Đi thuê 6-7 triệu/ tháng dù sẵn nhà Hà Nội, cô gái khiến bố mẹ thay đổi suy nghĩ vì sau 3 năm có được 1 thứ
Dù bố mẹ có nhà ở Hà Nội, nhưng Thanh Hằng vẫn nhất quyết đi thuê nhà để học cách sống tự lập.
Những ngày gần đây, câu chuyện “sinh ra và lớn lên ở thành phố lớn, bố mẹ có sẵn nhà cho ở, không phải tốn tiề.n đi thuê nhà là bước đệm, là lợi thế rất lớn” bỗng dưng trở thành chủ đề được “các cư dân Threads City” dành nhiều sự quan tâm.
Nguồn cơn cuộc tranh luận này bắt đầu từ chia sẻ của chủ tài khoản @dragonyear2024_, nguyên văn như sau: “Nếu bố mẹ có sẵn nhà ở TP. HCM hoặc Hà Nội thì bạn đã thắng trước 50% cuộc đua trên đường đời. Có 2 căn thì nâng tỷ lệ thắng lên tới 75%, 3 căn trở lên thì coi như là sinh ra ở vạch đích. Không phải mất tiề.n thuê nhà là 1 lợi thế vô cùng lớn, sẽ giúp bạn tiết kiệm, tích luỹ, và có biên đệm an toàn hơn những người phải thuê nhà rất nhiều…”.
Trong phần bình luận và repost của bài đăng này, nhiều người đồng tình, nhưng cũng không ít người đưa ra góc nhìn khác, rằng việc bố mẹ có sẵn nhà ở thành phố hay không, thực ra, không phải lúc nào cũng là bước đệm. Việc dựa vào gia cảnh, nền tảng tài chính của phụ huynh để nhìn nhận, đán.h giá nỗ lực của một người là có phần phiến diện.
Trên thực tế, chúng ta cũng không thể phủ nhận một sự thật rằng: Không ít bạn trẻ sinh ra và lớn lên ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, dù có thể ở nhà của bố mẹ như xưa giờ vẫn thế, nhưng cuối cùng, vì nhiều yếu tố, họ vẫn quyết định ra ở riêng.
Thanh Hằng (sinh năm 1997), hiện đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội là một trong số đó.
Tốn 6-7 triệu/tháng đi thuê nhà, cũng nhờ thế mà mới học được cách tiết kiệm được tiề.n
Tính đến thời điểm hiện tại, Thanh Hằng đã “dọn ra ở riêng” được gần 3 năm. Số tiề.n mà Thanh Hằng dành cho việc đi thuê nhà có sự thay đổi ở từng thời điểm, nhưng nhìn chung là “càng ngày càng tăng”.
“Mình dọn ra ở riêng từ năm 2021, hồi ấy, giá thuê nhà cũng chưa đắt như bây giờ, nên trung bình mỗi tháng, mình chi khoảng 3-4 triệu tiề.n thuê nhà, đã bao gồm cả tiề.n điện nước và phí dịch vụ. Sau đó, mình chuyển sang thuê phòng rộng hơn, cộng thêm giá thuê nhà bây giờ cũng tăng nữa, nên hiện tại, mỗi tháng, mình chi khoảng 6-7 triệu tiề.n thuê nhà, đã bao gồm tất cả các chi phí liên quan” – Thanh Hằng chia sẻ và cho biết cô luôn chỉ ở 1 mình, không có nhu cầu tìm bạn ở ghép để giảm chi phí thuê nhà.
Ban đầu, bố mẹ không mấy ủng hộ quyết định đi thuê nhà của Thanh Hằng, nên cô cũng không được bố mẹ hỗ trợ tài chính cho vấn đề này. Nhưng đó cũng chính là động lực để Thanh Hằng tiết kiệm, trước mắt là để có tiề.n đặt cọc và thanh toán 3 tháng tiề.n nhà.
“Căn nhà đầu tiên mình thuê có giá 2,5 triệu đồng/tháng. Đặt cọc 1 tháng, đóng 3 tháng, tổng số tiề.n mình phải chuẩn bị là 10 triệu tròn. Hồi đó lương mình được có gần 9 triệu/tháng, nên cũng phải tích góp 2 tháng mới đủ tiề.n.
