Đi xăm kiểu chị em chúng mình
Không phải ai cũng “thoáng” với hình xăm, nhất là những người lớn tuổi như sếp hay bố mẹ chồng của bạn.
3h chiều, tại một quán Café dành cho dân sành sứ ở Hà Nội, tôi đang ngồi buôn chuyện rôm rả với mấy chàng nàng bạn. Xung quanh cũng có vài bàn các em teen hoặc “tiền mãn teen” mặt mũi xinh xẻo, ăn mặc hấp dẫn, cười nói thả phanh. Bỗng có 2 nàng sành điệu xinh đẹp xuất hiện, ngồi phịch xuống bàn và quay ra chào hỏi cái bàn teen bên kia. À hóa ra họ quen nhau. Một trong hai cô mới đến kéo ống quần lên”Xem hình xăm mới của chị không?”.
Cả bàn bên kia ồ lên “Đẹp đấy, mới làm hả chị”. Và họ bắt đầu buôn chuyện đi xăm mình từ dãy bàn này sang dãy bàn kia. Cả quán tự nhiên im phắc, nhạc hình như cũng bé đi, bởi có vẻ như tất cả mọi người, trong đó có chúng tôi đang chăm chú dỏng tai nghe chuyện hình xăm của cô gái nọ. Không phải vì ác cảm hay định kiến gì gì đâu, mà là với sự tò mò, ghen tị không giấu được.
Từ tù nhân đến dân công sở
Trước kia khi nhắc đến hình xăm, 99% bạn sẽ nghĩ ngay đến mấy đại ca xã hội đen ngồi xỉa răng trong tù với rồng với phượng, đại bàng hoặc mấy “slogan” kiểu “nhẫn” hay “hận đời” blah blah blah. Bây giờ mà vẫn còn giữ tư tưởng đó thì coi chừng bị gắn mác là “bò đội nón” ngay. Hình xăm bây giờ có mặt khắp nơi, từ quán cà phê đến văn phòng công sở hay giảng đường đại học.
Nam – một tattoo artist có cửa hàng ở đường Phúc Xá (Hà Nội) đang làm ăn rất phát đạt nhờ tattoo kể. “Cách đây 4 năm thôi thì xăm mình là cái gì đó ghê gớm lắm. Gần như rất ít người xăm, con gái thì càng không. Còn bây giờ, có ngày em xăm cho vài ba khách nữ là bình thường, nhiều khi phải đặt lịch hẹn vì đông quá. Xăm mình sắp tràn lan như…nhuộm tóc rồi”(sợ chưa???).
Nam còn mách tôi thêm muốn xem xăm mình phát triển thế nào thì cứ ra bể bơi mà đếm. “Trước kia thì khó chứ giờ ra bể bơi có mà chị vợt được cả rổ …rồng với đại bàng, bươm bướm với cá chép…”. Nam cho biết chị em đi xăm ở chỗ anh có độ tuổi dao động từ 18 đến 40, đông nhất là khoảng 20-30. Thành phần thì đa dạng vô cùng từ dân văn phòng, sinh viên, hot girl đến dân chơi, làm ăn, buôn bán… Một người xăm rồi lại kéo thêm vài ba người khác xăm theo, khách hàng cứ thế mà đông dần.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Có đau không?
Đó luôn là câu hỏi đâu tiên và to nhất khi chị em nghĩ tới chuyện xăm mình. Và “chắc là đau lắm” cũng là lý do khiến nhiều người rất “nể” những người dám đi xăm mình, họ phải “gan” phải &’chịu chơi” thế nào thì mới dám chịu đau như thế chứ. Quả thật, trước khi xăm, điều tôi sợ nhất cũng là có đau không, mà liệu đau thì có chịu được không. Tôi cũng đã từng bị một cô em hù doạ là “đau đớn kinh khủng, nhưng em biết rồi cơn đau này cũng sẽ hết thôi” và tôi cũng đã ngưỡng mộ cô ấy vì sự “kiên cường” ấy.
