Đi học sớm chẳng được lợi ích gì cho học sinh

Theo dõi VGT trên

Đa số phụ huynh học sinh có ý kiến như trên. Giờ vào học quá sớm: Học sinh mỗi đêm chỉ ngủ 5-6 tiếng, để làm chi vậy?

Đi học sớm chẳng được lợi ích gì cho học sinh - Hình 1

Giờ học quá sớm khiến học sinh đến trường vẫn ngái ngủ – Ảnh: TỰ TRUNG

Vừa đi học vừa ngủ gật

Bạn đọc Khôi Nguyên kể lại rằng, không ít lần trên đường đi làm, bắt gặp rất nhiều hình ảnh trẻ ngồi sau xe phụ huynh chở đi học mà ngủ gà ngủ gật. Nhìn cảnh đó rất tội các em và hết sức ái ngại. Có khả năng cao các em bị ngã xuống đường, tai nạn sẽ đến.

Sở dĩ có hình ảnh đáng thương như vậy, đa phần bạn đọc cho rằng, do hiện nay các em học sinh đang phải đi học quá sớm. “Con tôi bắt đầu học từ 6 giờ sáng, xong chương trình ở trường là 5 giờ chiều. Về ăn cơm tắm rửa xong là bò ra học bài đến tận 11-12 giờ đêm. Học như vậy thì liệu có kết quả tốt không?”, bạn đọc Van Dang kể và đặt vấn đề.

Hơn nữa, khi đến trường, đa phần các em học sinh, nhất là mẫu giáo, cấp 1 và cấp 2, khi bước vào tiết học đầu vẫn còn lờ đờ, ngái ngủ, thậm chí có những cháu ngủ gật, lăn cả xuống đất. Một giáo viên bậc tiểu học đã kể lại những tình huống trên và thừa nhận, đầu giờ học các cháu rất khó tiếp thu bài vở vì còn ngái ngủ.

Đồng quan điểm với đa số phụ huynh là hiện nay giờ nhập học của các con đang quá bất hợp lý, không có khoa học và phản giáo dục, bạn đọc NhungPhan bày tỏ: Mình cũng có con năm nay học lớp 9, giờ vào học cũng là 6h45.

Buổi chiều con còn phải học phụ đạo do cuối cấp. Chiều về ăn cơm, vệ sinh cá nhân xong rồi học bài cho ngày mai, đêm nào cháu cũng thức khuya đến 12h hoặc 1h đêm. Con ngủ ít quá mà đang tuổi dậy thì nên ảnh hưởng sức khỏe lắm luôn. Mụn không giảm nè, không tăng trưởng chiều cao nè…, thấp bé nhẹ cân mãi thôi!

“Hủy hoại sức khỏe con, hủy hoại tương lai. Rồi đến lớp học được gì? Hay ngồi cho hết giờ để đi học thêm. Cách giáo dục này không tốt cho thế hệ trẻ, không tốt cho tương lai đất nước. Ở các nước tiên tiến, trẻ nhỏ đến trường chơi vui là chính, rèn luyện kỹ năng, sức khỏe và rồi học nặng ở cuối cấp 3 và đại học”, bạn đọc Tran Van Manh bức xúc, nêu.

Phải thay đổi giờ học

Đi học sớm chẳng được lợi ích gì cho học sinh - Hình 2

Video đang HOT

Hình ảnh các học sinh không kịp ăn sáng ở nhà, mà vội vã ngồi ăn ở gốc cây ngoài cổng trường – Ảnh: NHƯ HÙNG

Nhiều bậc phụ huynh cũng đã phản hồi trên báo Tuổi Trẻ Online rằng, chính việc bắt học sinh đi học quá sớm và tan trường quá muộn như hiện nay, dường như chúng ta đang “cướp đi” tuổi thơ của các cháu.

Như bạn đọc Giang nêu quan điểm: Bất cứ lý do gì cũng không thể chấp nhận việc rút kiệt sức học sinh. Đi học để có kiến thức, chứ không phải lao động khổ sai. Một ngày các con phải học hai buổi rồi học thêm rồi bài tập về nhà… Giáo dục gì mà điên rồ vậy?

