Đi làm xa, cuối năm vào viện, chồng chua xót bảo ‘mất Tết rồi’ khỏi về quê
Chồng em bảo, “vào viện lần này nữa là cạn tiền, còn gì nữa đâu mà Tết với chả nhất”.
Nghe chồng nói mà em buồn quá, cả năm đi làm xa kiếm tiền vất vả để có cái Tết ấm no, vậy mà…
Vợ chồng em đều là dân quê, lấy nhau mấy năm nhưng chưa có con cái. Cách đây vài năm, thấy mấy anh chị em trong xã vào miền Nam tìm được việc làm có vẻ thuận lợi nên chúng em cũng bỏ ruộng vườn lại cho ông bà, dắt díu nhau vào miền Nam, xin làm công nhân cho một nhà máy ở khu công nghiệp.
Công việc vất vả, nhưng vợ chồng chung lưng đấu cật nên cũng đủ sống và để ra được chút tiền.
Hai vợ chồng bàn nhau đi làm công nhân vài năm, ăn uống tằn tiện, tiết kiệm chắt bóp để có tiền thăm khám xem chuyện con cái ra sao. Ông bà ở quê mong ẵm bồng cháu từng ngày mà chúng em mãi chưa có tin vui.
Nhà chồng em vốn thưa người, kinh tế lại eo hẹp, nên không biết trông chờ vào ai. Có người đánh tiếng cho vay, nhưng chúng em dùng dằng mãi vì sợ không biết sau này trả nợ ra sao.
Mới đi làm xa được hơn một năm thì đại dịch Covid-19 bất ngờ ập đến. Ban đầu, nhà máy còn cố gắng gượng nhưng sau vài đợt phong tỏa, khó khăn quá họ đành cho công nhân nghỉ việc, hẹn hết dịch thì gọi quay lại.
Vợ chồng em quay về quê sống. Dịch bệnh qua đi, chúng em chờ mãi không thấy nhà máy gọi quay về, nên đầu năm nay, hai vợ chồng lại khăn gói vào Nam.
Chồng em bảo sẽ làm thêm mấy ngày trong Tết, kiếm tiền cho em mua thuốc điều trị. Ảnh minh họa: Võ Thu
Tới nơi, chúng em mới biết là nhà máy không có đơn hàng nên nghỉ vô thời hạn. Tình cảnh của nhiều công ty khác trong khu công nghiệp cũng không khá hơn, nhiều công nhân phải chờ việc dài hạn đã bỏ đi tìm việc khác.
Cứ tưởng hết dịch, mọi thứ lại trở về như trước. Ai dè, đi đâu cũng thấy mọi người than vãn kinh tế khó khăn. Người có trình độ còn thất nghiệp đầy ra, huống hồ công nhân ngoại tỉnh như chúng em.
Công việc thì không có mà tiền thuê nhà, tiền ăn hàng ngày vẫn phải chi ra, nên em theo các chị trong xóm trọ hàng ngày đi bán hàng rong, nhặt ve chai. Còn chồng em thì thuê lại xe của một người bạn để chạy xe ôm nhưng sức khỏe anh ấy không tốt nên chỉ chạy được bữa đực bữa cái.
Vợ chồng em đã vài lần định trở về quê làm nông nghiệp như trước, nhưng nghe các anh chị trong xóm nói đây là nơi dễ kiếm sống nhất với dân lao động nhập cư, nên chúng em quyết tâm ở lại.
Video đang HOT
Chúng em còn trẻ, lại có sức khỏe thì tại sao không cố gắng lao động kiếm tiền, tích cóp được một chút cũng tốt. Về quê không hẳn là không tốt, nhưng tiền chạy chữa con cái thì lấy đâu ra.
Ai ngờ, một ngày giữa tháng 7, em đang đi bán hàng thì đau bụng quá, phải nhờ người ta đưa giúp vào viện. Mấy hôm trước đó, em đã thấy đau âm ỉ rồi nhưng nghĩ là do ăn phải cái gì đó thôi.
Tới khi bác sĩ thăm khám mới biết là em đau ruột thừa. Do em không kiểm tra sớm nên giờ phải mổ gấp. Cũng may là sau ca mổ, sức khỏe của em hồi phục khá nhanh.
Ở bệnh viện có mấy ngày thôi, vợ chồng em đã chi gần sạch số tiền tiết kiệm được suốt nửa năm. Em xin bệnh viện cho về tự điều trị.
Nói là tự điều trị, chứ thực ra mấy loại thuốc đắt tiền bác sĩ kê, em có dám mua đâu. Cũng vì mới mổ ruột thừa nên em chưa thể đi bán hàng ngay, việc nặng nhọc cũng không thể làm.
Để có tiền, chồng em phải gắng sức làm nhiều hơn, đêm hôm cũng phải chạy xe. Cũng may, người bạn bớt cho một nửa tiền thuê xe nên đỡ được phần nào.
Các chị em trong xóm trọ biết em bị bệnh cũng thay nhau giúp đỡ. Đúng là chẳng may hoạn nạn nhưng gặp được chân tình. Vợ chồng em thấy mình thật may mắn và hy vọng sau trận bệnh, mọi thứ sẽ lại tốt đẹp.
Nhưng cuộc đời không như mong ước, có lẽ em là người không mang lại may mắn cho những người xung quanh. Hôm rồi, em đi vệ sinh thấy khó chịu. Em sợ như lần trước không đi khám sớm nên từ bệnh nọ xọ sang bệnh kia.
Kết quả sau khi chụp chiếu, em bị sỏi thận. Mặc dù phát hiện được sớm, nhưng bệnh này cần điều trị ngay, không thể để lâu. Nghe bác sĩ nói về bệnh tình của vợ, chồng em mặt méo xệch.
Hôm qua, em bảo với chồng là về quê mua thuốc nam uống tiêu sỏi cho đỡ tốn kém, đằng nào cũng sắp Tết rồi, nhưng chồng em không đồng ý vì sợ xảy ra biến chứng lại tốn kém hơn.
Với lại, anh ấy cũng đã chi gần hết tiền cho việc thăm khám, điều trị ban đầu rồi, hiện chả còn được bao nhiêu. Chồng em bảo năm nay ở lại đây, anh ấy sẽ làm thêm mấy ngày trong Tết, kiếm tiền cho em mua thuốc điều trị, chứ về thì tiền đâu ra.
Buổi tối, các chị trong xóm sang chơi, cũng khuyên nhủ em nên ở lại. Các chị nói Tết là dịp kiếm được nhiều tiền hơn những ngày bình thường. Nếu buồn thì tối sang phòng các chị chơi, trò chuyện tâm sự lại vui như pháo rang ấy.
Tết có mấy ngày thôi, về cũng không để làm gì mà lại tốn kém tiền tàu xe nữa. Em nghe chồng và các chị em xóm trọ khuyên cũng thấy đỡ buồn hơn, chỉ thương ông bà ở quê lủi thủi.
Tết là dịp nhà nhà đoàn tụ, vui vẻ ăn bữa cơm cùng nhau, nhưng không phải ai cũng được như vậy. Nhiều người cũng khó khăn như hoàn cảnh vợ chồng em. Nhưng em hy vọng ngày mai sẽ khác.
Biết đâu, sau Tết, nhà máy sẽ gọi vợ chồng em trở lại làm việc hoặc biết đâu chúng em tìm được một công việc mới với thu nhập ổn định, các anh chị nhỉ!
Lương 7 triệu đồng phải chắt bóp đủ kiểu để có tiền biếu gia đình
Nhiều người trẻ đã tính toán kế hoạch chi tiêu Tết từ bây giờ.
Ảnh minh họa
Còn 2 tháng mới đến Tết nguyên đán nhưng giờ đây nhiều dân văn phòng đã thảo luận bài toán tài chính để chi tiêu cho những ngày này. Người có thu nhập cao thì có khả năng không cần suy nghĩ quá nhiều. Tuy nhiên, người có thu nhập khoảng 7 triệu đồng/tháng - mức lương phổ biến với giới sinh viên mới ra trường hoặc người trẻ đang chuyển ngành lại là một câu chuyện khác.
Cùng xem 2 bạn trẻ có mức lương khoảng 7 triệu đồng dưới đây nói gì về cách họ chi tiêu trong đợt Tết năm nay:
- Thảo Lâm (23 tuổi, TP. Hà Nội) đang làm nhân viên nhân sự.
- Khánh Chi (22 tuổi, TP. Hà Nội) đang làm nhân viên truyền thông.
Hầu bao có hạn vẫn chắt bóp mua đồ tặng gia đình
Với vị trí nhân viên nhân sự, Thảo Lâm kiếm được khoảng 7-8 triệu đồng/tháng. Cô nàng tâm sự, năm ngoái là lần đầu tiên cô biếu phụ huynh một khoản tiêu Tết sau khi tìm thấy công việc fulltime đầu tiên khi mới ra trường.
Thảo Lâm tính toán khoản tiền chi tiêu Tết năm ngoái: "Chi phí di chuyển về quê bằng 0 vì nhà mình nằm ở vùng ngoại thành. Mình biếu bố mẹ 7 triệu đồng để mua sắm Tết - đây là số tiền tiết kiệm mình dành dụm, tính toán chi ly trong 4 tháng mới có đủ. Mình chi thêm 2 triệu đồng để mua sắm quần áo trước Tết và chi tiêu trong Tết... Mình không có nhu cầu đi chơi nhiều, tính cách khá hướng nội, vả lại trước Tết đi làm khá mệt nên mình chỉ muốn ngủ bù, không có nhu cầu mua sắm. Với mình khoản chi tiêu như vậy là ổn".
Ảnh minh họa
Sang năm nay, do đã có lương thưởng tháng 13 và một khoản để dành khi đi làm, Thảo Lâm dự tính dành đến 15 triệu đồng cho mùa Tết.
"Như năm ngoái, mình dành 2 triệu đồng để mua sắm quần áo trước Tết và chi tiêu trong ngày Tết. Sau đó, mình đưa bố mẹ 7 triệu đồng chi tiêu. Mình dự tính mừng tuổi người thân trong nhà tất cả hết 4 triệu đồng. Số tiền còn lại phòng chi phí phát sinh.
Tiền lương của mình không cao, bố mẹ cũng không đòi hỏi con cái mang quà về nhà. Nhưng là con thì vẫn muốn báo hiếu qua những món đồ này. Không chỉ riêng Tết, ngày thường mình cũng dành số tiền lương ít ỏi mời mọi người những thứ như cốc trà sữa, bát bún... Số này chẳng thấm mấy so với số tiền bố mẹ bỏ ra cho chi phí sinh hoạt, nhưng mọi người vẫn khen mình như làm được một thành tựu. Có lẽ với họ, khoản mua quà này của mình mang nhiều giá trị tinh thần".
Còn về phía Khánh Chi, cô nàng đã dành dụm từ nửa năm khoảng 10 triệu đồng để chi tiêu cho dịp Tết. "Mình không để dành được nhiều vì bản thân vừa mới ra trường. Ngoài ra, mình còn phải tự trang trải chi phí sinh hoạt ở Hà Nội và đi thuê nhà.
Mỗi tháng, mình phân chia thu nhập thành 3 mục là chi phí sinh hoạt (4 triệu đồng), chi phí phát sinh (2 triệu đồng), còn lại là tiết kiệm (1-2 triệu đồng). Tiền tiết kiệm nửa năm, cộng với tiền học bổng dành cho sinh viên cuối khóa thì cũng đủ khoảng 10 triệu đồng tiêu Tết".
Khánh Chi dự tính dùng 10 triệu đồng chi tiêu vào mua sắm món đồ Tết như sau: 1,5 triệu đồng mua quần áo và mỹ phẩm cá nhân; 4 triệu đồng đưa bố mẹ tiêu xài; 3 triệu đồng tiền chi phí sinh hoạt trong ngày Tết, đã bao gồm tiền mừng tuổi; 1,5 triệu đồng mua hoa đào nhỏ và đồ ăn vặt ngày Tết.
Ảnh minh họa
Chi tiêu tiết kiệm, săn sale online để có đủ tiền tiêu Tết
Cả Khánh Chi và Thảo Lâm đều đang cố gắng tiết kiệm chi phí sinh hoạt hàng ngày để có một mùa Tết "ấm no". Riêng Khánh Chi, do không có nguồn thu nhập thứ hai nên cô nàng chỉ cố gắng "giảm chi" để có tài chính dư dả cho những ngày cuối năm.
"Mình hạn chế uống trà sữa và cafe, khi đi làm thì tự pha. Ngày thường, mình cũng không mua sắm quần áo linh tinh, vào sàn thương mại điện tử mua món đồ không nằm trong kế hoạch như bút viết, khăn trải bàn, ốp điện thoại...
Những ngày này mình dành dụm được nhiều hơn vì khối lượng công việc lớn, do đó mình tự giảm nhu cầu muốn mua sắm. Ngoài ra, tâm lý gần Tết là phải có một thành tựu gì đó cũng khiến mình muốn tiết kiệm. Hiện tại khoản chi tiêu dành cho Tết của mình là 10 triệu đồng, có thể mình sẽ gia tăng khoản tiền này nếu để dành được nhiều tiền tiết kiệm".
Còn với Khánh Chi, cô đã bắt đầu dự tính săn một số đồ trang trí Tết trên các sàn thương mại điện tử. "Mình đã mua đèn trang trí đào và quất trên các sàn thương mại điện tử. Tiếp đến mình dự tính mua nồi tặng mẹ, áo cho bố và em trai. Nếu dư dả mình sẽ mua thêm hình dán nhà cửa, cây giả trang trí nhà. Mình đã tìm mua món đồ trên các sàn thương mại điện tử từ bây giờ để có nhiều ưu đãi, nhất là vào các dịp sale mạnh như 11/11, Black Friday".
Khổ sở vì sinh ra trong gia đình 'trọng nam khinh nữ' Bố mẹ tôi có 3 người con, chỉ mình tôi là nữ. Gia đình tôi vốn "trọng nam khinh nữ", khiến nhiều lúc tôi vô cùng tủi thân vì bị phân biệt đối xử. Bố mẹ tôi có 3 người con, tôi là chị gái cả. Bố mẹ tôi vốn là dân quê, nên tư tưởng có phần cổ hủ, rất "trọng nam...