Đó là lần đầu tiên mình có động lực tiết kiệm, và tiết kiệm thành công, còn trước đó, vì ở với bố mẹ, chẳng mất tiề.n thuê nhà, ngỏ lời gửi tiề.n ăn và sinh hoạt phí hàng tháng cho bố mẹ mà bố mẹ còn chẳng lấy, nên mình kiếm bao nhiêu cũng đều tiêu hết, chẳng dư được đồng nào” – Thanh Hằng chia sẻ.
Thành quả sau 3 năm sống tự lập: Có 1,4 cây vàng!
Thanh Hằng cho biết đến hiện tại, bố mẹ đã rất tin tưởng, thậm chí còn cảm thấy vui và yên lòng hơn hẳn khi chứng kiến cuộc sống của cô sau 3 năm “rời xa vòng tay bố mẹ”. Trước đây, trong mắt bố mẹ, Thanh Hằng là “đứa con gái sống không đâu vào đâu, lúc nào cũng để bố mẹ phải lo lắng”, còn giờ, mọi chuyện đã khác hoàn toàn.
“Mình thuê nhà ở cách nhà bố mẹ khoảng 5km. Thi thoảng, mẹ mình cũng qua kiểm tra bất chợt, sau một vài lần thấy mình ăn ở gọn gàng, phòng ốc sạch sẽ không luộm thuộm như hồi ở nhà, nên mẹ mình cũng vui ra mặt. Trước đây, mình ỷ lại có bố mẹ chăm sóc, nên chẳng bao giờ dọn phòng hay tự nấu ăn. Đến lúc ra ở riêng, không còn ai làm cho nữa nên mình phải tự làm hết, mà làm rồi mới thấy việc tự nấu ăn, tự dọn nhà cũng vui cũng chill chứ không chán” – Thanh Hằng chia sẻ.
Video đang HOT
Từ khi sống 1 mình, Thanh Hằng được thỏa đam mê trang trí không gian sống. Đồng thời, học được cách sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, gọn gàng (Ảnh: NVCC)
Ngoài việc thay đổi lối sống, Thanh Hằng còn khiến bố mẹ yên tâm hơn hẳn vì đã biết tiết kiệm được tiề.n. Khoảng 2 năm trở lại đây, mỗi tháng, Thanh Hằng đều gửi cho mẹ 5-6 triệu, nhờ mẹ mua vàng giữ giúp, vì đang ở nhà thuê, nên giữ vàng trong phòng, Thanh Hằng cũng cảm thấy không yên tâm. Chưa kể, đó cũng là cách mà Thanh Hằng chứng minh cho bố mẹ thấy cô đã đủ trưởng thành, vừa tự sắp xếp được cuộc sống, vừa có chút tiề.n tích lũy, để dành.
Hiện tại, Thanh Hằng cho biết cô đang có 2 nguồn thu nhập, tiề.n kiếm được hàng tháng, ngoài việc trả tiề.n thuê nhà, lo tiề.n đi lại, ăn uống, thì gần như Thanh Hằng cũng không chi tiêu hay mua sắm quá nhiều, nên mới có tiề.n để gửi mẹ, nhờ mẹ mua vàng.
Dù không tiết lộ mức thu nhập cụ thể, nhưng các khoản chi cố định của Thanh Hằng trong 1 tháng hết khoảng 12-14 triệu đồng.
“- Tiề.n thuê nhà cùng phí dịch vụ: 6-7 triệu
- Tiề.n ăn: 3 triệu. Mình chủ yếu tự nấu ăn, ít ăn ngoài lắm vì mình cũng đang ăn kiêng nữa.
- Tiề.n tập gym: 1 triệu
- Tiề.n điện thoại, xăng xe đi lại: 500k
- Tiề.n mua sắm cá nhân (đồ trang trí phòng, đồ dùng bắt buộc như nước giặt, dầu gội, sữa tắm, đồ skincare,…) : 1,2 triệu
- Tiề.n phát sinh (cà phê, hẹn hò, đi đám cưới,…): 1 triệu
Tính ra trung bình 1 tháng, mình tiêu hết khoảng 12,8 – 13,8 triệu đồng. Đấy là mình tính xông xênh ra rồi, vì không phải tháng nào mình cũng mua sắm nhiều hay có nhiều việc phát sinh” – Thanh Hằng liệt kê các khoản chi của bản thân trong 1 tháng khi sống tự lập.
