Đi vòng 100km bằng đường thủy cứu trợ các điểm bị cô lập ở Đà Bắc
3 ngày sau trận lũ lịch sử tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, đến ngày 13.10, toàn bộ các xã vùng cao như Đồng Ruộng, Đồng Nghê, Suối Nánh… chưa thể tiếp cận bằng đường bộ. Cách duy nhất để đưa lương thực, thực phẩm đến các điểm này là đi bằng đường thủy.
Khó thông đường vì khối lượng đất đá sạt quá lớn
Đường tỉnh 433 là con đường độc đạo dẫn đến các xã vùng cao của huyện Đà Bắc. Trận lũ lịch sử ngày 10.10 đã gây ách tắc hoàn toàn tuyến giao thông huyết mạch này. Khối lượng đất đá, sạt xuống trên toàn tuyến rất lớn, trong thời gian ngắn chưa thể khắc phục ngay được. Do thời tiết vẫn còn mưa nên trên tuyến đường tỉnh 433 có nhiều ngầm, nước sông, suối dâng cao gây cản trở giao thông cũng như lực lượng cứu hộ.
Tuyến đường vào xã Suối Nánh bị tắc nghiêm trọng, có hàng trăm điểm sạt lở.
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: “Huyện đã huy động toàn bộ phương tiện, máy móc của các doanh nghiệp trên địa bàn cùng sự hỗ trợ của tỉnh để khẩn trương thông tuyến đường huyết mạch này. Nhưng do thời tiết phức tạp, khối lượng đất đá lớn, vì vậy, sau 3 ngày vẫn chưa thể thông đường”.
Cách duy nhất để đến với các vùng cô lập của huyện Đà Bắc là lực lượng cứu hộ phải di chuyển bằng đường thủy gần 100km. Hiện các đơn vị bộ đội, công an đã tiếp cận các điểm cô lập, giúp dân dọn dẹp, dựng nhà ở tạm sau khi lũ đi qua.
Video đang HOT
Đường tỉnh 433 có nhiều ngầm, mỗi khi mưa to, nước sông suối dâng cao các phương tiện tham gia giao thông không thể qua được.
Ông Bùi Văn Phúc – Chủ tịch UBND xã Suối Nánh, huyện Đà Bắc cho biết: “Trên địa bàn xã đang bị cô lập, giao thông đi lại rất khó khăn, hiện tại các điểm cô lập đã được huyện, tỉnh tăng cường cán bộ xuống giúp bà con ổn định đời sống. Những gia đình có người thiệt mạng tỉnh đã hỗ trợ 5 triệu đồng, gia đình bị thương hỗ trợ 2 triệu đồng. Lãnh đạo xã đã trưng tập toàn bộ tàu, thuyền của ngư dân để vận chuyển lương thực, thực phẩm, lực lượng cứu trợ đến các điểm bị cô lập”.
Lực lượng cứu hộ đang khẩn trương san gạt đất đá vùi lấp để thông tuyến đường 433.
Không để người dân đứt bữa
Không để người dân vùng lũ phải chịu đói rét, cảnh màn trời chiếu đất, ngay sau khi xảy ra lũ, lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình đã có mặt tại hiện trường để chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả, huy động lực lượng vận chuyển hàng hóa, lương thực, thực phẩm đến từng điểm bị cô lập.
Ông Nguyễn Đức Dũng, Chủ tịch UBND huyện Đà Bắc cho biết: “Các lực lượng cứu trợ đã vận chuyển hơn 2 tấn lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh lên các điểm bị ảnh hưởng do lũ để cứu trợ người dân kịp thời. Mặc dù đường bộ không thể tiếp cận, nhưng tỉnh, huyện đã huy động tàu thuyền để vận chuyển, trao tận tay người dân gặp nạn, không để các hộ dân phải chịu đói, rét”.
Lực lượng cứu hộ vận chuyển hàng hóa, lương thực tiếp ứng người dân vùng lũ bị cô lập bằng đường thủy.
Để đảm bảo tính mạng cho người dân, đối với các điểm có nguy cơ sạt lở, lãnh đạo huyện Đà Bắc đã chỉ đạo di chuyển dân đến nơi an toàn, bố trí chỗ ăn, ở cho người dân, cung cấp nhu yếu phẩm, lương thực đảm bảo không để người dân bị ảnh hưởng phải chịu đói, rét.
Ông Quách Công Lâm – Chủ tịch UBND xã Đồng Ruộng cho biết: Trên địa bàn xã Đồng Ruộng còn nhiều điểm bị cô lập, nhưng nặng nhất là điểm Xóm Nháp. Hiện tại 25 hộ dân tại bản này bị ảnh hưởng nặng do mưa lũ. Sáng 13.10, lãnh đạo UBND huyện cùng lực lượng cứu hộ đã làm lán cho người dân ở tạm, đồng thời khảo sát tìm phương án di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm.
