Địa lý là ngành học thú vị nhất
Một số người cho rằng học địa lý chỉ là xem bản đồ, đồi núi, sông ngòi… chỉ cần học qua để biết. Nhưng thực tế là, không môn nào thú vị bằng địa lý.
Ngay cả danh hài nổi tiếng Michael Palin cũng nói rằng: “Sinh viên ngành địa lý là những người nắm giữ chìa khóa về mọi vấn đề trên thế giới.”
Nhiều người cho rằng đây không phải là một ngành học riêng biệt mà nó liên quan đến cả xã hội học và địa chất học cơ bản.
Bạn vẫn chưa hiểu địa lý thú vị thế nào đúng không? Những lý do dưới đây có thể sẽ thuyết phục bạn:
1. Không ai biết ngành bạn học thực sự liên quan đến vấn đề gì
Mọi người sẽ luôn đem bằng cấp của bạn so sánh với nhiều ngành khác nhau như: xã hội học, nhân chủng học, chính trị, quan hệ quốc tế, địa chất…vì chẳng ai biết bạn thực sự học gì trong những ngành đó cả.
2. Bạn có cơ hội tham gia vô số chuyến thực địa
Với các chuyến thực địa, bạn sẽ có cơ hội đi đến nhiều nơi mà bạn chưa từng nghĩ đến. Sau những chuyến đi này, bạn không những được trau dồi kiến thức mà còn có nhiều trải nghiệm thú vị trong cuộc sống.
Video đang HOT
3. Bạn có cuộc sống của một sinh viên nghệ thuật
Cuộc sống của bạn sẽ luôn bận rộn, miệt mài với các bản vẽ đồi núi, sông ngòi, phố xá. Bạn sẽ có cảm giác như mình đang say mê với các tác phẩm nghệ thuật.
4. Bạn được học nhiều thứ hơn cả những nhà địa chất
Vì ngoài được tìm hiểu về các loại đất, đá như các nhà địa chất, bạn còn được học nhiều thứ hơn thế, về các hiện thiên nhiên, về mây trời sông núi…
5. Bạn có thể biết 1 chút về mọi thứ
Kinh tế? Lịch sử? Hóa học? Sinh học? Chính trị? Vật lý? Địa lý bao gồm tất cả.
6. Luận văn của bạn thực sự sẽ rất thú vị
Nó không hề liên quan đến sự biến động tỉ giá hối đoái hay bất cứ điều gì nhàm chán như thế. Bạn có thể thỏa sức thể hiện niềm đam mê với những dòng sông băng ở vùng tận cùng trái đất-Patagonia, hay những lễ hội đặc sắc ở Ayia Napa.
Theo TTVN
62 ngành đại học được tuyển sinh trở lại
"Dừng bao nhiêu ngành không phải là mục tiêu mà chỉ là liều thuốc đắng để nâng cao chất lượng. Bộ đang tiếp tục xét điều kiện từng trường, hiện có 62 ngành được phép tuyển sinh trở lại", Vụ trưởng Giáo dục Đại học Bùi Anh Tuấn cho biết.
Ông Bùi Anh Tuấn, vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho biết, tính đến chiều ngày 4/3, Bộ Giáo dục đã nhận được báo cáo giải trình của gần 30 trường và đề nghị được tuyển sinh trở lại khoảng 100 ngành đào tạo. "Nhận báo cáo đến đâu chúng tôi xử lý đến đó. Hiện 62 ngành đã bổ sung được điều kiện theo quy định đã được cho phép tuyển sinh trở lại trong năm 2014", ông Tuấn thông tin.
Vụ trưởng Giáo dục đại học cho hay, Bộ đồng ý để các trường khắc phục, bổ sung đội ngũ giảng viên nhưng đồng thời vẫn rà soát các điều kiện đảm bảo chất lượng theo đúng quy trình. Vì vậy, Bộ đã phát hiện báo cáo bổ sung của một số trường là "ảo" khi có hiện tượng 1 giáo sư, tiến sĩ có trong danh sách giảng viên cơ hữu của 2-3 trường.
