Đi xe máy từ TP.HCM về miền Tây đến Long An phải quay đầu, về TP.HCM lại cũng không được
Những ngày gần đây, rất nhiều người dân các tỉnh miền Tây đi xe máy từ TP.HCM về thì bị các chốt kiểm tra buộc quay đầu.
Có nhiều trường hợp rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khi quay lại TP.HCM cũng không được.
Long An đã thực hiện việc kiểm soát kỹ việc ra vào cửa ngõ từ những ngày đầu thực hiện chỉ thị 16 – Ảnh: AN LONG
Trong ngày 24-7, rất nhiều người dân quê Bến Tre trên đường từ TP.HCM về quê bị chặn lại tại các chốt kiểm tra trên quốc lộ 1, đoạn giáp ranh TP.HCM – Long An và buộc phải quay đầu.
Trên một fanpage Facebook tập hợp nhiều người dân Bến Tre, người dùng Facebook có tên Th.M.B. viết: “Chào mọi người! Sáng nay mình đi về Bến Tre. Mình đã chuẩn bị giấy tờ đầy đủ nhưng đến đoạn Long An thì tất cả mọi người đều không được qua. Và khi quay lại TP.HCM thì lại có một chốt tại huyện Bình Chánh không cho mình vào”.
Dưới phần bình luận, rất nhiều người rơi vào tình trạng giống như Th.M.B. chia sẻ. Tuy nhiên những trường hợp này sau khi giải thích thì được quay lại TP.HCM.
Qua điện thoại, anh Nguyễn Thanh Bình – một người dân Bến Tre – cho biết sáng cùng ngày anh và hai người bạn chạy xe máy về quê vì anh bị mất việc hơn 1 tháng qua, tiền dự trữ cũng đã cạn kiệt.
Tuy nhiên khi đến địa phận Long An thì buộc phải quay đầu cùng hàng trăm người dân khác. “Trước đó, khi có thông tin tỉnh Bến Tre sẽ đưa người dân về quê tôi rất mừng và đã liên hệ với hội đồng hương để về nhưng đăng ký không được. Bây giờ chúng tôi cũng không biết phải làm sao để được về quê”, anh Bình nói.
Trao đổi qua điện thoại, ông Lê Tấn Bửu – trưởng Ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP.HCM -cho biết sau khi tỉnh có chủ trương đưa người dân về quê và giao trưởng Ban liên lạc đồng hương Bến Tre tại TP.HCM làm đầu mối, ban đã tiếp nhận khoảng 1.800 trường hợp đăng ký về quê.
Video đang HOT
“Do số lượng đăng ký quá đông trong khi năng lực vận chuyển người về quê không đủ nên chúng tôi đang tạm dừng tiếp nhận đợt một. Hiện danh sách đã gửi về các cơ quan chức năng của tỉnh Bến Tre.
Việc vận chuyển cũng rất khó khăn vì hiện mỗi xe chỉ chở được một nửa số ghế nhằm đảm bảo đúng quy định về phòng chống dịch, nên rất khó khăn về phương tiện”, ông Bửu cho biết.
Ông Đặng Hoàng Tuấn – giám đốc Sở GTVT Long An – cho biết hiện sở đã ban hành văn bản về việc tổ chức thực hiện hoạt động vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Long An, quy định chỉ các phương tiện được phép hoạt động vận tải của các địa phương khác vào địa phận tỉnh Long An và phải có các quy định kèm theo như giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, giấy vận tải… hoặc các trường hợp lý do công vụ, các hoạt động theo kế hoạch phối hợp hoặc thông báo của UBND các tỉnh, thành phố.
Do đó, các phương tiện giao thông cá nhân như đi xe máy hiện không được vào địa bàn tỉnh Long An.
Trao đổi thêm về việc đối với các địa phương miền Tây có chủ trương tạo điều kiện cho người về quê phải qua địa bàn tỉnh Long An, ông Tuấn cho biết Sở Giao thông vận tải Long An đã có ý kiến trao đổi, thống nhất với một số địa phương như Bến Tre.
