Đi máy bay có bị tái phát đột quỵ?
Trần Văn Cường (Hải Phòng) hỏi: Bố tôi 78 tuổi từng bị đột quỵ não cách đây hơn 1 năm nhưng hiện đã ổn định. Tới đây gia đình có việc phải di chuyển bằng máy bay, liệu rằng đi máy bay có nguy cơ bị tái phát đột quỵ và gia đình cần phải chuẩn bị gì?
PGS-TS Mai Duy Tôn, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai, trả lời: Nhiều bệnh nhân đột quỵ lo ngại khi đi máy bay có thể bị cơn đột quỵ tái phát khi đang ở trên máy bay. Thực tế quá trình đi máy bay rất ít khả năng gây đột quỵ não. Nguy cơ chính của đi máy bay sau đột quỵ não là xuất hiện các cục máu đông đặc biệt huyết khối tĩnh mạch sâu, có thể dẫn đến tắc mạch phổi nếu cục máu đông di chuyển lên động mạch phổi. Cục máu đông dễ hình thành khi dòng máu chảy chậm đặc biệt khi bệnh nhân ngồi, ít vận động trong những chuyến bay thời gian dài.
Đi máy bay rất ít khả năng gây đột quỵ não (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Video đang HOT
Theo khuyến cáo của Hội Đột quỵ Anh, nếu bị đột quỵ não, bạn không nên đi máy bay trong vòng 2 tuần sau khi bị đột quỵ. Đối với những trường hợp đột quỵ nặng, bệnh nhân có thể phải tránh đi máy bay trong vòng 3 tháng. Trường hợp đột quỵ nhẹ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua thì có thể đi máy bay tối thiểu sau 3-10 ngày nếu đã hồi phục hoàn toàn. Với những người có cơn đột quỵ thoáng qua, trước khi đi máy bay nên tham khảo ý kiến bác sĩ tư vấn.
Khi di chuyển bằng máy bay bệnh nhân sau đột quỵ cần lưu ý nên đi tất (vớ) khi ngồi máy bay; chọn vị trí ngồi thoải mái, đủ co duỗi chân; mặc quần áo thoải mái, giúp máu lưu thông; đi lại hoặc đứng dậy vài phút ít nhất một lần mỗi giờ trên máy bay và bổ sung nước cho cơ thể.
'Đột quỵ não' - những nguyên tắc trong dự phòng, chăm sóc đột quỵ
Không chỉ bệnh nhân mà những người có các yếu tố nguy cơ cao của đột quỵ não cũng nên đọc sách này để có kiến thức xử trí ban đầu.
Đột quỵ não của PGS.TS Mai Duy Tôn, Phó trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), là cuốn sách về y học thường thức, dành cho những người đột quỵ não, cũng như có nguy cơ bị đột quỵ não.
Theo PGS.TS Mai Duy Tôn, sách được biên soạn dựa trên các câu hỏi mà bệnh nhân, cũng như người nhà của họ, thường xuyên đặt ra cho bác sĩ.
Sách có in kèm danh sách 82 cơ sở điều trị đột quỵ trên toàn quốc. Ảnh: Fahasa.
" Đột quỵ não có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Tuổi càng cao, bệnh nhân càng dễ có nguy cơ bị đột quỵ não. Bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, các bệnh tim mạch... có nguy cơ cao bị đột quỵ", bác sĩ Tôn giải đáp.
Bác sĩ Tôn cho biết thêm sách này không chỉ dành cho bệnh nhân mà những người có các yếu tố nguy cơ cao của đột quỵ não cũng nên biết để có kiến thức dự phòng, xử trí ban đầu.
Để nhận biết nhanh bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ não chứ không phải bị ngất hay động kinh, chúng ta nên sử dụng thang điểm FAST, gồm 3 dấu hiệu: Gương mặt mất cân đối, méo xệ một bên miệng; yếu, liệt một bên tay, chân; bất thường về ngôn ngữ như nói không lưu loát, không nói được.
Đột quỵ não (hay còn được gọi là tai biến mạch máu não) là vấn đề của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Trên thế giới, ngoài tai nạn, đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba sau bệnh tim mạch và ung thư.
Những người thoát khỏi tử vong thường gặp di chứng nặng nề cả về thể chất, tinh thần và là gánh nặng cho gia đình, xã hội. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu và cấp cứu kịp thời là chìa khóa để giải quyết gánh nặng bệnh tật do đột quỵ não gây ra.
Một tháng sau khi phát hành, 4.000 bản sách đã được bán. Đây là cuốn sách nằm trong dự án sách khoa học về chăm sóc sức khỏe - Healthcare Science Books (HSB).
Cứu cụ bà bị nhồi máu não Cụ bà 79 tuổi, hôn mê, liệt nửa người trái, chẩn đoán đột quỵ não, được Bệnh viện Lão khoa Trung ương điều trị. Gia đình cho biết bệnh nhân còn tỉnh táo và bình thường vào 9h30 ngày 16/7, tới 9h50 bà lơ mơ, không đáp ứng khi gọi hỏi và bị liệt. Bà được xe cấp cứu 115 đưa vào Bệnh...