Dịch Covid-19 và những ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục
Thông tin về tỷ lệ học sinh đăng ký vào ĐH năm 2020; Thời gian tựu trường của học sinh khối tư thục; Du học sinh “tiến thoái lưỡng nan” khi Mỹ không tiếp nhận sinh viên quốc tế do Covid-19,… là những thông tin GD thu hút sự quan tâm dư luận.
Ảnh minh hoạ (nguồn: INT)
Tỷ lệ học sinh vào đại học năm 2020 giảm mạnh
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, năm 2020 có 900.152 thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT nhưng chỉ có 643.122 thí sinh đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ, chiếm 71,45%, giảm 9.878 thí sinh so với năm 2019.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc, năm 2020, tổng chỉ tiêu xét tuyển đại học sẽ tăng thêm khoảng 10% so với năm 2019, khoảng trên 500.000 chỉ tiêu. Các trường ở top trên có mức độ cạnh tranh cao thì số chỉ tiêu tuyển sinh chiếm chưa đến 10%. Vì vậy nếu có kết quả thi tốt thì cơ hội vào đại học của các thí sinh rất rộng mở.
Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT cho biết, việc tỷ lệ thí sinh đăng ký xét tuyển vào ĐH, CĐ giảm (năm 2019, tỷ lệ này là 74,01%; năm 2018 là 74,37%) là xu hướng tích cực, thể hiện việc phân luồng chúng ta làm ngày càng tốt hơn.
Thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy, năm 2019, số thí sinh đăng kí dự thi (ĐKDT) 887.104; Số thí sinh thi chỉ xét tốt nghiệp THPT 223.976. Số thí sinh đăng ký xét tuyển vào Đại học, CĐSP, TCSP (tỷ lệ 73,62% số ĐKDT) là 653.128.
Toàn hệ thống giáo dục đại học năm 2019 có 529.754 chỉ tiêu, tỷ lệ nhập học là 411.603 đạt 77,70%. Tuy nhiên, chỉ có 49,86% số trường đạt chỉ tiêu tuyển sinh trên 70%; 66,20% số trường đạt trên 50% chỉ tiêu.
Ảnh minh hoạ (nguồn: INT)
Du học sinh tiến thoái lưỡng nan vì Covid – 19
Video đang HOT
Ngày 6/7, Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thông báo về việc trục xuất và không tiếp nhận sinh viên quốc tế. Điều này khiến du học sinh Mỹ về Việt Nam tránh Covid-19 lâm vào tình thế tiến thoái lưỡng nan khi Mỹ không tiếp nhận sinh viên quốc tế nếu học kỳ mùa thu chuyển sang online 100%.
Đón làn sóng du học sinh về nước, nhiều trường đại học tại Việt Nam đã bổ sung các chương trình liên kết, du học bán phần hoặc mở rộng mạng lưới đối tác để giúp du học sinh không dang dở giấc mơ du học.
Theo thông báo của ICE, sinh viên quốc tế đang giữ visa F-1 và M-1 sẽ phải về nước nếu chương trình đang theo học chuyển sang dạy online 100% vào mùa thu tới. Nhiều tổ chức, cá nhân lên tiếng phản đối chính sách này, cho là “sai lầm”. Đại học Harvard và Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thậm chí còn kiện chính quyền Trump về chính sách này. Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định sẽ gây áp lực để các thống đốc bang mở lại trường vào mùa thu.
Ảnh minh hoạ (nguồn: INT)
Trường tư thục tựu trường sớm hơn trường công 4 tuần
Bộ GD&ĐT vừa có thông tin chính thức về lịch tựu trường năm học 2020-2021 của khối tư thục. Theo đó, khối trường này vẫn có thể học sớm 4 tuần so với trường công lập.
Theo Bộ GD&ĐT, tại họp báo thường kỳ quý II năm 2020 (ngày 30/6), Bộ GD&ĐT đã thông tin việc Bộ đang xây dựng Dự thảo Quyết định ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2020-2021 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, thay thế cho Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT đã áp dụng từ năm học 2017-2018.
Theo đó, tiếp tục quy định thống nhất trong cả nước thời gian khai giảng năm học 2020-2021 là ngày 5/9/2020.
Quy định không tổ chức dạy học trước ngày khai giảng. Thời gian tập trung học sinh để chuẩn bị cho khai giảng năm học mới sớm nhất là ngày 1/9/2020.
Riêng đối với trường tư thục, năm học 2020-2021 vẫn thực hiện quy định theo Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT cũng sẽ xem xét việc sửa đổi Thông tư số 13/2011/TT-BGDĐT theo hướng phù hợp hơn về thời gian học tập, rèn luyện ở trường và thời gian nghỉ hè của học sinh.
Các trường tư thục cần báo cáo với Sở GD&ĐT về thời gian tập trung học sinh đến trường nhưng cần lưu ý dành thời gian cho học sinh được nghỉ hè trong bối cảnh kết thúc năm học 2019-2020 muộn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Kỳ thi đại học viết lại số phận của người trẻ Trung Quốc?
"Với người bình thường, gaokao là cách dễ nhất và tốt nhất để vươn lên một giai tầng mới".
