Dịch COVID-19: Doanh nghiệp toàn cầu đối mặt với khối nợ khủng
Các nhà đầu tư lo ngại rằng các doanh nghiệp đã đi vay quá nhiều sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ khi các khách hàng hủy chương trình du lịch đã đặt trước đó để tránh dịch COVID-19.
Một cửa hàng tại Rome, Italy, đóng cửa ngày 12/3/2020, trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Ảnh: THX/ TTXVN)
Thị trường chứng khoán đang biến động mạnh khi dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 do virus SARS-CoV-2 “đe dọa” tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp.
Các nhà đầu tư lo ngại rằng các doanh nghiệp đã đi vay quá nhiều – nhất là những công ty năng lượng, hãng hàng không, doanh nghiệp điều hành các tàu du lịch – sẽ gặp khó khăn trong việc trả nợ khi các khách hàng hủy chương trình du lịch đã đặt trước đó để tránh dịch COVID-19.
Trong khi đó, hoạt động kinh doanh ngừng trệ đã khiến nhu cầu năng lượng sụt giảm, kéo giá dầu đi xuống và làm gia tăng sức ép đối với các công ty sản xuất dầu và khí đốt đang trong tình trang nợ “chồng chất.”
Tại Mỹ, các doanh nghiệp không thuộc lĩnh vực tài chính đang có tổng số nợ lên tới 9.600 tỷ USD, tăng hơn 50% trong một thập niên qua.
Trong khi đó, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), các doanh nghiệp trên toàn cầu đã phát hành tổng cộng 13.000 tỷ USD trái phiếu, cao gấp đôi so với năm 2008 – khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nợ doanh nghiệp của Trung Quốc hiện cũng đã tăng mạnh lên 590 tỷ USD.
Theo Viện Tài chính Quốc tế, nếu cộng thêm số nợ vay của các ngân hàng và những tổ chức tín dụng khác, các doanh nghiệp hiện có tổng số nợ lên tới 75.000 tỷ USD, cao hơn gấp đôi so với mức 32.000 tỷ USD năm 2005.
Trong bối cảnh phải nỗ lực trả nợ trước sức ép của suy giảm kinh tế do các tác động tiêu cực của dịch COVID-19, các doanh nghiệp có thể phải sa thải lao động, trì hoãn các kế hoạch đầu tư và cắt giảm chi phí, từ đó có thể dẫn tới tình trạng suy giảm kinh tế mạnh hơn.
Video đang HOT
Giáo sư Kinh tế tại Đại học Harvard, Kenneth Rogoff, tình hình kinh tế hiện nay, nhất là ở Mỹ, hoàn toàn không giống với năm 2008 hay năm 1929.
[Kinh tế Saudi Arabia, UAE lao đao vì giá dầu giảm và dịch COVID-19]
Hiện nay, các trái phiếu của các doanh nghiệp lớn như Macy’s và Kraft Heinz đều đã bị hạ xuống mức xếp hạng “không đáng đầu tư.”
Trong khi đó, trái phiếu của các doanh nghiệp điều hành tàu du lịch cũng đi xuống cùng với giá cổ phiếu của họ.
Hãng xếp hạng tín nhiệm Standard & Poor’s Global Ratings cảnh báo mức xếp hạng tín nhiệm của công ty điều hành du thuyền Carnival Corp. có thể bị hạ xuống mức xếp hạng chỉ trên mức “không đáng đầu tư.”
Các du thuyền Diamond Princess và Grand Princess của Carnival hiện là những “ổ dịch COVID-19.”
Trong khi đó, nhà phân tích Philip Baggaley của S&P cho rằng cho đến hiện tại các hãng hàng không vẫn chưa phải đối mặt với “rủi ro ngay tức thì” song rất khó dự đoán về trung hạn và dài hạn khi dịch COVID-19 đang ngày càng lan rộng và chắc chắn tình hình tương lai sẽ nghiêm trọng hơn so với những dự đoán hiện nay.
Còn theo ông Eswar Prasad, cựu kinh tế gia hàng đầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và hiện đang giảng dạy tại Đại học Cornell, các mức nợ cao đã khiến các doanh nghiệp ở những nền kinh tế lớn, trong đó có Mỹ, rất dễ bị ảnh hưởng tiêu cực do sự suy giảm mạnh của hoạt động kinh tế thế giới.
Thị trường trái phiếu Mỹ đã biến động mạnh trong tuần này khi bất đồng về vấn đề sản lượng dầu giữa Saudi Arabia và Nga đã khiến giá dầu giảm 25% trong ngày 9/3, mức giảm mạnh nhất trong một ngày kể từ năm 1991.
Theo chuyên gia John Dixon của Dinosaur Financial Group, tình hình hiện nay hoàn toàn chưa từng xảy ra trong 30 năm qua./.
