Dịch Covid-19: đừng quá lo lắng nhưng cũng đừng quá chủ quan

Theo dõi VGT trên

Chúng ta không quá lo lắng vì những cung bậc cảm xúc đều trải qua trong các đợt phát hiện các ca bệnh như Sơn Lôi, Bạch Mai nhưng cũng đừng quá chủ quan.

Cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19 đã bước vào giai đoạn mới, đó là việc chúng ta phát hiện các ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng chưa xác định được nguồn lây nhiễm.
Trong giai đoạn này chúng ta phải chú ý đến việc phát hiện sớm các ca bệnh lây nhiễm trong cộng đồng , tiến hành cách ly, khoanh vùng gọn, dập dịch triệt để nhằm ngăn chặn sự lây lan ra cộng đồng.

Dịch Covid-19: đừng quá lo lắng nhưng cũng đừng quá chủ quan - Hình 1

Hơn bao giờ hết, hệ thống y tế tư nhân, phòng mạch tư, quầy bán thuốc tây có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát hiện các ca bệnh. Triệu chứng của bệnh Covid-19 cũng giống như bệnh cảm cúm và một số bệnh đường hô hấp khác nên rất dễ bị bỏ qua. Lâu nay những người bị sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi … tìm đến các quầy thuốc tây để mua thuốc cảm, thuốc hạ sốt hoặc đến các phòng mạch tư khám để bác sĩ kê đơn, do vậy nhân viên y tế những nơi này cần lưu ý không được bỏ qua.
Hiện nay chúng ta có gần 700 bệnh viện tuyến huyện, 12.000 trạm y tế xã phường, hơn 30.000 phòng khám tư nhân, hơn 50.000 nhà thuốc tư nhân.

Do vậy, trạm y tế, bệnh viện tuyến huyện, các phòng khám y tế tư nhân khi có bệnh nhân đến khám, đặc biệt khi có các dấu hiệu sốt, ho, viêm họng, khó thở thì phải phân luồng, khám ở khu riêng, tiến hành sàng lọc, phân loại bệnh nhân, yêu cầu khai báo y tế; nếu có dấu hiệu nghi ngờ phải tiến hành các biện pháp cách ly, thông tin cho các cơ quan quản lý gần nhất để khoanh vùng, dập dịch nếu phát hiện ca bệnh.

Hệ thống nhà thuốc bệnh viện, nhà thuốc tư nhân cần phải chủ động các biện pháp phòng ngừa, bởi vì thói quen của nhiều người dân khi bị nhức đầu, sổ mũi, ho, hắt xì hơi thường tự ý đến các quầy thuốc tây mua các loại thuốc cảm cúm, hạ sốt, ho. Các nhà thuốc cần có những quy định và hướng dẫn cụ thể, yêu cầu bệnh nhân khai báo y tế theo quy định

Người bệnh khi có những dấu hiệu sốt, ho, hắt xì hơi, chảy nước mũi… trước khi đến khám cần gọi điện trước cho các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, bố trí khám và hỗ trợ cần thiết và cần đeo khẩu trang để tránh lây cho người thân, hàng xóm và cộng đồng.

Chúng ta không quá lo lắng vì những cung bậc cảm xúc đều trải qua trong các đợt phát hiện các chùm ca bệnh như Sơn Lôi, Hạ Lôi, Trúc Bạch, Quán Bar Buddla.. Nhưng chúng ta cũng đừng chủ quan.
Các nhà thuốc, phòng khám tư cũng như người dân luôn đề cao cảnh giác, khi có dấu hiệu trên hãy liên hệ với các cơ quan y tế gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ và khai báo y tế. Hãy cùng chung tay phát hiện ca bệnh để cách ly, khoanh vùng, dập dịch sớm ngăn chặn, đẩy lùi đưa cuộc sống trở lại bình thường.

Đội quân thầm lặng trong cuộc "rượt đuổi" virus SARS-CoV-2

Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) là đơn vị y tế đầu tiên tham gia kiểm soát và xét nghiệm những trường hợp nghi mắc covid-19 tại Việt Nam.

