Di sản đối ngoại duy nhất của ông Trump mà ông Biden khen ngợi và muốn giữ
Hầu hết các chính sách đối ngoại của ông Trump đều bị ông Biden chỉ trích. Tuy nhiên, có một di sản ngoại giao của ông Trump mà ông Biden nhất định sẽ giữ lại sau khi nhậm chức.
Ông Trump trong buổi lễ ký kết hiệp định Abraham (ảnh: Axios)
Hiệp định Abraham được cho là một trong những chính sách ngoại giao thành công nhất của Tổng thống Trump ở Trung Đông. Hiệp định này tạo điều kiện cho Israel – đồng minh quan trọng của Mỹ – bình thường hóa quan hệ với Bahrain và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Ông Biden chắc chắn sẽ giữ lại, thậm chí là đề cao di sản ngoại giao này của ông Trump, theo Axios.
Ủng hộ hiệp định Abraham cho phép ông Biden xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và các nhà lãnh đạo khác ở Vịnh Ba Tư.
“Giúp Israel bình thường hóa quan hệ với các nước cùng khu vực là điều ông Biden luôn ủng hộ và nói rõ trong các bài phát biểu vận động tranh cử của mình. Ông Biden đã tuyên bố sẽ ủng hộ hiệp định Abraham và cố gắng giúp Israel phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các nước Trung Đông”, Dan Shapiro – cựu Đại sứ Mỹ ở Israel – nói.
Tổng thống đắc cử Biden cam kết sẽ đảo ngược nhiều chính sách của ông Trump, như việc rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, WHO hay thỏa thuận hạt nhân với Iran. Ông Biden tuyên bố rằng mình sẽ thực hiện điều này ngay ngày đầu nhậm chức.
Video đang HOT
Thủ tướng Netanyahu được cho là có mối quan hệ không mấy mặn mà với chính quyền của cựu Tổng thống Obama khi ông Biden là phó Tổng thống. Quan hệ giữa Mỹ – Israel dưới thời ông Trump lại rất tốt đẹp.
Ông Biden từng ca ngợi hiệp định Abraham mà ông Trump thúc đẩy ký kết (ảnh: Axios)
“Từ hiệp định Abraham, ông Biden sẽ thúc đẩy mối quan hệ hòa bình giữa Israel và Palestine”, ông Shapiro nói.
Ngay sau khi hiệp định Abraham được ký kết, ông Biden đã hoan nghênh và gọi đây là “bước tiến lịch sử”.
Ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền của ông Biden – ông Tony Blinken – đã tuyên bố rằng, chính quyền mới sẽ tiếp tục giúp đỡ Israel phát triển mối quan hệ tốt đẹp với các nước Ả Rập trong khu vực.
“Từ những thông tin tôi nghe được về chính quyền mới của ông Biden. Mỹ chắc chắn sẽ ủng hộ và thúc đẩy hiệp định Abraham”, Bộ trưởng Ngoại giao Israel Gabi Ashkenazi nói.
Tuy nhiên, việc đưa Mỹ tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân với Iran của ông Biden có thể vấp phải sự phản đối của Israel, UAE, Bahrain và Ả Rập Saudi.
Ông Biden thay đổi câu chuyện về cuộc đột kích tiêu diệt Osama bin Laden
Tuyên bố của ông Biden trong tài liệu mới với CNN dường như trái ngược với những gì ông từng nói về cuộc đột kích trùm khủng bố Osama bin Laden cách đây 8 năm.
Ông Biden có tuyên bố mâu thuẫn về cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden. Ảnh minh họa: NYM
Hồi đầu năm nay, ông Biden nhận nhiều chỉ trích vì phủ nhận việc phản đối của mình với cuộc đột kích tiêu diệt trùm khủng bố khét tiếng Osama bin Laden, dù năm 2008 ông từng tuyên bố đã khuyên Tổng thống Barack Obama khi đó không nên thực hiện vụ đột kích.
Tuy nhiên, một tài liệu mới xuất hiện cho thấy ông Biden đang mâu thuẫn với câu chuyện ban đầu của mình. Cựu phó Tổng thống Mỹ tuyên bố rằng ông đã thúc giục ông Obama tiếp tục thực hiện cuộc đột kích và tin vào bản năng của mình.
"Khi đến thời điểm quyết định nên đột kích hay không, Tổng thống Obama năm đó đi quanh phòng suy nghĩ. Lúc đó, nếu tôi không nhầm thì có khoảng 17 người ngồi quanh bàn thảo luận... và ông Obama nói, 'theo các vị, chúng ta nên làm gì?'", ông Biden chia sẻ trong một tài liệu mới của CNN, lên sóng hôm 5/12.
"Tổng thống đang chờ đợi. Hai người nói nên thực hiện, một người phản đối và tôi là người cuối cùng chưa đưa ra ý kiến", ông Biden nói.
Cựu phó Tổng thống Mỹ nói rằng "vẫn còn một lựa chọn nữa" đó là yêu cầu một lần kiểm tra cuối cùng ở phía trên khu ẩn náu nghi của trùm khủng bố al-Qaeda ở Pakistan để đảm bảo chắc chắn Osama bin Laden đang ở trong đó.
"Tôi nói, 'Thưa Tổng thống, tôi nghĩ ngài nên chờ và thực hiện thêm một đợt kiểm tra trên cao nữa để chắc chắn. Nếu chúng ta kiểm tra ở tầm thấp, trùm khủng bố có thể phát hiện được và bỏ trốn", ông Biden chia sẻ.
Dù có phần lưỡng lự, ông Biden cho biết cuối cùng đã tới gặp riêng ông Obama tại phòng Bầu Dục và thúc giục về việc thực hiện vụ đột kích.
Lời kể của ông Biden trong tài liệu mới mâu thuẫn với những gì ông từng tuyên bố 8 năm trước, khi nói rằng đã khuyên ông Obama dừng cuộc đột kích.
"Lựa chọn của tôi là không đột kích. Chúng tôi phải làm thêm 2 cuộc kiểm tra nữa để chắc chắn Osama bin Laden ở đó", ông Biden nói cách đây 8 năm.
Trong cuốn hồi ký mới A Promised Land (tạm dịch: Miền đất hứa), ông Obama viết rằng ông Biden đã "cân nhắc lại việc phản đối cuộc đột kích", dù ông Biden nói trên Fox News hồi nhiều tháng trước rằng "không hề nói với ông Obama về việc dừng đột kích vào khu ẩn náu của bin Laden.
Osama bin Laden bị tiêu diệt tại thành phố Abbottabad, Pakistan ngày 2/5/2011 bởi lực lượng đặc nhiệm SEAL nhóm 6.
Gần 470.000 tập tin kỹ thuật số, 250 GB dữ liệu, hơn 100 USB, đĩa DVD, CD, 5 máy vi tính và nhiều điện thoại di động được phát hiện bên trong nơi lẩn trốn của thủ lĩnh al-Qaeda. Nhiều cuốn sách cũng được tìm thấy cùng các bức thư Osama bin Laden viết cho thành viên gia đình.
Lầu Năm Góc nói gì về cáo buộc cản trở chuyển giao quyền lực? Lầu Năm Góc đã lên tiếng bác bỏ các thông tin cho rằng chính quyền Tổng thống Trump đã ngăn cản nhóm chuyển giao quyền lực của liên danh Biden-Harris nhóm họp với các cơ quan tình báo quốc phòng. Lầu Năm Góc bác bỏ các cáo buộc về việc ngăn cản tiến trình chuyển giao quyền lực. Ảnh: Getty. Fox News ngày...