Năm 2020, hơn 10 triệu thí sinh Trung Quốc bước vào kỳ thi gaokao - kỳ thi đại học khắc nghiệt nhất thế giới. Chỉ 44% trong số này có cơ hội vào đại học.
Nhiều người xem gaokao Trung Quốc là cơ hội, bước ngoặt để đổi đời. Chính vì vậy, sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn.
Tuy nhiên, gaokao có thực sự khiến số phận, cuộc đời của một người thay đổi. Đạo diễn Trịnh Kỳ đã mất 6 năm hoàn thành bộ phim tài liệu có tên Lối thoát để trả lời cho câu hỏi này. Bộ phim kể về quá trình trưởng thành của 3 đứa trẻ vùng nông thôn, thành thị Trung Quốc.
Nhân vật Mã Bạch Quyên trong phim tài liệu "Lối thoát". Ảnh: Sohu.
Nhân vật đầu tiên là cô bé Mã Bạch Quyên, đến từ một vùng quê nghèo thuộc tỉnh Cam Túc. Năm 12 tuổi, trong khi bạn bè đều tốt nghiệp cấp 1, Bạch Quyên chỉ mới học hết lớp 2 do điều kiện gia đình khó khăn.
Dù vậy, cô luôn mơ ước được đến Bắc Kinh học đại học. Hơn 3 năm quyết tâm vừa học vừa làm nhưng cuối cùng Bạch Quyên đã phải bỏ ngang con đường học tập. Năm 15 tuổi, cô rời quê, lên thành phố làm việc.
Giờ đây, cô sống và lo cho gia đình bằng mức lương rẻ mạt từ công việc tay chân. Gaokao sẽ chỉ mãi là giấc mơ không bao giờ với tới với những người như Bạch Quyên.
Nhân vật thứ 2 trong Lối Thoát là chàng trai Từ Giai, sinh ra trong một gia đình khó khăn ở tỉnh Hồ Bắc. Từ Giai có xuất phát điểm chẳng hơn Bạch Quyên là bao. Thế nhưng, vào thời điểm bộ phim bấm máy, anh 20 tuổi và đã 3 lần dự thi gaokao.
Từ Giai không từ bỏ gaokao vì anh biết đó là con đường dễ nhất để thay đổi vận mệnh với tầng lớp như anh. Cuối cùng, anh chàng đã đỗ vào đại học hàng đầu như mình ao ước. Cuộc sống sau đó hoàn toàn giống như anh hình dung: tốt nghiệp, có công việc tốt, mua xe, mua nhà ở thành phố...
"Đó là cuộc sống đàng hoàng và bố mẹ có thể tự hào về tôi", anh nói.
Nhân vật thứ 3, Viên Tiểu Hàm, lại có xuất thân hoàn toàn khác. Tiểu Hàm sinh ra trong gia đình khá giả. Từ mẫu giáo đến cấp 3, cô được học trong những ngôi trường tốt nhất của thành phố Bắc Kinh.
Gaokao được xem là kỳ thi đại học khắc nghiệt nhất thế giới. Ảnh: Reuters.
Từ nhỏ, Tiểu Hàm được gia đình định hướng theo nghệ thuật. Tốt nghiệp cấp 3, cô lên đường sang Đức du học. Sau này cô tự mở quán bar, thành lập công ty truyền thông.
Trên con đường thành công của Tiểu Hàm không có khái niệm gaokao.
Sau khi xem bộ phim, khán giả có thể nhận thấy sự phân hóa tầng lớp, giai cấp rõ ràng trong xã hội Trung Quốc. Và ý nghĩa của gaokao có thể rất khác với từng đối tượng.
Những người nghèo, bình thường như Bạch Quyên, Từ Giai coi gaokao là chia khóa đổi đời. Nhưng với người sinh ra ở vạch đích như Tiểu Hàm, họ có vô số lựa chọn tốt hơn ngoài gaokao.
Trong những năm gần đây, nhiều phụ huynh Trung Quốc phàn nàn hệ thống tuyển sinh của nước này không công bằng. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia giáo dục, dù còn nhiều bất hợp lý, gaokao vẫn đang trao cơ hội giống nhau cho hàng triệu thí sinh mỗi năm.
"Với người bình thường, gaokao là cách dễ nhất và tốt nhất để vươn lên một giai tầng mới", Chu Triệu Huy, nhà nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục Quốc gia, nhận xét.
Ông Chu cho rằng gaokao không hẳn là điểm khởi đầu, có thể thay đổi hoàn toàn cuộc đời một người. Tuy nhiên, nó trao cơ hội ngang bằng cho mọi người trên con đường nỗ lực tìm kiếm thành công.
Tuyển sinh 2020: Thí sinh phải thận trọng với phương thức xét tuyển kết hợp Tuyển sinh năm 2020, các trường đại học đưa ra nhiều phương thức xét tuyển, trong đó có xét tuyển kết hợp. Với phương thức này, thí sinh phải hết sức thận trọng nếu không sẽ mất cơ hội vào đại học. Xét tuyển kết hợp là phương thức độc lập với xét tuyển theo kết quả thi, nhằm tạo thêm cơ hội...