Đêm 6.3, khi ca nhiễm thứ 17 xuất hiện tại Hà Nội, là một đêm không thể quên với người dân Hà Nội trong đó có cả những cán bộ tại CDC Hà Nội. 10h đêm họp khẩn và sau đó là những tháng ngày triền miên đi sớm, về khuya, chạy bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào nếu có thông tin về người nghi nhiễm. các chiến sĩ luôn trong tâm thế sẵn sàng lao đi tìm kiếm kẻ thù vô hình - Covid-19- có thể ở bất cứ đâu và họ có thể bị virus "tấn công" bất cứ lúc nào.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 1

Những chiến binh CDC Hà Nội trong bộ "áo giáp" trắng luôn sẵn sàng trong những cuộc "rượt đuổi" kẻ thù giấu mặt - virus SARS-CoV-2.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 2

Không trực tiếp tham gia chữa bệnh nhưng các y, bác sĩ, các bộ CDC luôn là những người "đi đầu trận chiến".

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 3

Video đang HOT

Những chiến binh âm thầm chiến đấu để "nhìn thấy" kẻ thù

12h trưa, tại trụ sở CDC Hà Nội vẫn tấp nập, người ra người vào, ai cũng vội vã vì công việc bận rộn, có khi chỉ kịp chào nhau một tiếng rồi lại đi làm nhiệm vụ của mình. "Chắc là hôm nay được ăn cơm lúc 2 rưỡi - 3 giờ", một bác sĩ trong đội phản ứng nhanh vừa đi lấy mẫu bệnh phẩm về nói với tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Anh - Phó Giám đốc CDC Hà Nội.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 4


Để "làm bạn" với những mẫu xét nghiệm, phân tách virus là việc làm không hề đơn giản.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 5

"3 giờ là nhanh ấy nhỉ", chị Kiều Anh đáp lời với giọng động viên, vì có vẻ hôm nay công việc của đội hoàn thành sớm hơn mọi hôm. Ở đây, việc ăn cơm trưa lúc 3 giờ chiều là chuyện bình thường với họ, cũng như việc 11 rưỡi đêm mới được ăn tối. Và đợt này là những ngày triền miên như vậy, rồi cũng thành quen. "Có hôm anh em chạy đến 3 giờ sáng, chưa ai được ăn gì, nhưng vẫn cứ cười. Vì cộng đồng thôi, chúng tôi hay động viên nhau như thế", chị Kiều Anh nói.

Là lãnh đạo đội quân "săn virus", nhưng không ngồi một chỗ chỉ đạo, chị phải liên tục đứng lên ngồi xuống, đi lại kiểm tra, động viên anh em và quan trọng là phải nắm tình hình để sắp xếp công việc luân phiên giữa các đội cho mọi người có thêm thời gian nghỉ ngơi. Với chị, lãnh đạo không phải là công việc chỉ tay năm ngón, mà phải sống cùng, ăn cùng các đồng nghiệp nhất là trong giai đoạn căng thẳng, tất cả phải luôn trong tâm thế sẵn sàng đi làm nhiệm vụ bất cứ lúc nào.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 6


"Có hôm anh em chạy đến 3 giờ sáng, chưa ai được ăn gì, nhưng vẫn cứ cười. Vì cộng đồng thôi, chúng tôi hay động viên nhau như thế", Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Anh - Phó Giám đốc CDC Hà Nội.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 7

Việc lấy mẫu bệnh phẩm của người dân chỉ là công đoạn đầu tiên để có thể xác định được "kẻ thù". Cả quá trình tiếp theo phân tách virus đòi hỏi sự phức tạp và tập trung cao độ trong những phòng thí nghiệm được trang bị theo quy định nghiêm ngặt. Bởi vậy, việc ở lì trong phòng thí nghiệm cả ngày là điều thường xuyên xảy ra đối với các bác sĩ nơi đây.

Trong phòng thí nghiệm, để nhìn thấy "kẻ thù", họ phải đồng hành cùng một bộ đồ bảo hộ kín mít và chiếc khẩu trang N95 ngột ngạt đến mức khó thở. Không uống nước, không đi vệ sinh là những gì họ phải đối mặt suốt 8-9 tiếng, có khi đến 14 tiếng "nhốt" mình trong bộ đồ bảo hộ.