Tôi không nhớ lúc chuẩn bị xăm tôi đã hỏi người xăm cho mình bao nhiêu câu “có đau không bạn”. Tôi cũng nhớ là tôi toát mồ hôi đầy người thế nào vì sợ và thở phào nhẹ nhõm khi những mũi kim đầu tiên chạm vào da thịt mình bởi quả là nó không đau như tôi tưởng, hoặc ít nhất thì tôi thừa sức chịu được sự đau đớn đó. Vậy là tôi cười nói hỉ hả trong lúc xăm, thầm trách mình đã quá “hèn”. Tuy nhiên chuyện tương tự đã không xảy ra với cô-bạn-con-ong của tôi. Nó đau thật.
Vậy ra đau hay không đau phụ thuộc vào từng người, có người giỏi chịu đau, có người không, hoặc phụ thuộc vào việc bạn xăm ở đâu. Theo dân prồ thì xăm ở bắp tay, vai, hông là ít đau nhất. Những chỗ da mềm, mỏng như bắp trong của tay chẳng hạn thì đau hơn nhiều. Xăm che sẹo thì đặc biệt đau. Thành ra những người sợ đau nên tham khảo trước những chỗ nào nhạy cảm để mà né.
Và nếu bạn muốn có một hình xăm
Thì trước hết nên nghĩ cho kỹ, bút sa, da chết, hối không kịp đâu. Nếu xăm đã đau thì đi tẩy xăm (tẩy bằng chiếu lazer) còn đau hơn nhiều, đã thế lại tốn nhiều tiền (vài ba triệu) và tự nhiên bị một cái sẹo. Thêm nữa bạn cũng nên nghĩ đến tương lai một chút. Sẽ thế nào nếu sau này đối tác ký hợp đồng nhìn thấy hình xăm trên cổ tay bạn?
Không phải ai cũng “thoáng” với hình xăm, nhất là những người lớn tuổi như sếp hay bố mẹ chồng của bạn. Hay như bạn xăm một em bướm ở phần eo, sau này khi có bầu, em bướm ấy phình ra rồi nhẽo nhẽo theo da bụng của bạn thì cũng hay gớm nhỉ? Bạn cũng nên nghĩ đến những nguy cơ hình xăm mang lại cho sức khỏe của bạn như bạn có thể bị nhiễm trùng, bị dị ứng, hình xăm có thể bị nhòe, bị hỏng…
Tốt nhất là đửng biến làn da mình thành một tờ giấy nháp để bạn vẽ lăng nhăng lên trong những phút bốc đồng. Nếu thực sự muốn, hãy chọn một hình xăm thực sự có ý nghĩa với mình và ở một vị trí mà bạn sẽ không phải hối hận.
Theo PLXH
Da trắng hồng biến thành 'da cóc' vì dùng kem trộn
Kem trộn là loại kem tự pha bởi nhiều nguyên liệu khác nhau. Người sử dụng chỉ biết là kem đắp mặt làm sáng da, mịn da, tẩy tế bào chết..., còn chưa lường hết những hậu quả khôn lường để lại trên da.
Tại Viện Bỏng Quốc gia, chúng tôi gặp chị N.T.H. (25 tuổi, đang làm cho một công ty luật ở Hà Nội) tới xin tư vấn điều trị nám da. Nhìn tổng thể qua những vùng da khác như chân, tay, có thể thấy chị vốn có nước da sáng và khá đẹp.
Tuy nhiên, riêng da mặt, ở hai bên má có nhiều nốt thâm, da mỏng và sáng không tự nhiên. Trong khi trao đổi với bác sĩ, chị luôn lấy tay che mặt như sợ người khác nhìn thấy rõ mặt mình. Thì ra, cách đây vài tuần, chị đến một thẩm mỹ viện ở Hà Nội đắp mặt nạ dưỡng da. Chị cũng không rõ mặt nạ đó làm từ gì, chỉ biết đắp xong thấy má đỏ hồng, da mặt căng, sáng bóng. Sau đó, chị có mua một bánh xà phòng từ thẩm mỹ viện (ghi toàn tiếng Thái) và rửa mặt hằng ngày thay sữa rửa mặt.