Theo đó, người muốn từ TP.HCM về quê phải đăng ký với các xã, phường, thị trấn nơi lưu trú, hoặc thông qua các đoàn thể như hội đồng hương tỉnh đó tại TP.HCM chẳng hạn để địa phương có kế hoạch tổ chức đưa về tập trung.
“Việc tổ chức như vậy sẽ giúp địa phương giám sát được y tế, đảm bảo khi về quê họ được cách ly để không lây lan dịch bệnh cho địa phương, chứ không thể để tình trạng tự di chuyển trong khi các địa phương đều đang thực hiện giãn cách theo chỉ thị 16″, ông Tuấn nói.
Giấy thông hành - giải pháp phòng dịch nghiêm ngặt tại Long An
Kiểm soát chặt chẽ người về từ các địa phương khác nhằm thực hiện nghiêm công tác phòng dịch, một trong nhữvvng giải pháp Long An đang áp dụng là yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 mới được ra vào tỉnh Long An, thậm chí là giữa các địa phương trong tỉnh.
Ba đối tượng bắt buộc được xét nghiệm
Lái xe trình giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 và khai báo y tế tại chốt kiểm soát trên địa bàn xã Hòa Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Long An.
Cùng với các địa phương dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, Long An áp dụng Chỉ thị 16 tại 5 huyện, thành phố và Chỉ thị 15 tại 10 địa phương còn lại.
Huyện Châu Thành thành lập chốt kiểm soát phòng, chống dịch trên tuyến đường tỉnh 827A hướng từ Thành phố Tân An về xã Hòa Phú, huyện Châu Thành. Tuyến đường này có lưu lượng người và phương tiện giao thông lớn. Chốt có nhiệm vụ thực hiện công tác kiểm soát người từ các địa phương khác đến địa bàn huyện Châu Thành (nhất là lái xe container, xe tải, ô tô con...) phải có giấy xét nghiệm PCR hoặc xét nghiệm test nhanh kháng nguyên âm tính với SARS-CoV-2 còn trong thời hạn không quá 5 ngày kể từ ngày có kết quả xét nghiệm (lưu ý đối chiếu giấy xét nghiệm với giấy tờ tùy thân), không để bỏ sót đối tượng. Quy định của chốt là kiên quyết không cho người không có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, có dấu hiệu nghi nhiễm đi vào địa bàn huyện. Thậm chí yêu cầu "giấy âm tính" đối với các trường hợp từ các địa phương khác trong tỉnh.
Ghi nhận của phóng viên tại chốt kiểm soát này, cứ đi xe ô tô 4 chỗ trở lên là phải có "giấy thông hành âm tính", nếu đi xe máy sẽ... thoát. Vậy đâu là cơ sở để xác định lái xe container, xe tải, ô tô con... như quy định của địa phương là có nguy cơ mắc dịch bệnh và đi xe máy không có nguy cơ?
Cùng với đó, các huyện Cần Giuộc, Tân Trụ, Bến Lức... đã lập nhiều chốt kiểm soát, nhằm kiểm soát chặt người ra vào huyện. Huyện Tân Thạnh đang kiến nghị lập chốt kiểm soát trên tuyến Quốc lộ 62.
Yêu cầu giấy xét nghiệm âm tính như giấy thông hành nhưng khả năng đáp ứng nhu cầu cho các đối tượng có nhu cầu hiện nay không cao. Một nhân viên chăm sóc khách hàng của Phòng khám Đa khoa trên địa bàn cho biết: Từ lúc có yêu cầu giấy thông hành âm tính, trong một buổi phòng khám nhận được hàng chục lượt khách đến và cuộc gọi từ cá nhân, người dân có nhu cầu làm giấy test nhanh COVID-19. Không biết có những trường hợp cần giấy để về quê hay đi đến các địa phương khác, nhưng trong số đó có khá nhiều trường hợp tha thiết muốn được làm vì nhu cầu mưu sinh của họ. Trong thời điểm hiện tại, phòng khám không đủ không gian để bảo đảm giãn cách nếu tiếp nhận một lúc quá đông người có nhu cầu xét nghiệm, đồng thời không có đủ lượng kit để phục vụ nhu cầu test lẻ, đa số phòng khám chỉ nhận làm tại các công ty, doanh nghiệp, nơi có đủ điều kiện bảo đảm an toàn dịch.