Bởi chỉ cần cởi ra, bộ đồ bảo hộ coi như bỏ đi. Mà đối với họ đó là một sự lãng phí. Có những người tình nguyện đeo chiếc khẩu trang N95 từ 8 giờ sáng cho đến 10 giờ đêm mới tháo, đó cũng là lúc bước ra khỏi phòng thí nghiệm sau một ngày dài làm việc. Những vết hằn thâm tím trên gương mặt vì đeo khẩu trang quá lâu, sự ngột ngạt, căng thẳng khiến khi trút bỏ đồ bảo hộ, họ chỉ biết ngồi thở như một sự nghỉ ngơi. Nhưng cũng có lúc sự nghỉ ngơi đó không kéo dài lâu, những bác sĩ chỉ kịp uống chút nước, thêm chút sữa rồi lại quay lại công việc.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 8


Phút nghỉ ngơi hiếm hoi của cán bộ CDC Hà Nội giữa guồng quay công việc.

Trong bộ đồ bảo hộ, họ trao đổi với nhau rất kiệm lời vì "đeo khẩu trang này khó thở lắm", nhưng dù vậy, các công việc vẫn diễn ra đúng quy trình, nhịp nhàng và đều đặn.

"Có hôm đi lấy mẫu tại khu cách ly tập trung, 14 tiếng liền không uống nước, khát khô cổ luôn, cũng không thể đi vệ sinh luôn. Nhưng mình vẫn phải cố để làm cho xong việc. Y tế dự phòng thầm lặng khủng khiếp ấy. Không ai biết đâu. Nhưng chúng tôi không làm như vậy thì sao giữ yên bình cho mọi người ", chị Kiều Anh nói với niềm tự hào ánh lên trong ánh mắt.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 9


Đói không được ăn, khát không được uống, thậm chí là không được đi vệ sinh là những gì các "chiến binh CDC" phải trải qua khi "nhốt" mình trong bộ đồ bảo hộ xanh lét, kín bưng.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 10

Là hi sinh chứ không chỉ là cố gắng

Hôm nay, bác sĩ Hà Tấn Dũng - Đội trưởng đội cơ động 3 không phải "chạy". Và nếu có một lí do khiến các chiến sĩ không phải "chạy" trong lúc này thì đó chỉ có thể là thời gian họ dành để xét nghiệm cho nhau. Đây cũng là cách để họ bảo vệ bản thân và những người xung quanh sau khi đã tiếp xúc gần như là trực tiếp với virus.

Thường thì sau 3-4 ngày đi lấy mẫu bệnh phẩm, cả đội sẽ phải tự xét nghiệm cho nhau, thời gian nào căng thẳng thì phải 1 tuần. Cũng giống như các y bác sĩ trong bệnh viện, họ là những người liên tục tiếp xúc với các đối tượng nguy cơ nhưng không thể biết "kẻ thù" ẩn nấp ở đâu nên có thể bị "tấn công" bất cứ lúc nào.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 11


"Các mẫu bệnh phẩm mang về xử lý trong phòng thí nghiệm. Chỗ đó là nguy hiểm nhất. Virus sẽ nằm ở tăm bông chọc họng. Để an toàn cho người trong phòng thí nghiệm thì ai làm ở đâu phải làm việc ở đấy, cả ngày như thế cực kì vất vả", Tiến sĩ Nguyễn Thị Kiều Anh - Phó Giám đốc CDC Hà Nội.

