Di sản quý báu của ông Lý Quang Diệu (Phần 1)
Margaret Thatcher cho rằng “ông chưa bao giờ sai”. Barack Obama gọi ông là “một trong những nhân vật huyền thoại của châu Á”. Tony Blair nhận định, ông là “nhà lãnh đạo thông minh nhất mà tôi từng gặp”. Samuel Huntington nói, ông là một trong những “kiến trúc sư lão luyện” của thế kỷ 20.
Còn điều gì có thể nói về ông Lý Quang Diệu, người cha sáng lập Singapore, người vừa trút hơi thở cuối cùng vào ngày 23-3 (theo giờ địa phương)? Đơn giản, ông sẽ là một trong những nhà lãnh đạo được ngưỡng mộ nhất của thế kỷ 21.
Ông Lý Quang Diệu có lẽ sẽ cảm thấy tiếc vì không thể chứng kiến lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập nước Singapore, được tổ chức vào tháng 8 tới đây. Tuy nhiên, ông có thể an nghỉ khi biết rằng, đất nước mà ông lãnh đạo từ năm 1959 đến năm 1990 là quốc gia cựu thuộc địa thành công nhất thế giới. Trong khi, châu Phi cần thêm nửa thế kỷ nữa để hàn gắn vết sẹo thuộc địa của mình, Ấn Độ mới bắt đầu hành động thì Singapore lại đang phát triển với GDP đầu người tăng từ 516 USD (năm 1965) lên khoảng 55.000 USD (hiện nay).
Singapore từ lâu đã không còn so sánh mình với các nước từng là thuộc địa với mình. Hiện nay, Singapore đang nằm gần hoặc ở top đầu của các bảng xếp hạng về khả năng cạnh tranh, khả năng dễ chung sống và nhiều chỉ số khác – cao ngang bằng Thụy Sĩ, xếp trên Ả-rập Xê-út. Gần đây, một nhà báo phương Tây mới đến Singapore đã huýt sáo sau một vài tuần cảm nhận được khả năng hoạt động hiệu quả không ngừng của thành phố này, sự sạch sẽ diệu kỳ và cách sắp xếp hài hòa giữa các tòa nhà trọc trời bên những bãi biển. Anh nhà báo trầm ngâm rằng, “Bây giờ tính hiện đại bắt đầu ở phương Đông và lan truyền tới phương tây. Tôi đã chú ý đến điều này hơn hai năm qua kể từ khi tôi ở thủ đô trên thực tế của châu Á, một thành phố đáng sống đầy bất ngờ – và từ nơi đây, tôi có thể lên máy bay và đến 4 tỷ người dân trong vòng 4 giờ bay.
Video đang HOT
Theo Foreign Policy
Lãnh đạo thế giới tiếc thương "huyền thoại châu Á" Lý Quang Diệu
Trong bức điện chia buồn, Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã miêu tả cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu là "một nhân vật huyền thoại".
Tuyên bố trên website của Liên Hợp Quốc nêu rõ: "Tổng Thư ký Ban Ki-moon đau buồn sâu sắc vì sự ra đi của ông Lý Quang Diệu, cựu Thủ tướng Cộng hòa Singapore. Tổng Thư ký muốn gửi lời chia buồn đến gia đình ông Lý Quang Diệu, chính phủ và nhân dân Singapore".
Cố Thủ tướng Lý Quang Diệu (Ảnh AP)
"Ông Lý Quang Diệu là một nhân vật huyền thoại của châu Á, người được kính trọng vì tinh thần lãnh đạo mạnh mẽ của mình. Trong hơn 3 thập niên làm Thủ tướng, ông Lý Quang Diệu đã biến Singapore từ một nước đang phát triển thành một quốc gia phát triển hàng đầu thế giới, một trung tâm thương mại toàn cầu", vẫn theo tuyên bố nói trên.
Tổng Thư ký Ban Ki-moon bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc vì sự hợp tác giữa chính quyền Singapore và Liên Hợp Quốc và khẳng định mong muốn thúc đẩy mối quan hệ giữa hai bên.
Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng là một trong số những nguyên thủ đầu tiên gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Lý Hiển Long.
Bức điện của ông Obama có đoạn: "Thay mặt người dân Mỹ, Đệ nhất Phu nhân Michelle và Tôi muốn gửi lời chia buồn sâu sắc nhất đến gia đình ông Lý Quang Diệu và người dân Singapore về sự ra đi của người đàn ông lỗi lạc này".
Tổng thống Obama ca ngợi ông Lý Quang Diệu là "nhà cải cách chiến lược, công bộc tận tụy và lãnh đạo lỗi lạc của Singapore".
"Tầm nhìn của ông Lý Quang Diệu và hiểu biết của ông về quản trị kinh tế trong khu vực châu Á được cả thế giới kính nể. Đã có rất nhiều thế hệ lãnh đạo thế giới được ông tư vấn về quản trị đất nước. Bản thân tôi rất kính trọng sự thông thái của ông khi tôi được ông tiếp đón trong đợt công du đến Singapore năm 2009. Điều này đã giúp tôi rất nhiều trong việc hình thành nên chính sách tái cân bằng tại châu Á- Thái Bình Dương của mình", cũng theo bức điện của ông Obama.
Bức điện của ông Obama nêu rõ: "Ông Lý Quang Diệu là một nhân vật vĩ đại của lịch sử và sẽ được nhiều thế hệ người dân trên toàn thế giới ghi nhớ là người cha của đất nước Singapore hiện đại và là nhà chiến lược vĩ đại của châu Á".
Thủ tướng Malaysia Najib Razak cũng đã gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Lý Hiển Long và bày tỏ: "Tôi rất lấy làm tiếc về việc thân phụ ông (ông Lý Quang Diệu) đã qua đời. Thay mặt cho người dân Malaysia, tôi gửi lời chia buồn sâu sắc đến người dân Singapore. Những gì mà cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu làm được thật là vĩ đại và di sản của ông sẽ được kế thừa".
Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah chia sẻ, ông sẽ nhớ mãi về ông Lý Quang Diệu như một người bạn thân thiết trong gia đình".
Quốc vương Bolkiah nhấn mạnh, ông Lý Quang Diệu là nhà lãnh đạo lỗi lạc, người đã mang lại những bước tiến vượt bậc cho người dân Singapore. Ông Lý Quang Diệu cần phải được ghi nhớ như là kiến trúc sư cho sự cải cách ngoạn mục biến Singapore thành một quốc gia hàng đầu trên thế giới./.
Trần Khánh
Theo_VOV
Khi Trung Quốc chỉ là một bản sao lỗi của Singapore? Một trong những dẫn chứng điển hình nhất cho tầm ảnh hưởng rộng lớn của Lý Quang Diệu, là việc thành công của ông ở Singapore được xem là đòn bẩy chủ đạo để làm nên hiện tượng kinh tế lớn nhất thế giới cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, đó là sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một trong những...