Cho đến giờ này, việc đi thuê nhà để sống tự lập vẫn là 1 trong quyết định đúng đắn nhất của Thanh Hằng. Nếu không dọn ra ở riêng, không chi 6-7 triệu/tháng để thuê nhà, có lẽ, Thanh Hằng sẽ không có động lực kiếm thêm tiề.n và tiết kiệm như bây giờ, và có thể, cô vẫn là đứa con gái lười biếng, luộm thuộm, ỷ lại vào bố mẹ.
“Mỗi tuần mình đều cố gắng sắp xếp về nhà, ăn cơm với bố mẹ ít nhất 1 bữa. Cuối tháng nhận lương thì mang tiề.n về gửi mẹ, thi thoảng mua cho bố mẹ vài món đồ chăm sóc sức khỏe. Chỉ cần như vậy là bố mẹ yên tâm, không phàn nàn cũng không gọi mình dọn về nhà ở nữa. Mẹ bảo tiề.n mình gửi, mẹ mua được 1 cây vàng với 4 chỉ vàng rồi. Mình thấy cũng vui vì bản thân trưởng thành hơn, nhưng chắc chắn bố mẹ còn vui hơn mình nhiều” – Thanh Hằng bộc bạch.
10 thói quen của tôi được cư dân mạng khen ngợi: Đặc biệt điều số 6 giúp tôi tránh xa bệnh tật
Có người còn nói rằng họ chỉ làm được duy nhất 3 điều trong tổng số những thói quen mà tôi chia sẻ...
Sau khi chia sẻ về những thói quen sống của bản thân lên 1 diễn đàn trên mạng, tôi hết sức bất ngờ vì được cư dân mạng khen ngợi tới tấp. Mọi người đều nói rằng những thói quen của tôi tuy cơ bản nhưng không phải ai cũng chăm chỉ để duy trì hàng ngày.
1. Vứt rác vào thùng rác
Tôi chính là kiểu người, ăn xong cái bánh cái kẹo phải lập tức đi tìm thùng rác để vứt vỏ, không bao giờ tích trữ trên bàn hoặc xuất hiện những suy nghĩ dạng như: 1 lúc nữa rồi vứt!
Nếu ở ngoài đường hoặc những nơi không tiện để vứt rác, tôi sẽ gói ghém thật kỹ rồi cất gọn vào trong túi xách và đợi lúc thích hợp để vứt. Tôi biết đây vốn là 1 thói quen tích cực, nhưng vẫn rất vui khi có nhiều cư dân mạng ủng hộ lối sống xanh của mình.
2. Phân loại quần áo cần giặt
Tôi thường phân loại chỉn chu quần áo trước khi đem chúng đi giặt. Về cơ bản là tách riêng đồ trắng, đồ đen, đồ jeans... chứ không bao giờ có khái niệm lẫn lộn. Tôi cũng giặt riêng đồ lót và tất, không chung đụng chúng cùng các loại trang phục hàng ngày.
Tôi đã hình thành thói quen này từ khi lên đại học và bắt đầu cuộc sống tự lập. Việc phân loại quần áo không chỉ giúp giữ gìn độ bền của trang phục mà còn đem lại sự an toàn cho sức khỏe. Tôi đặc biệt khuyên bạn hãy giặt riêng đồ lót và tất chân để hạn chế vi khuẩn gây bệnh.
3. Làm sạch bồn rửa mặt trong khi đán.h răng
Bồn rửa mặt nếu lâu không rửa sẽ bám bụi bẩn trông vô cùng cũ kỹ. Thực ra tần suất vệ sinh chỉ cần 1 lần/tuần là đủ để đảm bảo sạch sẽ. Tuy nhiên tôi thường có thói quen lau chúng ngay trong lúc đán.h răng rửa mặt. Thành thử ra khu vực gương soi và bồn rửa ngày nào cũng được tôi đều đặn lau lau quét quét. Cho nên chúng bóng loáng cũng là điều dễ hiểu!
4. Gấp chăn sau khi ngủ dậy
Tôi khá bất ngờ vì thói quen "vô tri" lại được đông đảo cư dân mạng khen ngợi. Thực ra thói quen này đã được hình thành từ khi tôi còn bé xíu. Khi ấy giường ngủ của tôi khá nhỏ, nếu không gấp gọn chăn chiếu thì trông như thể cái chăn đang sắp sửa "nuốt trọn" cái giường. Cho nên chỉ cần tôi bước ra khỏi khu vực giường ngủ là sẽ lập tức gấp gọn chăn, xếp gọn gối.
