Dịch COVID-19: EC hối thúc các nước Schengen kéo dài lệnh hạn chế đi lại
Ngày 8/4, Ủy ban châu Âu (EC) đã hối thúc các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) duy trì lệnh hạn chế đi lại trong khu vực Schengen ít nhất đến ngày 15/5 để làm chậm đà lây lan của đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra.
Theo Margaritis Schinas, Ủy viên châu Âu phụ trách về vấn đề nâng cao đời sống, toàn bộ các nước thành viên khối Schengen phải thực hiện tốt các biện pháp giãn cách xã hội để hạn chế tương tác trong cộng đồng và làm chậm đà lây lan của virus. Bên cạnh đó, EU cũng cần hạn chế các hoạt động đi lại không thiết yếu từ các nước thứ 3 để hỗ trợ cho nỗ lực trên.
Cảnh sát kiểm tra các phương tiện tại khu vực biên giới Đức – Pháp ở Kehl (Đức), ngày 17/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Khối Schengen gồm 26 quốc gia châu Âu, chủ yếu là các nước thành viên EU.
Video đang HOT
Trong diễn biến khác, cùng ngày, Chủ tịch EC Ursula von der Leyen hối thúc các quốc gia thành viên EU dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu dược phẩm nhằm tránh gây thiếu hụt mặt hàng thiết yếu này trong khối.
Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu châu Âu Mauro Ferrari đã bất ngờ đệ đơn từ chức sau 4 tháng tại vị, với lý do không tìm được tiếng nói chung với EC trong việc xây dựng chương trình chống đại dịch COVID-19. Ông Ferrari cho biết EC không quan tâm tới những đề xuất của ông về các nguồn lực và công cụ chẩn đoán bệnh. Tuy nhiên, phát ngôn viên của EC Johannes Bahrke đã lập tức bác bỏ chỉ trích này khi cho biết Hội đồng Nghiên cứu châu Âu đã có 140 triệu euro cho 18 dự án nghiên cứu đang được triển khai.
Đức Hùng – Vũ Hà
EU phát triển vũ khí mới sau khi TT Pháp chê NATO 'chết não'
Chính phủ các nước EU đã bật đèn xanh cho 13 dự án phòng thủ mới, trong đó có việc phát triển các loại vũ khí để tránh phụ thuộc vào Mỹ.
Theo Reuters, dưới kế hoạch được thông qua bởi các bộ trưởng quốc phòng EU trong phiên họp tại Brussels hôm 12/11, các nước châu Âu sẽ bắt đầu dự án phát triển một tàu tuần tra mới, một hệ thống gây nhiễu điện tử mới cho máy bay chiến đấu, và công nghệ mới để theo dõi tên lửa liên lục địa.
Phải mất hàng tháng trời và nhiều cuộc họp để các nước châu Âu đạt được sự đồng thuận về những dự án này, nhưng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã nhấn mạnh về nhu cần cần có sự hợp tác phòng thủ chặt chẽ hơn giữa các nước EU sau khi ông tuyên bố vào tuần trước rằng NATO đang bị "chết não".
Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly rời điện Elysee sau cuộc họp nội các hôm 21/10. Ảnh: Reuters.
HIện tại, đang có 47 dự án quốc phòng chung được các nước EU triển khai, sau khi một hiệp định được ký giữa Pháp, Đức và 23 nước châu Âu khác hồi cuối năm 2017 để cung cấp kinh phí phát triển và triển khai các lực lượng vũ trang sau khi nước Anh quyết định rời khỏi khối.
Mặc dù có 22/28 các nước EU là thành viên NATO, Liên minh châu Âu vẫn hy vọng có thể triển khai một quỹ riêng trị giá nhiều tỷ USD từ năm 2021, yêu cầu các nước thành viên hợp tác để thiết kế và sản xuất xe tăng, tàu chiến cùng các công nghệ mới.
"Chúng ta không đầu tư đủ vào quốc phòng, và sự đầu tư đó cũng không đủ hiệu quả", Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly trả lời đài France Inter Radio hôm 11/11, chỉ ra rằng có tới 20 loại máy bay chiến đấu ở EU, nhưng Mỹ chỉ có 6 loại.
Pháp đóng vai trò chủ đạo trong 60% các dự án phòng thủ ở châu Âu, cùng sự hợp tác của Đức, Italy và Tây Ban Nha.
Trong dự án vừa được thông qua, Pháp sẽ đứng đầu các dự án nhằm theo dõi tốt hơn hoạt động của các tên lửa đạn đạo trong vũ trụ, phát triển một hệ thống gây nhiễu điện tử mới với Tây Ban Nha và Thụy Điển để giúp máy bay chiến đấu qua mặt các hệ thống phòng không của đối phương.
Cùng với Italy, Pháp sẽ phát triển một lớp tàu chiến mới có tên là tàu tuần tra châu Âu Covertte.
Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Thụy Điển cũng sẽ phối hợp để cho ra lò một hệ thống chống ngầm mới nhằm bảo vệ giao thông đường biển và liên lạc.
Pháp cũng đang dẫn đầu dự án phát triển trực thăng quân sự mới cho châu Âu.
Châu Âu đã thấy 'ánh sáng cuối đường hầm' COVID-19 'Tia hi vọng ở châu Âu', 'Ánh sáng cuối đường hầm',, 'Châu Âu chứng kiến thêm nhiều tín hiệu của hi vọng'... là những tít bài truyền thông phương Tây dùng để mô tả chiều hướng tích cực liên quan dịch bệnh COVID-19 ở cựu lục địa vài ngày qua. Các cảnh sát cưỡi ngựa làm nhiệm vụ tại phố Via del Corso...