"Làm việc này, anh có cảm thấy sợ không?". "Sợ thì ai cũng sợ nhưng mình đã bảo hộ tương đối đầy đủ nên phải tin tưởng rằng sẽ không bị nhiễm. Kể cả có lo thì cũng không được biểu hiện ra bên ngoài, vì như thế những người mình tiếp xúc họ còn lo lắng hơn. Nói chung, anh em luôn nhắc nhở nhau trang bị cẩn thận, tuân thủ quy tắc phòng chống lây nhiễm để không ai bị cả", anh Dũng tâm sự.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 12


Bác sĩ Hà Tấn Dũng - Đội trưởng Đội cơ động 3, đang được các đồng nghiệp lấy mẫu xét nghiệm.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 13

Anh Dũng là 1 trong khoảng 500 chiến sĩ tại CDC Hà Nội, chia làm 65 đội phản ứng nhanh rải rác tại thành phố, quận huyện, phải luôn túc trực, nhận nhiệm vụ. Nhớ lại, đêm ngày 6.3, đội cơ động của Anh Dũng là những người trực tiếp đến lấy mẫu tại khu vực Trúc Bạch, nơi liên quan đến bệnh nhân số 17.

Đó cũng là lần đầu tiên anh Dũng và các đồng đội tiếp xúc với trường hợp dương tính. Anh bảo: Được tập huấn nhiều rồi nhưng khi tiếp xúc thật nó khác lắm. Sau buổi làm việc đột xuất và gấp gáp đó, khi tạm xong nhiệm vụ, ra về cả đêm anh không ngủ được vì căng thẳng, mệt mỏi.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 14


Các ổ dịch từ Trúc Bạch, đến bệnh viện Bạch Mai, Hạ Lôi (Mê Linh), người ta tránh né, nhưng họ luôn là những người có mặt đầu tiên.

Sáng hôm sau lại qua khu vực Trúc Bạch theo dõi từ sớm, hàng quán đóng cửa, anh và các anh em lại nhịn đói đến trưa để làm cho xong. Kể từ ngày đó, mỗi ngày, mỗi đội phải luân phiên nhau "chạy" 3-4 nơi, có hôm 4-5 nơi mới xong việc. Hơn một tháng trời ròng rã, từ Trúc Bạch cho đến "ổ dịch" Bạch Mai, Sơn Lôi, Hạ Lôi (Mê Linh), họ đều là những người có mặt đầu tiên.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 15


"Chúng tôi không có lịch cụ thể, toàn đột suất thôi. Bất cứ khi nào có ca nghi nhiễm cộng đồng thì các đội sẽ luân phiên nhau lên đường", bác sĩ Hà Tấn Dũng - Đội trưởng đội cơ động 3.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 16

"Các đội đều ấn tượng như nhau cả. Mọi người đều hỗ trợ nhau, nhất là đêm hôm, phải làm xong mới có thể ăn uống được, vì đồ bảo hộ kín mít hết rồi. Nhanh thì một tiếng, có khi đến những chỗ phức tạp thì 3 tiếng mới có thể cởi bỏ đồ. Đây chắc phải gọi là sự hi sinh chứ không phải cố gắng nữa", anh nói.

Nếu bây giờ, hỏi những nhân viên của CDC Hà Nội, tôi tin rằng tất cả đều có chung một mong muốn là "hết dịch chứ chẳng mong gì hơn". Bởi hết dịch, cởi bỏ những bộ đồ bảo hộ, họ có thể dành nhiều thời gian để về thăm gia đình, nơi mà có lẽ suốt gần 3 tháng qua với ai trong số họ cũng đều là nỗi nhớ. "Mọi người như thế nào không biết còn tôi toàn ở cơ quan, chắc về nhà chỉ để thay quần áo rồi lại lên luôn. Thỉnh thoảng cũng về ngủ nhưng chỉ ngủ phòng khách thôi, tự phòng tránh cho gia đình. Có khi con mình nhìn thấy mình còn chạy xa 2 mét", anh Dũng cười nửa đùa, nửa thật.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 17


Ngày xảy ra "biến cố" Bạch Mai, những "chiến binh CDC" chạy đua với thời gian để lấy mẫu cho hơn 7000 nhân viên y tế.