5. Lau sạch khu bếp sau khi nấu ăn
Tôi bị ám ảnh về việc mặt bàn bếp lấp ló vết dầu mỡ, cho nên luôn lau thật kỹ khu vực này sau mỗi lần nấu nướng. Cách làm sạch không hề khó, tôi thường lau sơ qua 1 lần cùng nước sạch, sau đó xịt thêm kem tẩy đa năng (loại dành cho nhà bếp). Chỉ với 2 thao tác cơ bản là đảm bảo khu vực bếp luôn sạch và không bị bám dính dầu mỡ, khói bụi.
6. Lau tủ lạnh thường xuyên
Tủ lạnh là nơi bảo quản thực phẩm nên yêu cầu cao về độ sạch sẽ. Khu vực này bị bụi bẩn sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, vừa nhanh làm hỏng đồ ăn vừa dễ gây hại cho sức khỏe.
Tôi cũng chăm đi chợ nên thường xuyên phải sắp xếp đồ đạc trong tủ lạnh, mỗi lần như thế tôi lại tiện tay lau và "tổng vệ sinh" cho thiết bị.
7. Chuẩn bị quần áo cho buổi sáng hôm sau
Thực ra đây không thể gọi là thói quen tốt, bởi nó chỉ đơn giản là 1 thói quen sống. Nhưng tôi nhận ra việc chuẩn bị sẵn quần áo từ tối hôm trước đã giúp tôi tiết kiệm khá nhiều thời gian cho ngày hôm sau, đồng thời còn đem lại sự thoải mái vì không cần vội vã hay đắn đo suy nghĩ nên mặc trang phục nào. Làm việc có kế hoạch thực sự khiến tôi cảm thấy thư giãn vô cùng.
8. Quét và lau nhà mỗi ngày
Tôi thấy ngột ngạt khi sống trong 1 căn nhà bừa bộn hoặc không sạch sẽ. Do đó sàn nhà luôn được tôi quét và lau mỗi ngày, mặc dù tôi sử dụng dép đi trong nhà và hiếm khi nào để chân trần tiếp xúc với sàn. Tôi đọc được ở đâu đó trên mạng nói rằng nhà cửa sạch sẽ, ngăn nắp sẽ đem đến phong thủy tốt. Tin tưởng vào điều này cộng thêm tính tình vốn ghét sự bụi bặm, do đó tôi đã "vô tình" xây dựng được thói quen vệ sinh nhà cửa hàng ngày.
9. Lau kính nhà tắm sau khi tắm gội
Mỗi lần tắm gội đặc biệt là sử dụng nước nóng, hơi nước bốc lên có thể khiến kính nhà tắm bị hấp hơi. Theo thời gian sử dụng, kính nhà tắm sẽ trở nên mờ đục vài phần, trông vô cùng mất thẩm mỹ. Do đó, ngày nào tắm gội xong tôi cũng thêm 1 thao tác lau cho khu vực này. Cũng không có gì khó khăn đâu, tôi chỉ lấy ít xà phòng cho lên khăn mềm, sau đó lau cơ bản rồi xịt nước sạch vào kính. Lúc này bề mặt kính sẽ trở nên sáng bóng, nhìn sạch sẽ cho cả không gian.
10. Thường xuyên vệ sinh gioăng máy giặt
Gioăng cao su của máy giặt dễ lọt vào "điểm mù" nên nhiều người thường bỏ qua trong quá trình vệ sinh. Chúng nằm ở ngay mặt trong của thiết bị, chỉ cần mở cửa máy giặt là sẽ thấy ngay. Khu vực gioăng cao su rất dễ bám bẩn do đọng bã của nước và bột giặt. Nếu không vệ sinh thường xuyên sẽ tạo mùi hôi nấm mốc và làm giảm hiệu quả giặt sạch quần áo. Nhà bạn dùng máy giặt đặc biệt là thiết kế cửa trước thì nên lưu ý về bộ phận này nhé!
Sau khi bị liệt nửa người, nữ nhà văn xây nhà không vách ngăn rộng 55m2 để sống tự lập trên xe lăn Ít ai biết được, Yi Yi không hề cảm thấy chán nản khi phải sống trên xe lăn mỗi ngày. Yi Yi năm nay 44 tuổ.i, sau một lần ta.i nạ.n ô tô, cô bị liệt nửa người. Cô là một nhà văn tự do, để trở lại với cuộc sống thường ngày và giao tiếp với xã hội, cô đã không từ...