Vụ trưởng Giáo dục đại học Bùi Anh Tuấn cho biết, dừng tuyển sinh 207 ngành đào tạo đại học là liều thuốc đắng để nâng cao chất lượng giáo dục. Ảnh: Hoàng Thùy.
Những ngành được tuyển sinh trở lại đa số thuộc khối ngành Văn hóa, nghệ thuật và ngôn ngữ nước ngoài. Với số lượng ngành bị đình chỉ tuyển sinh lớn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có công văn gửi Bộ Giáo dục đề nghị có những giải pháp linh hoạt đối với khối ngành này. Với thực tế thiếu hụt giảng viên nghệ thuật, Bộ đã cho phép các trường nghệ thuật có các thầy đã nghỉ hưu là thạc sĩ, tiến sĩ có hợp đồng dài hạn được tính là giảng viên cơ hữu - cách tính giảng viên cơ hữu giống như dành cho khối các trường ngoài công lập.
Bên cạnh đó, các trường nghệ thuật có thể mời giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ đúng ngành, đang công tác tại các Viện nghiên cứu tham gia giảng dạy. Những ngành không thể tìm được tiến sĩ, thạc sĩ đúng chuyên ngành có thể thay thế bằng giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ ở ngành gần, nhưng phải đảm bảo ít nhất hai công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến ngành, chuyên ngành giảng dạy.
Đối với các ngành ngôn ngữ nước ngoài, nếu có giảng viên là người nước ngoài có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ký hợp đồng 1 năm hoặc giáo sư, tiến sĩ ngành gần cũng được tính là giảng viên cơ hữu.
Ngoài các ngành khối văn hóa, nghệ thuật, ngôn ngữ nước ngoài, một số trường đã sắp xếp, quy hoạch lại đội ngũ giảng viên giữa các ngành đào tạo, hoặc tuyển dụng bổ sung giảng viên có trình độ theo yêu cầu như ĐH Hà Tĩnh, Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên tuyển bổ sung được 1 tiến sĩ, một số trường dân lập cũng mời được giảng viên là Phó giáo sư, tiến sĩ. Có trường có sai sót trong báo cáo đợt trước, báo cáo lại và được Bộ xác minh.
"Tất cả các giải pháp này chỉ là biện pháp Bộ hỗ trợ các trường trong giai đoạn quá độ 2015 - 2017. Dừng tuyển sinh 207 ngành không phải là mục tiêu mà đó chỉ là liều thuốc đắng để chữa bệnh, đảm bảo chất lượng giáo dục", ông Tuấn nói và cho hay, thông qua việc rà soát, các trường có trách nhiệm hơn với việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, đồng thời Bộ cũng rút ra được kinh nghiệm trong quản lý nội bộ và tăng cường trách nhiệm kiểm tra giám sát của bộ.
Cuối tuần này, Bộ Giáo dục sẽ có công văn chính thức trả lời các trường về các ngành được tiếp tục tuyển sinh từ năm 2014.
Từ 2010, Bộ GD&ĐT đã tổ chức rà soát đào tạo tiến sĩ, 2012 rà soát với thạc sĩ, 2013 với đại học và 2014 sẽ là các trường cao đẳng. Sau quá trình thực hiện, Bộ đã xử lý một loạt chuyên ngành đào tạo tiến sĩ bị thu hồi giấy phép. Trong đó, 58 chuyên ngành đào tạo tiến sĩ đã bị thu hồi quyết định đào tạo, năm 161 chuyên ngành đào tạo thạc sĩ bị dừng tuyển sinh do không đủ điều kiện về đội ngũ giảng dạy. Năm 2014, Bộ đã quyết định dừng đào tạo 207 ngành đại học.
Theo VNE
Ngành học đón đầu nhu cầu nhân lực Nhu cầu nhân lực của các ngành xuất bản, thể dục - thể thao, kỹ nghệ thực phẩm, dược, thủy sản... đến năm 2020 sẽ rất cao. Thí sinh đón đầu các ngành học này sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Theo quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030...