Lời kết:

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 18

Cuộc chiến vô hình, cuộc "rượt đuổi" virus SARS- CoV-2 có lẽ chưa thể dừng lại và với những người chiến sĩ tuyến đầu mang tên CDC, họ sẽ tiếp tục hi sinh, tiếp tục cố gắng vì lợi ích cộng đồng, sức khoẻ của người dân. Những hình ảnh đội quân CDC Hà Nội trong bộ quần áo bảo hộ màu xanh, bịt kín từ đầu đến chân có mặt ở mọi tâm dịch đã trở nên quen thuộc với người dân trong những tháng ngày qua. Họ giấu đi sự mệt mỏi, sự căng thẳng, thậm chí đôi chút lo sợ sau chiếc khẩu trang dày bịch, sau chiếc kính nặng trĩu... Có thể nói họ là những người đứng ở tuyến đầu của tuyến đầu trong cuộc chiến với dịch COVID-19.

Những sự hy sinh, cống hiến của họ xin hãy ghi nhận thật sâu sắc. Đừng nghĩ mỗi ca bệnh hồi phục được ra viện chỉ là do công của các bác sĩ điều trị trong bệnh viện. Công đầu xin hãy nhớ đến đội quân CDC. Cuộc chiến chống dịch vẫn còn ở phía trước và CDC vẫn sẵn sàng lên đường. Họ lao vào điếm nóng với ý chí mạnh mẽ "HẾT DỊCH" - Hai từ ngắn ngủi ấy cũng chính là mong ước của hàng triệu người Việt Nam ngay lúc này.

Đội quân thầm lặng trong cuộc rượt đuổi virus SARS-CoV-2 - Hình 19


Sự hi sinh, cống hiến thầm lặng của họ, xin hãy ghi nhớ thật sâu sắc!

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt tại phố Tây Sơn
17:34:26 21/11/2024
Clip xe khách xoay 180 độ trên đường ở Bình Dương, tông chết một phụ nữ
09:54:31 21/11/2024
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên cao tốc khiến 1 người chết, 10 người bị thương
11:18:02 21/11/2024
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ
18:18:27 21/11/2024
Vụ 5 học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Đã tìm thấy tất cả các nạn nhân
11:51:04 20/11/2024
Đắk Lắk: Anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn thịt cóc
12:28:22 20/11/2024
Vĩnh Phúc: Bé gái 5 tuổi bị 2 con chó becgie tấn công tử vong
19:43:29 21/11/2024
Hiện trường hơn 200 bộ hài cốt vừa được phát hiện giữa Hà Nội
10:18:38 22/11/2024

Tin đang nóng

Mẹ định bán đất, lấy tiền trả nợ cho em trai, tôi cười chua chát hỏi một câu khiến bà chấn động, còn tôi về trong nước mắt
05:41:18 22/11/2024
Mẹ tôi dõng dạc hủy đám cưới sau khi mẹ chồng tương lai đọc "diễn văn" miệt thị thông gia
05:38:11 22/11/2024
Sự trở lại ngoạn mục nhất Hollywood: Lindsay Lohan - nàng công chúa sa ngã sao lại đẹp "ngộp thở" thế này
06:41:14 22/11/2024
Nhan sắc giả dối của Lee Min Ho
06:04:14 22/11/2024
Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy: Lên tiếng chính thức về hình ảnh đăng ký kết hôn, bật khóc nức nở vì lí do gì?
06:49:21 22/11/2024
Góc khuất kinh hoàng của Kpop: Thực tập sinh nữ suy kiệt, tắt kinh vì nhịn ăn cắm đầu vào phòng tập
06:44:30 22/11/2024
Chồng nửa đêm lẩm bẩm vài câu rồi bật dậy, vô thức đi lại trong phòng, tôi cười anh mộng du cho tới khi biết sự thật thì ngã ngửa
05:31:32 22/11/2024
Dọn dẹp bàn làm việc của chồng, tôi suýt ngất khi đọc được một tờ giấy
05:07:22 22/11/2024

Tin mới nhất

Bị bất tỉnh sau cú tông xe máy vào ô tô đang dừng đèn đỏ

10:33:51 22/11/2024
Khi tài xế ô tô cho xe dừng đèn đỏ tại ngã tư Bồn Nước (phường An Bình, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) thì bị xe máy, biển số: 60M1-37xx do một người đàn ông điều khiển, lưu thông hướng cùng chiều tông vào đuôi.