Theo ông Huỳnh Minh Phúc, Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Long An, nhằm phục vụ công tác phòng, chống dịch được thuận lợi trong giai đoạn này, do lượng kit, test hạn chế nên ưu tiên test cho ba đối tượng gồm: hai đối tượng là công nhân lao động và tài xế vận chuyển hàng hóa (do công ty chịu trách nhiệm tổ chức xét nghiệm và trả chi phí). Đối tượng thứ 3 là những người do yêu cầu của ngành Y tế phải xét nghiệm để phục vụ công tác khoanh vùng, truy vết, ngành Y tế có trách nhiệm lấy mẫu, xét nghiệm cho các trường hợp này. Ngoài ra, tất cả người dân chưa cần thiết không phải xét nghiệm.
Chung tay khắc phục khó khăn để duy trì hoạt động sản xuất
Một lái xe chở hàng cho biết, xe có 3 người cần 3 tờ giấy xét nghiệm, mỗi lần test nhanh phí 350.000 đồng/giấy có giá trị qua chốt kiểm soát trong vòng 5 ngày.
Anh Phạm Minh Đức, lái xe chở hàng giữa các địa phương trong tỉnh Long An cho biết: "Giấy xét nghiệm test nhanh, tôi đi làm mỗi lần 350.000 đồng/giấy/lần. Xe tôi chạy gồm tài xế và hai phụ xe nên cần ba tờ để được qua các chốt kiểm soát. Sau 5 ngày hết hạn làm lại, chi phí do công ty chi trả. Công ty trả phí nên tôi không lo, ngoài việc phải chờ xét nghiệm và lấy kết quả 2 - 3 tiếng/lần".
Địa bàn huyện Bến Lức có 11 khu - cụm công nghiệp với khoảng 60.000 công nhân, lao động. Theo lãnh đạo huyện, số lượng kit test hiện nay của Bến Lức còn khoảng 9.150 test, khoảng 7 ngày nữa có thêm khoảng 10.500 kit test nhanh.
Huyện Cần Giuộc giáp ranh TP Hồ Chí Minh, đang là điểm nóng dịch COVID-19. Huyện đã lập 4 chốt lớn kiểm soát dịch, chốt trên Quốc lộ 50 do lưu lượng giao thông rất lớn nên khi triển khai thực hiện công văn 6434 của tỉnh về áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới có gây ùn tắc. Hiện huyện có khoảng 11.000 công nhân đi làm tỉnh khác, huyện gặp khó khăn trong quản lý và xét nghiệm cho đối tượng này.
Hiện toàn tỉnh Long An có 25 cơ sở y tế có năng lực lấy mẫu với khoảng 24.800 mẫu/ngày; 46 cơ sở có năng lực xét nghiệm, với khả năng test nhanh kháng nguyên 10.600 mẫu/ ngày, xét nghiệm khẳng định PCR 1.612 mẫu đơn/ngày, 8.060 mẫu gộp (gộp 5)/ngày, 16.120 mẫu gộp (gộp 10)/ngày.
Tình hình dịch bệnh trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp, việc lấy mẫu xét nghiệm đang quá tải đối với ngành y tế địa phương. Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đang là đơn vị xét nghiệm khẳng định duy nhất trong khi Bệnh viện Đa khoa Long An đang trong thời gian tạm ngừng hoạt động, làm chậm trễ quá trình truy vết. Các đơn vị Bệnh viện đa khoa khu vực trong tỉnh vẫn đang vận hành hệ thống xét nghiệm nhưng chưa được Viện Pasteur công nhận khẳng định.
Các cơ sở y tế tư nhân chỉ nhận xét nghiệm COVID-19 cho công ty, doanh nghiệp, nơi có điều kiện bảo đảm an toàn phòng dịch.
