũng tha thiết mong mỏi các ban ngành liên quan sẽ có những chính sách thiết thực để giảm bớt gánh nặng tiền trường và hỗ trợ thiết thực dành cho trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn. Để bước chân con trẻ đến trường được nối dài thênh thang…
Lào Cai dồn lực cho giáo dục vùng cao
Tại các huyện vùng cao Lào Cai, thời điểm này, bên cạnh hỗ trợ đồng bào gặp khó do thiên tai bão lũ, dịch COVID-19 phức tạp, tỉnh còn ban hành một số chính sách hỗ trợ ngành Giáo dục cùng chính quyền địa phương từng bước tháo gỡ khó khăn, vận động các gia đình đưa học sinh đến trường đảm bảo tỷ lệ chuyên cần trong năm học mới.
Giảm nguy cơ học sinh bỏ học giữa chừng
Các lớp học tại trường tiểu học thị trấn Sa Pa được trang bị đèn sưởi để giữ ấm cho học sinh. Ảnh minh họa: Quốc Khánh/TTXVN
Ngày 4/6/2021, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 861 phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Tại quyết định này, Lào Cai có 64 xã thuộc khu vực I đã hoàn thành nông thôn mới và ước tính sẽ có hàng trăm ngàn trẻ em và học sinh không được hưởng chính sách hỗ trợ tiền ăn, hỗ trợ gạo, giảm học phí. Điều này được dự báo sẽ tác động không nhỏ đến tỷ lệ học sinh ra lớp trong năm học mới 2021-2022. Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Si Ma Cai Nhâm Tiến Đức cho biết, triển khai Quyết định số 861, toàn bộ học sinh của 4 xã (Cán Cấu, Nàn Sán, Sín Chéng, Bản Mế) và thị trấn Si Ma Cai không còn chế độ hỗ trợ, đồng nghĩa với việc ngành Giáo dục địa phương mất đi hơn 12 tỷ đồng/năm chăm lo việc học của các em. Cụ thể, thực hiện Quyết định số 861, học sinh bán trú ở những địa bàn trên không còn được hỗ trợ 569.000 đồng và 15 kg gạo mỗi tháng (theo Nghị định 116 năm 2016 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn). Đồng thời, nhiều học sinh không còn trong diện được hỗ trợ học phẩm theo Nghị quyết số 29 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành các chính sách đặc thù hỗ trợ sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025. Các học sinh mầm non sẽ không còn được hỗ trợ tiền ăn bữa trưa 160 nghìn đồng/học sinh/tháng và nhà trường cũng không được hỗ trợ kinh phí nấu ăn cho trẻ theo Nghị định 105 năm 2020 của Chính phủ.
Theo ông Nguyễn Văn Vinh, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Khương, ngoài việc không còn được hỗ trợ gạo, sách giáo khoa, điều lo lắng nhất là năm học tới, học sinh Trung học Cơ sở không thuộc hộ nghèo tại 6 xã, thị trấn trên địa bàn huyện này sẽ không được miễn, giảm 70% học phí như trước. Thay vào đó, mức học phí phải đóng được nâng từ 10.000 đồng lên 60.000 đồng/học sinh/tháng. "Đối với những gia đình có 4-5 con đi học thì đây thực sự là khoản đóng góp không nhỏ", ông Nguyễn Văn Vinh nhấn mạnh.
Theo ghi nhận của đội ngũ giáo viên vùng cao, có thể nói, trong số các chính sách hỗ trợ giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số đã được triển khai trên địa bàn Lào Cai thời gian qua, chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Nghị định số 116/2016/N-CP của Chính phủ mang lại hiệu quả rõ rệt nhất. Nhờ có chính sách hỗ trợ này, hàng trăm nghìn học sinh vùng khó khăn ở Lào Cai đã yên tâm học tập; việc duy trì sĩ số, chất lượng dạy và học cũng được nâng lên. Không chỉ học sinh mà cả phụ huynh yên tâm khi cho con đi học, ăn, ở tại trường. Do đó, không khó hiểu khi có nhiều người lo ngại nếu không có nguồn lực giải quyết khó khăn, nguy cơ học sinh bỏ học giữa chừng có thể xảy ra.