Xe khách đâm trúng cột điện và tông tử vong người phụ nữ đứng bên đường

10:30:25 22/11/2024
Khi đến địa điểm trên đã tông vào trụ điện và tông trúng bà Phạm Thị Quốc (SN 1950, trú phường Hoài Đức, thị xã Hoài Nhơn) đang đứng trong lề đường. Xe khách tiếp tục lao xuống rãnh thoát nước bên đường.

Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất tại nhiều khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên

10:28:08 22/11/2024
Đáng chú ý, mô hình độ ẩm đất cho thấy một số khu vực thuộc các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên đã gần bão hòa (trên 85%) hoặc đạt trạng thái bão hòa.

Xưởng làm biển quảng cáo bốc cháy trong đêm, lan sang 2 nhà liền kề

07:09:28 22/11/2024
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23h ngày 21/11, một cơ sở làm biển quảng cáo tại hẻm 172/69/30 đường Phú Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ bốc cháy.

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Cộng hưởng sức mạnh, vững bước vươn mình

05:47:52 22/11/2024
Có lẽ cũng vì thế, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung khẳng định với chuyến thăm lần này, Việt Nam và Malaysia sẽ tăng cường hiểu biết, bổ sung cho nhau và cùng phát triển với tầm nhìn cho giai đoạn mớ...

Tổng Bí thư Tô Lâm hội kiến Chủ tịch Thượng viện Malaysia

05:39:56 22/11/2024
Chủ tịch Thượng viện vui mừng đón Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia; bày tỏ hết sức coi trọng chuyến thăm của Tổng Bí thư, cho rằng chuyến thăm sẽ góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Tp.HCM: Xử lý các trường hợp kinh doanh hóa chất độc hại ra sao?

21:02:10 21/11/2024
Việc xử lý các trường hợp kinh doanh các hóa chất độc hại trên địa bàn Tp.HCM vẫn đang quyết liệt, khẩn trương xác minh, truy xét, đấu tranh xử lý.

Cận cảnh việc trục vớt chiếc xe chở rác bị rơi xuống sông ở Thừa Thiên Huế

20:45:24 21/11/2024
Do địa hình khó khăn, để trục vớt được chiếc xe rác, lực lượng chức năng đã huy động nhiều máy móc mở đường để đưa xe cẩu vận hành đến sát bờ sông.

Ứng cứu 5 thuyền viên tàu cá bị chìm trên biển

19:46:26 21/11/2024
Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Quảng Trị đưa tàu CN09 của đơn vị đang thực hiện nhiệm vụ tại đảo Cồn Cỏ tiếp cận, đưa 5 thuyền viên bị nạn lên đảo an toàn.

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam về tình hình Ukraine

18:22:06 21/11/2024
Bộ Ngoại giao Việt Nam đặc biệt khuyến cáo công dân Việt Nam không nên đến Ukraine trừ trường hợp thực sự cần thiết.

Vụ học sinh 'đầu trần' điều khiển mô tô ở Hà Nội: Lập biên bản xử phạt phụ huynh

17:40:12 21/11/2024
Sau khi nhận được clip phản ánh, Đội CSGT số 7 (Phòng CSGT Hà Nội) đã lập biên bản xử phạt 10 học sinh cùng phụ huynh vi phạm các lỗi: Giao xe cho người chưa đủ tuổi điều khiển; không đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy...

Vụ xe chở rác rơi xuống sông khiến 2 người mất tích: Vợ bầu mong ngóng tin chồng

17:37:00 21/11/2024
Nhận tin chồng cùng đồng nghiệp bị rơi theo chiếc xe xuống sông mất tích, chị K. đang mang bầu cũng đến hiện trường, ngóng đợi phép màu xảy ra.

Có thể bạn quan tâm

Quần jeans đen, món đồ cứu rỗi trang phục mùa đông

Thời trang

11:03:16 22/11/2024
Quần jeans đen không phải loại nào cũng giống nhau và cũng là nền tảng của vẻ ngoài, đặc biệt vào thời điểm mùa đông khi chúng ta cần một bộ quần áo có màu sắc trung tính phù hợp với phần còn lại của trang phục.