Báo cáo về công tác phòng, chống dịch của Long An cho biết, thuận lợi là có sự nỗ lực hết mình của các lực lượng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ y bác sĩ, lực lượng công an, quân sự, biên phòng... đã góp phần bước đầu kiểm soát được dịch bệnh. Tuy nhiên, Long An gặp không ít khó khăn là do nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên lưu lượng vận chuyển nguyên liệu, hàng hóa đi các tỉnh rất lớn. Hàng ngày, hàng trăm ngàn lượt người di chuyển qua địa bàn tỉnh, trong đó có trên 36.000 công nhân lao động đi làm việc tại các khu, cụm công nghiệp tại TP Hồ Chí Minh. Ngược lại cũng có gần 20.000 công nhân ở TP Hồ Chí Minh và các tỉnh đến làm việc tại các khu, cụm công nghiệp của Long An. Đa phần trong số này chưa được kiểm soát mầm bệnh, việc test sàng lọc rất hạn chế. Nhất là những công nhân làm việc tại TP Hồ Chí Minh do các doanh nghiệp này chưa chấp hành nghiêm các qui định về định đánh giá nguy cơ trong doanh nghiệp. Công nhân chưa chấp hành đi theo ca, tuyến xe và nhất là những người đi xe cá nhân không kiểm soát được. Việc áp dụng các biện pháp thiếu sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các tỉnh, thành phố trong khu vực, nhất là việc kiểm soát trong khu, cụm công nghiệp, các chợ đầu mối...
Dù vậy, UBND tỉnh Long An đã ban hành quyết định 6378 về việc phê duyệt kế hoạch xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2 cho công nhân lao động từ các doanh nghiệp và khu vực đông người trên địa bàn tỉnh. Theo đó, từ ngày 8/7, các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc và Thành phố Tân An, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các chuyên gia, công nhân đang làm việc tại các công ty, xí nghiệp, đặc biệt là công nhân đi về mỗi ngày giữa Long An - TP Hồ Chí Minh, người dân sống, sinh hoạt tại các khu vực đông dân cư như chợ, khu dân cư... Dự kiến, Long An lấy 150.000 mẫu với tổng kinh phí xét nghiệm 35,7 tỷ đồng. Doanh nghiệp chịu toàn bộ chi phí xét nghiệm cho người lao động, bao gồm thu phí xét nghiệm (238.000 đồng/mẫu), trang phục bảo hộ, chi phí đi lại, vận chuyển. Trường hợp có kết quả test nhanh kháng nguyên dương tính hoặc nghi ngờ, công ty, xí nghiệp sử dụng lao động phải trả chi phí xét nghiệm PCR khẳng định.
Tỉnh Long An có khoảng 370.000 công nhân, lao động trong tỉnh, chỉ lo lượng kit test cho công nhân, lao động "xoay vòng" theo quy định kiểm soát là áp lực không nhỏ cho doanh nghiệp và chính quyền.
Trước tình hình dịch COVID1-19 diễn biến phức tạp, việc phải ban hành các quy định kiểm duyệt y tế trên các tuyến giao thông là việc không thể không làm. Có như vậy mới bảo vệ môi trường sống , làm việc an toàn và kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh ở một địa bàn nhiều khu công nghiệp như Long An.
Hy vọng cùng với sự chung tay của mỗi người dân và mỗi doanh nghiệp, cùng với việc tổ chức công tác xét nghiệm khoa học, thuận tiện hơn, dịch bệnh COVID-19 sẽ sớm bị đẩy lùi tại Long An - địa bàn có nhiều huyện giáp ranh với "điểm nóng" TP Hồ Chí Minh.
Nhiều giải pháp quyết liệt phòng, chống dịch COVID-19 Từ khi một số tỉnh, thành, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh yêu cầu có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 mới được vào địa bàn, công tác xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 ở tỉnh Kiên Giang cũng được tiến hành. Mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2. Ảnh minh họa: Thành Đạt/TTXVN Theo Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang Hà...