Chị được trả lời do sau khi đắp mặt không kiêng kỵ che chắn khi ra nắng nên mới vậy!
Càng rửa, chị thấy càng xót da. Đến khi ngừng dùng xà phòng, quan sát da mặt chị thấy mặt toàn tàn nhang - dù trước đây da chị không có. Quay trở lại thẩm mỹ viện kia để hỏi, chị được trả lời do sau khi đắp mặt không kiêng kỵ che chắn khi ra nắng nên mới vậy. Đến bây giờ chị chỉ biết kêu trời, cuống lên tìm cách chữa trị da mặt. Chị sẽ phải bắt đầu một liệu trình điều trị da ở Trung tâm Thẩm mỹ của Viện Bỏng Quốc gia.
TS Nguyễn Viết Lượng, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Viện Bỏng Quốc gia cho biết, sai lầm của chị N.T.H. là đắp mặt bằng kem không rõ nguồn gốc, không biết là kem gì. Hiện nay, nhiều spa sử dụng kem trộn trông sền sệt như bùn, màu vàng nghệ hoặc màu bùn để đắp mặt cho khách.
Những kem này không có nhãn hiệu rõ ràng, không rõ cơ sở sản xuất, thường được các chủ spa nói là hàng xách tay từ Mỹ, Nhật, Hàn Quốc hoặc kem có nguồn gốc thảo dược... Tuy nhiên, thực sự các loại kem đó có những chất gì, làm từ đâu thì người sử dụng hoàn toàn không biết.
Nên dùng thử sản phẩm lên da tay
Tại phòng khám Viện Da liễu Quốc gia, hỏi về các bệnh nhân bị dị ứng, kích ứng da... phải điều trị sau khi dùng kem đắp mặt, BS Nguyễn Thành cho biết, chẳng cứ kem không rõ nguồn gốc, kể cả kem bôi mặt có tên công ty đàng hoàng, được nhập khẩu hoặc phân phối... vẫn có thể gây dị ứng.
Da mặt là nơi quan trọng. Trước khi bôi bất cứ loại kem nào lên mặt, chị em nên bôi thử ở vùng da khác (như da mu bàn tay, cổ tay, cẳng tay...) và theo dõi. Nếu không có phản ứng gì sau 24h thì mới nên dùng trên da mặt.
Cũng theo BS Thành, khi dùng kem bôi mặt, nên chọn các hãng có uy tín, vì trước khi sản xuất đã có nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng. Đôi khi, dùng kem "xịn" mà vẫn bị dị ứng (do cơ địa), nhưng đó là điều không ai mong muốn. Dùng kem không rõ nguồn gốc là điều tối kỵ.
Hiện nay, thị trường kem trộn rất đa dạng. Ngay cả một nhà thuốc Đông y cũng có thể cung cấp kem trộn (là các loại bột được nghiền từ thảo dược, thông thường là bột nghệ). Mong muốn làm đẹp của chị em là chính đáng, nhưng theo TS Nguyễn Viết Lượng, nếu không hiểu biết, kem gì cũng đắp lên mặt sẽ khiến da càng tệ đi.
Theo Bee
Đi biển nên giữ da như thế nào? Làm thế nào để da bạn vẫn tươi tắn sau một ngày lặn ngụp ở biển? Tóc bị bết do muối, có thể xử lý được không? Và quan trọng nhất, làm sao để tránh nắng hiệu quả? 1. Có phải khi đi biển bạn không nên trang điểm? Thực ra, bạn vẫn có thể make up nhẹ nhàng. Tất cả những gì...