Theo Danviet
Đà Bắc: Gia đình 11 người thoát chết trong gang tấc khi nước lũ qua
"Khi thấy nước suối dâng cao, ông hô hoán cả nhà cùng chạy lên đồi. Khi mọi người vừa ra khỏi nhà được vài phút, ngôi nhà của ông bị nước lũ cuốn trôi. Nhờ sự nhanh trí của ông Hoàng, tất cả các thành viên của gia đình ông đã may mắn thoát chết trong gang tấc", ông Bùi Văn Hoàng (xóm Cây 3) vẫn chưa hết bàng hoàng nhớ lại.
Suốt 3 ngày vừa qua, mưa như trút nước xuống các xã vùng cao của huyện Đà Bắc (Hòa Bình). Đường tỉnh lộ 33 lên huyện Đà Bắc và các xã vùng cao đều bị chia cắt nghiêm trọng. Tất cả các phương tiện đều bị ách tắc, không thể di chuyển. Phương tiện đi lại duy nhất lên các xã vùng cao của huyện đều bằng tàu, thuyền.
Đường tỉnh lộ 33 lên huyện Đà Bắc bị cô lập, đường bị nước lũ phá nát, xe ô tô chìm trong nước lũ đến nửa thân xe. (Ảnh: C.T.V)
Theo thông kê của Văn Phòng PCLB huyện Đà Bắc, đến thời điểm này đã có 7 người chết (Đồng Chum 1 người, Đồng Ruộng 2 người, Suối Nánh 4 người). Ngoài ra hàng trăm ha hoa màu của bà con đã bị vùi lấp.
Mưa kéo dài suốt 3 ngày 3 đêm khiến đồng ruộng của bà con nông dân bị ngập chìm trong nước lũ. (Ảnh: P.V)
Sáng sớm hôm nay, cái tin gia đình ông Bùi Văn Hoàng ở xóm Cây 3 có 11 người bị mất tích khiến ai cũng lo sợ. Ngôi nhà của ông Hoàng ở ven đường bị dòng nước dữ cuốn phăng xuống suối trong phút chốt. Mọi người lo lắng, tìm kiếm dọc con suối mà không thấy người nào của gia đình ông Hoàng xuất hiện. Mãi đến trưa ngày hôm nay, làng xóm thở phào nhẹ nhõm khi thấy 11 người này trở về xóm.
Ông Hoàng cho biết, khi thấy nước suối dâng cao, ông hô hoán cả nhà cùng chạy lên đồi. Khi mọi người vừa ra khỏi nhà được vài phút, ngôi nhà của ông bị nước lũ cuốn trôi. Nhờ sự nhanh trí của ông Hoàng, tất cả các thành viên của gia đình ông đã may mắn thoát chết trong gang tấc.
Mưa lớn khiến tuyến đường dân sinh nhanh chóng biến thành suối. (Ảnh: P.V)
Thời tiết vẫn đang diễn biến vô cùng xấu, mưa to nhuộm trắng trời đất Mường. Chính quyền tỉnh Hòa Bình đang tập trung mọi nguồn lực để đến các xã bị ảnh hưởng giúp bà con chạy lũ và tránh lũ.
Nước ùn ùn từ khắp nơi đổ về các khu vực trũng.
Đến thời điểm này, mưa lũ đã khiến 7 người của huyện Đà Bắc bị thiệt mạng. (Ảnh: P.V)
Đường bộ đến các xã Suối Nánh, Đồng Nghê, Đồng Chum... của huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình đều bị cô lập. Đến thời điểm này, toàn huyện đã có 7 người chết.
Ông Bùi Văn Phúc, Chủ tịch UBND xã Suối Nánh ngồi trên thuyền để về xã mà như đứng trên đống lửa. Trao đổi với Dân Việt ngay trên thuyền, ông Phúc chia sẻ: "Tôi xuống huyện họp mà suốt 2 ngày qua không tài nào liên hệ được với các cán bộ của xã, vì máy điện thoại của mọi người hết pin. Toàn xã đã bị mất điện từ ngày 9.10. Mưa suốt mấy hôm liền khiến các dãy núi của xã sạt lở cả loạt".
Theo Danviet
Nước mắt kẻ ăn rừng, nước mắt người vùng lũ Khủng khiếp, bất ngờ, tàn khốc, tang thương... Đó là những tính từ được lặp đi lặp lại khi những trận lũ đổ về. Liên tiếp những trận lũ được giới chuyên môn gọi là "lũ lịch sử", mức độ tàn khốc, trận lũ lịch sử sau ghê gớm hơn trận lũ lịch sử trước. Rồi sẽ đến lúc, khái niệm "lũ lịch...