Dồn lực "gỡ khó"
Giữa lúc khó khăn bủa vây đến từ nhiều phía, tin vui đã đến với các trường học vùng cao Lào Cai khi mới đây, Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai vừa ra Nghị quyết số 12/2021/NQ-HĐND về việc tiếp tục thực hiện hỗ trợ cho học sinh các xã khu vực II, khu vực III hoàn thành nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. Theo đó, học sinh, trẻ mầm non tại các xã khu vực II và III dù đã được công nhận hoàn thành nông thôn mới trên địa bàn Lào Cai vẫn được hưởng các chính sách đặc thù như: hỗ trợ tiền ăn bằng 20% mức lương cơ sở/học sinh/tháng; hỗ trợ tiền ăn trưa bằng 160.000 đồng/trẻ em/tháng cho trẻ nhà trẻ từ 24 - 36 tháng tuổi cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập...
Việc ban hành nghị quyết trên được coi là cơ sở để các xã duy trì và nâng cao tiêu chí giáo dục trong xây dựng nông thôn mới bởi trên thực tế, mặc dù đã đạt nông thôn mới song các tiêu chí đạt chuẩn chỉ ở mức thấp, đời sống người dân còn khó khăn, hạ tầng chưa đồng bộ. Mặc dù thời gian hưởng hỗ trợ quy định trong nghị quyết này không quá 9 tháng trong một năm học và chỉ hỗ trợ trong năm học 2021-2022 nhưng theo đánh giá của những người làm giáo dục vùng cao Lào Cai, điều này đã thể hiện sự quan tâm chia sẻ của tỉnh trước những khó khăn của người dân trong vấn đề giáo dục, đặc biệt ở thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Bên cạnh đó, với nhiều giải pháp cụ thể, ngành Giáo dục và các địa phương đang từng bước tháo gỡ khó khăn, đảm bảo tỷ lệ học sinh ra lớp trong năm học 2021 - 2022. Phó phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Si Ma Cai cho biết, nghị quyết mới được thông qua đã "gỡ khó" một phần cho giáo dục vùng cao trong vấn đề hỗ trợ kinh phí ăn bán trú. Các vấn đề liên quan đến gạo, học phí... vẫn là một trở ngại đối với nhiều gia đình có con em đi học ở địa phương. Giải pháp bước đầu, trong năm học mới, nếu không có sự hỗ trợ của Nhà nước, các xã bị ảnh hưởng có thể quay trở lại mô hình trường học bán trú dân nuôi (phụ huynh đóng góp gạo, thực phẩm) để duy trì tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần. Về vấn đề sách giáo khoa, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Si Ma Cai đã chỉ đạo các trường khẩn trương rà soát, liên hệ với phụ huynh đăng ký nhu cầu mua sách giáo khoa cho con, đặc biệt với lớp 2 và lớp 6, không để xảy ra tình trạng thiếu sách giáo khoa trong đầu năm học mới.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Mường Khương cho biết, Mường Khương sẽ làm việc với 6 xã, thị trấn để bàn giải pháp an sinh xã hội, trong đó có công tác giáo dục. Với tác động của Quyết định 861, việc sẽ có một số học sinh thôi học là điều có thể lường trước. Do đó, ngành Giáo dục địa phương và chính quyền các cấp huyện Mường Khương đang nỗ lực vận động tuyên truyền người dân khắc phục khó khăn cho con em đến trường, không bỏ dở việc học. "Mục tiêu của chúng tôi đặt ra là cố gắng không để em nào bị thất học hoặc không có sách giáo khoa và thiếu đồ dùng học tập khi đến trường", ông Nguyễn Văn Vinh chia sẻ.
Tuyển sinh vào trường THPT dân tộc nội trú tại Nghệ An: Làm sao để công bằng, dân chủ Năm đầu tiên, 2 trường phổ thông dân tộc nội trú THPT của Nghệ An được tuyển sinh chung toàn tỉnh, thay vì phân vùng như các năm trước. Học sinh tại Trường THPT DTNT tỉnh Nghệ An. Điều này một mặt tạo thuận lợi, công bằng cho thí sinh trong lựa chọn trường phù hợp với bản thân. Mặt khác thúc đẩy...