Vụ diễn viên, MC bị bắt: Phát hiện giao dịch đáng ngờ liên quan chính trị gia

Thế giới

11:02:34 22/11/2024
Liên quan đến vụ án The Icon Group, Cục Điều tra Đặc biệt (DSI) hướng sự chú ý vào 1 chính trị gia sau khi liên kết dòng tiền giữa các nghi phạm và mẹ của người này.

Bức ảnh ông bố ở TP.HCM ngồi trong sân trường nhìn qua rất bình thường, nhưng thứ cầm trên tay gây tranh cãi

Netizen

11:01:56 22/11/2024
Mới đây, một phụ huynh ở TP. HCM đăng tải lên hội nhóm lớn hình ảnh một ông bố đang đợi đón con. Bức ảnh thoạt nhìn trông rất bình thường, nhưng trên tay ông bố này lại xuất hiện một thứ gây tranh cãi, đó là điếu thuốc lá.

Đến nhà người bạn học giàu có, tôi hết sức kinh ngạc với "bí mật" sau căn phòng rộng vỏn vẹn 1m2

Sáng tạo

10:59:05 22/11/2024
Việc lưu trữ đồ để nhà cửa gọn gàng luôn là nỗi đau đầu của mọi người. Chắc hẳn ai cũng gặp tình trạng tủ đựng trong nhà thì ngày càng chật, ấy vậy mà đồ đạc lại tăng lên theo từng ngày, nhiều đến mức phải bày la liệt dưới đất.

Phong cách trẻ trung của 'Anh trai say hi' JSOL

Phong cách sao

10:56:25 22/11/2024
Trong đó các item mang tính trẻ trung, hiện đại thường được JSOL sử dụng khá nhiều như áo thun, áo sơ mi, quần short hay các set đồ jeans.

Kiều Anh xinh đẹp hội ngộ dàn diễn viên 'Phía trước là bầu trời' sau 23 năm

Phim việt

10:53:13 22/11/2024
23 năm sau khi phát sóng Phía trước là bầu trời , 3 diễn viên Kiều Anh, Hà Hương và Văn Anh gặp lại trên thảm đỏ sự kiện ra mắt phim Linh miêu - Quỷ nhập tràng tại Hà Nội tối 21/11.

Hồ Ngọc Hà: Có lúc tôi bế tắc, không biết phải làm gì!

Nhạc việt

10:50:06 22/11/2024
Có lúc tôi bế tắc, không biết mình cần phải làm gì, không biết còn được yêu thương không... , Hồ Ngọc Hà trải lòng.

Trà xanh và 7 thức uống buổi sáng khác tốt cho sức khỏe, giúp đẹp da mùa hanh khô

Làm đẹp

10:25:04 22/11/2024
Cách chuẩn bị rất đơn giản: Rót một cốc nước ấm rồi thêm nước cốt của nửa quả chanh và chút mật ong vào nước rồi khuấy đều trước khi uống.

Bắt khẩn cấp 6 thanh thiếu niên đánh người, kéo lê dao phóng lợn trên đường

Pháp luật

10:22:50 22/11/2024
Công an đã bắt nhóm thanh thiếu niên điều khiển xe máy trên đường với tốc độ cao, hò hét và kéo lê các tuýp sắt hàn dao phóng lợn xuống đường gây khiếp sợ cho người dân.

Tử vi 12 con giáp ngày 22/11/2024: Hợi khởi sắc, Dần bất ổn

Trắc nghiệm

09:49:20 22/11/2024
Tử vi 12 con giáp đầy đủ nhất ngày 22/11/2024, tử vi ngày mới nhận định về công việc, tài chính, tình duyên, sức khỏe của 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Việt Nam có loại gia vị ăn vài lát mỗi ngày cũng có thể ngừa hầu hết các bệnh

Sức khỏe

09:41:31 22/11/2024
Một nghiên cứu cụ thể cho thấy nghệ có hiệu quả như ibuprofen - một loại thuốc chống viêm đối với những người bị viêm khớp. Nghệ được biết đến với lợi ích chống oxy hóa và chống viêm, có thể hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh.