Địa phương nỗ lực “cán đích” nâng trình độ chuẩn giáo viên
Lộ trình nâng trình độ chuẩn của giáo viên (GV) theo Nghị định của Chính phủ kéo dài đến năm 2030, nhưng một số địa phương nỗ lực để hoàn thành sớm hơn mốc thời gian này.
Trong giờ học tại Trường TH Gia Sàng, TP Thái Nguyên. Ảnh minh họa: Thế Đại
Nỗ lực về đích sớm
Chia sẻ thực trạng về trình độ chuẩn của cán bộ quản lý (CBQL), GV tại Nghệ An tính đến 1/7/2020, ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An, cho biết: Với mầm non, số lượng thuộc diện phải nâng trình độ chuẩn là 244 người (tỉ lệ 2% ).
Ở tiểu học, số GV phải nâng trình độ chuẩn là 1.378 người (10%); trong đó, 1.331 người có trình độ CĐ, 47 người trình độ trung cấp. Ở THCS, số GV phải nâng trình độ chuẩn là 277 (tỉ lệ 2%).
Địa phương ưu tiên GV đủ tối thiểu năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Nghị định 71 tham gia đào tạo trước. Với tiểu học, THCS, ưu tiên GV dạy Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 tham gia đào tạo.
“Dự kiến, toàn bộ GV mầm non, THCS phải nâng trình độ chuẩn của Nghệ An sẽ được cử đi đào tạo trong năm 2022. Cụ thể, năm 2021, 147 GV mầm non, 414 GV tiểu học, 167 GV THCS được cử đi đào tạo nâng chuẩn. Năm 2022, cử đi đào tạo những GV phải nâng trình độ chuẩn còn lại của mầm non, THCS và 276 GV tiểu học.
Theo kế hoạch, đến 2025, toàn bộ GV tiểu học sẽ được cử đi đào tạo nâng trình độ chuẩn. Phấn đấu đến hết ngày 31/12/2025, 100% GV mầm non đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp CĐ sư phạm (SP); 50% GV tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân; 100% GV THCS đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân” – ông Thái Văn Thành cho hay.
Tại Hải Dương, với việc nâng trình độ chuẩn GV, UBND tỉnh đưa kế hoạch phấn đấu cán mốc vào năm 2025. Cụ thể, đến hết 31/12/2025, 100% GV mầm non đang đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp CĐSP mầm non trở lên; 100% GV tiểu học đang đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo GV tiểu học hoặc bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp vị trí việc làm; 100% GV THCS đang đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp vị trí việc làm.
Video đang HOT
Phòng GD&ĐT Kiến Xương ( Thái Bình) cũng yêu cầu các đơn vị cử cán bộ, GV đi đào tạo nâng trình độ chuẩn, bảo đảm: Năm 2021 cử tối thiểu 20% số GV chưa đạt chuẩn trình độ được tham gia đào tạo nâng chuẩn. Năm 2025, 100% cán bộ, GV trong đơn vị hoàn thành chương trình đào tạo chuẩn trình độ theo cấp học.
Tại Nam Định, Giám đốc Sở GD&ĐT Cao Xuân Hùng cho biết: UBND tỉnh đưa chỉ tiêu: Đến 31/12/2025, ít nhất 70% GV mầm non thuộc diện đào tạo nâng trình độ chuẩn đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp CĐSP; 80% GV tiểu học, 70% GV THCS thuộc diện đào tạo nâng trình độ chuẩn đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân. 100% CBQL giáo dục đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng tốt nghiệp đáp ứng trình độ chuẩn của cấp học theo quy định của Luật Giáo dục 2019. GV mầm non thuộc diện hợp đồng theo Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ được ưu tiên cử đi đào tạo và được cấp bằng tốt nghiệp CĐ trong năm 2020, 2021.
Không vì nâng chuẩn mà để thiếu GV
Thực hiện nâng trình độ chuẩn đào tạo GV, địa phương cần xây dựng kế hoạch, tiêu chí để cử GV đi đào tạo nâng trình độ chuẩn; bố trí, sắp xếp không thiếu GV giảng dạy.
Kế hoạch của các địa phương cũng bám sát yêu cầu này. Tại Nghệ An, cấp mầm non chỉ đạt bình quân 1,78 GV/1 lớp, tiểu học đạt 1,35 GV/1 lớp. Bên cạnh đó, GV phải thường xuyên tập huấn cập nhật, đổi mới phương pháp giảng dạy; GV tiểu học, THCS còn tham gia tập huấn thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì vậy, việc cử GV đi học nâng trình độ đạt chuẩn sẽ khó khăn trong việc bố trí GV đứng lớp dạy thay khi GV đi học, ảnh hưởng chất lượng giáo dục.
Do đó, văn bản trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của GV mầm non, tiểu học, THCS giai đoạn 2020 – 2025 của Sở GD&ĐT Nghệ An nhấn mạnh: Lựa chọn GV phải phù hợp với thực trạng hiện có của cơ sở giáo dục, không để thiếu GV giảng dạy trong thời gian cử GV tham gia đào tạo. Hàng năm, phòng GD&ĐT phối hợp với phòng Nội vụ tham mưu UBND cấp huyện xây dựng phương án bố trí, sắp xếp, điều tiết phân công nhiệm vụ cho GV hợp lý giữa các cơ sở giáo dục trên địa bàn, bảo đảm nguyên tắc có đủ GV giảng dạy trong bối cảnh thiếu GV và tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học.
“Tôi cho rằng, bên cạnh thực hiện lộ trình đào tạo đạt chuẩn GV, Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu tham mưu lộ trình tuyển dụng theo chuẩn đào tạo. Thực tế ở Nghệ An, từ 1/7/2020 đến nay, một số huyện không tuyển đủ GV tiểu học đạt chuẩn ĐH theo Luật Giáo dục 2019. Hầu hết các em tốt nghiệp CĐSP tiểu học tại Trường CĐSP Nghệ An chưa có điều kiện, chưa kịp hoặc chưa hoàn thành chương trình đào tạo ĐHSP tiểu học. Các trường ĐH đã tăng chỉ tiêu đào tạo ĐHSP tiểu học, nhưng phải 2, 3 năm nữa mới có SV ra trường. Điều này cũng tương tự với GV Tiếng Anh, Tin học. Đề nghị các trường CĐ chủ động liên kết với trường ĐHSP đào tạo liên thông trình độ ĐH cho số sinh viên được tuyển sinh và hiện đang được đào tạo tại trường, giúp các em đạt chuẩn trình độ đào tạo sau khi ra trường, bảo đảm quyền lợi cho sinh viên” – ông Thái Văn Thành đề xuất.
Còn với Nam Định, theo Giám đốc Sở GD&ĐT Cao Xuân Hùng, UBND tỉnh yêu cầu cần bố trí, sắp xếp, phân công nhiệm vụ cho CBQL, GV phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho GV tham gia đào tạo theo hình thức vừa làm, vừa học. Đồng thời, phát triển năng lực tự học, bồi dưỡng của GV, kết hợp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ tại tổ/nhóm chuyên môn của nhà trường, liên trường hoặc cụm trường. CBQL, GV tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được hưởng 100% lương, các chế độ phụ cấp theo quy định; được bảo đảm các quyền và thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 71. Công tác kiểm tra, giám sát, phối hợp nắm bắt thông tin thường xuyên giữa cơ quan quản lý giáo dục từ tỉnh xuống địa phương với cơ sở đào tạo và GV trong quá trình đào tạo nâng chuẩn cho GV được tăng cường để bảo đảm chất lượng đào tạo. Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả đào tạo của từng năm, khóa, kịp thời điều chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế, vướng mắc.
Đối tượng thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo được nêu rõ tại Nghị định số 71/2020/NĐ-CP. Lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo thực hiện từ ngày 1/7/2020 đến hết ngày 31/12/2030, chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ 1/7/2020 – 31/12/2025. Giai đoạn 2 từ 1/1/2026 – 31/12/2030.
Việc chỉnh lý SGK không phải là điều bất thường
Cuối học kỳ 1 năm học 2020-2021, NXB Giáo dục Việt Nam và NXB ĐH Sư phạm TP.HCM đã đề xuất Bộ GD-ĐT điều chỉnh một số nội dung của cả 5 bộ SGK lớp 1.
Trước thông tin này, một số phụ huynh bày tỏ sự lo ngại. Bà Trần Thị Ngọc Châu, Giám đốc Sở GD-ĐT đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Bà Rịa-Vũng Tàu để làm rõ hơn về vấn đề này.
* Phóng viên: Sau 1 học kỳ triển khai chương trình, SGK lớp 1 mới, đến thời điểm này, cả 5 bộ sách đều được các NXB đề xuất điều chỉnh. Bà có thể nói rõ hơn về việc điều chỉnh này?
- Bà Trần Thị Ngọc Châu: Cuối tháng 12/2020, NXB Giáo dục Việt Nam đã đề xuất Bộ GD-ĐT cho điều chỉnh một số nội dung trong 4 bộ SGK của NXB Giáo dục Việt Nam, gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
Nhiều đầu sách trong 4 bộ sách này hiện đang được sử dụng để giảng dạy tại các trường TH trên địa bàn tỉnh trong năm học 2020-2021. Dự kiến, NXB sẽ chỉnh sửa các nội dung đã rà soát khi tái bản sách vào năm học tới 2021-2022.
Bộ GD-ĐT cũng đã có văn bản cho phép điều chỉnh ngữ liệu SGK tiếng Việt lớp 1 thuộc bộ sách Cánh Diều của NXB ĐH Sư phạm TP.HCM, với 13 bài đọc thay thế và điều chỉnh bổ sung nhiều từ ngữ bị cho là phản cảm, khó hiểu... NXB ĐH Sư phạm TP.HCM đang khẩn trương cung cấp tài liệu điều chỉnh đến các cơ sở giáo dục đang sử dụng SGK môn tiếng Việt 1 bộ sách Cánh Diều.
Tuy nhiên, các trường TH trên địa bàn tỉnh không sử dụng sách tiếng Việt thuộc bộ Cánh Diều nên tài liệu môn học này không phải điều chỉnh trong năm học 2020-2021.
* Việc điều chỉnh SGK có phải là điều bất thường hay không, thưa bà?
- Việc chỉnh lý SGK không phải là điều bất thường. Phụ huynh HS không nên quá lo lắng về vấn đề này. Việc chỉnh lý SGK hàng năm là trách nhiệm của NXB và tác giả theo quy định của Bộ GD-ĐT. Các NXB thực hiện rà soát để kịp thời điều chỉnh những nội dung không phù hợp nhằm hoàn thiện tài liệu giảng dạy, hỗ trợ tốt nhất việc dạy và học của GV, HS. SGK của chương trình giáo dục phổ thông trước đây cũng đã trải qua hàng chục lần chỉnh lý như vậy.
* Tuy nhiên, việc đề xuất điều chỉnh chứng tỏ SGK hiện nay có những nội dung chưa thực sự phù hợp. Như vậy, điều này có ảnh hưởng gì đến việc triển khai giảng dạy của các nhà trường và mua sắm thiết bị dạy học lớp 1 của tỉnh hay không?
- Việc điều chỉnh SGK không ảnh hưởng quá nhiều đến việc giảng dạy, cung cấp kiến thức cho HS. GV có thể chủ động lựa chọn, điều chỉnh nội dung phù hợp với từng đối tượng HS, phù hợp với từng vùng miền để HS đạt được mục tiêu của chương trình.
Theo Thông tư 05/2019/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT về danh mục thiết bị dạy học lớp 1 thì thiết bị dạy học dùng chung cho chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tất cả các bộ SGK của chương trình này. Do đó, việc trang bị thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh không bị ảnh hưởng khi SGK có sự điều chỉnh.
Sau 1 học kỳ của năm học 2020-2021, hai NXB của cả 5 bộ SGK lớp 1 đều đề nghị điều chỉnh nội dung SGK. Trong ảnh: HS lớp 1 Trường TH Lê Thành Duy (TP. Bà Rịa) trong một tiết học.
* Năm học tới, tất cả các bộ SGK lớp 1 đều được điều chỉnh, điều này đồng nghĩa với việc SGK lớp 1 của năm học này không thể sử dụng lại? Bà nhìn nhận như thế nào về điều này?
- Sở GD-ĐT đã có công văn số 23/SGDĐT-GDMNTH ngày 6/1/2021 về việc lấy ý kiến của GV đang sử dụng bộ sách lớp 1 năm học 2020-2021. Sở sẽ có báo cáo cụ thể đầu sách nào được giữ lại áp dụng cho năm học sau, đầu sách nào được đề xuất chọn lại. Điều này sẽ đồng nghĩa với việc sẽ có khả năng một số đầu sách không được tiếp tục sử dụng trong năm học tới. Tuy nhiên, qua một năm học, GV trực tiếp giảng dạy đã có sự đánh giá, cân nhắc về các đầu sách nên việc lựa chọn lại SGK sẽ tạo điều kiện để chọn ra bộ sách phù hợp nhất cho những năm học sau.
Với những đầu sách được giữ lại, dù đã có sự điều chỉnh nội dung nhưng HS vẫn có thể sử dụng lại những cuốn SGK cũ. Sở GD-ĐT sẽ yêu cầu GV sâu sát trong quá trình giảng dạy, lưu ý HS những nội dung đã được điều chỉnh để không ảnh hưởng tới việc học tập của các em.
* Năm học tới, quy trình lựa chọn SGK lớp 1 sẽ được tiến hành như thế nào, thưa bà?
- Năm học 2020-2021, việc lựa chọn SGK lớp 1 được thực hiện theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Theo đó, SGK do các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn. Tuy nhiên, từ năm học 2021-2022, việc lựa chọn SGK lớp 1 sẽ thực hiện theo quy định tại Thông tư 25/2020/TT-BGDĐT của Bộ GD-ĐT.
Cụ thể, qua một học kỳ thực hiện chương trình, SGK lớp 1, Sở GD-ĐT sẽ lấy ý kiến góp ý của GV và các cơ sở giáo dục. Sau đó, Sở GD-ĐT sẽ có báo cáo trình UBND tỉnh xem xét và quyết định việc điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK dựa trên báo cáo tổng hợp các kiến nghị điều chỉnh, bổ sung danh mục SGK do các cơ sở giáo dục phổ thông đề xuất. Đầu sách nào được UBND tỉnh quyết định chọn lại, Sở GD-ĐT tổ chức lựa chọn lại đầu sách đó theo quy trình quy định tại Thông tư 25. Và từ năm học 2021-2022 trở đi, các cơ sở giáo dục TH trên địa bàn tỉnh sẽ sử dụng luôn bộ SGK lớp 1 này mà không phải điều chỉnh, lựa chọn lại nữa.
* Xin cảm ơn bà!
Phụ huynh tham gia thảo luận khi chọn SGK Ngày 13.1, Sở GD-ĐT TPHCM đã hướng dẫn các trường tiểu học, THCS việc tổ chức lựa chọn SGK lớp 1, lớp 2 và lớp 6 năm học 2021-2022. Giáo viên nghiên cứu các bộ SGK để đề xuất lựa chọn - HỒNG PHONG Ban đại diện cha mẹ học sinh tham gia thảo luận khi chọn sách Theo đó, để lựa chọn...