Anh Quân (TTXVN/Vietnam )
Khẩu vị rủi ro một bộ phận nhà đầu tư cá nhân đang thay đổi
Cấu phần mới của dòng vốn đầu tư cá nhân trên thị trường đang có xu hướng tăng lên.
Ảnh minh họa.
Bộ Tài chính đang hoàn thiện dự thảo quy định mới về cơ chế phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Tờ trình cho dự thảo trên đề cập đến một cấu phần mới đang định hình trên thị trường trái phiếu: sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân.
Nhiều năm qua, thị trường trái phiếu doanh nghiệp chủ yếu dành cho nhà đầu tư là các tổ chức; sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân không đáng kể. Nhưng hai năm gần đây, với sự bùng nổ của trái phiếu doanh nghiệp, đặc biệt qua kênh phân phối của một số ngân hàng thương mại, cấu phần tham gia của nhà đầu tư cá nhân đã định hình và có xu hướng tăng lên nhanh chóng.
Trong góp ý dự thảo nói trên của Bộ Tài chính, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) dẫn cụ thể những dữ liệu cụ thể về cấu phần mới này.
Theo tập hợp của HoREA, trong năm 2019 đã có hơn 210 doanh nghiệp phát hành trái phiếu với hơn 900 lượt phát hành, với tổng giá trị phát hành gần 297.000 tỷ đồng (tăng 32% so với năm 2018); quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp theo đó đạt khoảng 10,93% GDP.
Trong đó, doanh nghiệp bất động sản phát hành 106.500 tỷ đồng, chiếm khoảng 38%. Đáng chú ý, tỷ lệ nhà đầu tư trái phiếu bất động sản là cá nhân chiếm 10,7%.
Cập nhật tiếp đến tháng 01/2020, tổng giá trị phát hành trái phiếu doanh nghiệp là 13.374 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp bất động sản đã phát hành 7.364 tỷ đồng, chiếm đến 55%. Tỷ lệ nhà đầu tư cá nhân đã tăng lên rõ rệt, chiếm 17,6%.
Diễn biến trên cho thấy xu hướng khẩu vị rủi ro của một bộ phận nhà đầu tư đang thay đổi và mở rộng. Thay vì gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán hoặc một số kênh phổ biến khác, họ lựa chọn kênh trái phiếu doanh nghiệp.
Như phân tích của nhiều đầu mối và cả cơ quan chức năng thời gian qua, trái phiếu doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam còn tiềm ẩn những rủi ro khi nhiều trái phiếu không có tài sản đảm bảo, còn hạn chế trong việc đánh giá/xếp hạng tín nhiệm, hạn chế trong thẩm định phương án sử dụng vốn đối với nhà đầu tư cá nhân...
Tuy nhiên, xu hướng gia tăng nguồn vốn tham gia từ nhà đầu tư cá nhân đang cho thấy khẩu vị rủi ro của một bộ phận đang thay đổi, như việc chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng để có lãi suất cao hơn (lãi suất trái phiếu doanh nghiệp trong năm 2019 phổ biến trên 10%/năm, một số trường hợp có 12-14%/năm, trong khi lãi suất gửi ngân hàng trung dài hạn phổ biến từ 7-8%/năm).
Với lãi suất cao hơn nhiều so với lãi suất tiền gửi ngân hàng, lại được phân phối qua kênh của một số ngân hàng thương mại để tiếp cận người gửi tiền, cấu phần và xu hướng trên nếu tiếp tục mở rộng sẽ "bóc tách" nhất định cơ cấu tiền gửi.
Mặt khác, nếu cấu phần tham gia của nhà đầu tư cá nhân tăng lên, quy mô lớn hơn nữa sẽ giảm thiểu nguồn tín dụng doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải vay ở ngân hàng.
Cả hai mặt đó cùng dẫn đến một dòng chảy mới, với xu hướng đang mở rộng nói trên: một bộ phận nguồn vốn (tiền gửi và tín dụng) tách khỏi bảng cân đối của các ngân hàng thương mại, và nếu phát sinh rủi ro cũng nằm ngoài hệ thống các nhà băng.
LAM GIANG
Theo Bizlive.vn
Trái phiếu doanh nghiệp không phải Thánh Gióng mà vươn mình lớn lên sau 1 năm "Vậy phía sau câu chuyện phát triển nhanh, mạnh và giao dịch sôi động của thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) liệu có tồn tại những vấn đề bất thường?", PSG.,TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo nêu vấn đề. Việc Bộ Tài chính sửa đổi điều kiện phát hành TPDN không nên hiểu là siết thị trường trái phiếu. Nguồn: internet TPDN là...