Bạn đọc có nick name Người Lái Đò: Sai thì phải sửa lại cho khoa học

Thật nực cười cho những lý do điều chỉnh giờ học của học sinh mà hai hiệu trưởng đưa ra như trong bài báo nêu – chủ yếu do kẹt xe, tiện cho một số phụ huynh tới sở làm.

Một quyết định ảnh hưởng lớn (tất cả học sinh, phụ huynh, giáo viên, hậu cần), lâu dài (ngày qua ngày, tháng qua tháng, năm này qua năm khác), trên diện rộng (từ mầm non lên THCS) mà chỉ dựa trên một vài lý do hết sức hời hợt như trên. Điều này đi trái lại với tự nhiên (chu kỳ sinh học của trẻ) và phương pháp giáo dục (lấy sinh viên làm trung tâm – Student Centered Approach).

Muốn đổi giờ sinh hoạt của học sinh thì trước tiên chúng ta cần dựa vào học sinh, ít nhất cũng có những căn cứ phù hợp, có thể là khoa học như chu kỳ sinh học của cơ thể như ý của BS Trương Hữu Khanh nêu trong bài và nhiều yếu tố khác một cách nghiêm túc.

Nếu sai thì cần sửa, đừng mang con em chúng ta ra hành hạ bằng những quyết định vô trách nhiệm, thiển cận (thiếu khoa học), thiếu giáo dục (phương pháp) ngay trong môi trường giáo dục từ những buổi ấu thơ.

“Mà nhìn xem kết quả học sinh, sinh viên giờ ra đời kiến thức rất hời hợt, thua xa những ông già như chúng tôi! Đó là sự thật, tôi không nói quá đâu! Vậy mục đích của chính sách đề ra cách giáo dục này là gì? Xã hội đã quá rõ. Hãy thẳng thắn nhìn nhận đi mọi người ơi và phải có thay đổi thôi, đừng hành hạ trẻ con nữa”, bác Giang kêu gọi.

So sánh với các nước, rất nhiều bạn đọc có dịp đi công tác nước ngoài đều thấy việc học của học sinh tại đây như “chơi mà học, học mà chơi”. Bạn đọc Đức Nguyên kể: Tôi có cơ hội đi đó đây, nói Việt Nam khác biệt thì đúng là có những điều thế giới không làm vậy nhưng Việt Nam lại làm.

“Cấp 1, 2, 3 tôi chưa thấy thế giới áp giờ học vào lúc 7h00 làm gì. Ở phương Tây, 8h30 hoặc 9h00 mới là giờ đi học của học sinh. Cái gì thu tiền thì chúng ta nói học phương Tây nhưng chẳng bao giờ cái lợi cho dân, cho học sinh thì học theo phương Tây cả”, bạn đọc Đức Nguyên nêu.

Lấy ngay trường hợp của mình ra làm ví dụ, bạn đọc có nick name 2 Cens cho biết con bạn hồi học bên Brisbane, Úc, lịch học của các cháu là 9h00 sáng – 3h00 chiều. Còn ở TP.HCM cũng như hầu hết các nơi hiện nay, giờ đến trường là 6h45 sáng đến 5h00 chiều. Quá bất cập!

Và không cần nhìn đâu xa, bạn đọc Định Trúc nói: Ngay tại các thành phố lớn của nước ta, các trường tư thục, nước ngoài cho các cháu đến trường trễ hơn trường công, có trường còn cho đón sớm mà vẫn đảm bảo lịch học.

“Trường công nên học tập các trường quốc tế, tư thục khi họ đã quy định giờ học từ 8h00 đến 8h30. Hồi trước các bác cứ phải đi nước ngoài để học hỏi, giờ nước ngoài họ đem (mô hình giáo dục ở các nước – PV) về tới Việt Nam lại không chịu học hỏi. Thậm chí còn coi mình tiến bộ hơn!?”, bạn đọc Quốc Kiệt, đồng quan điểm, bày tỏ.

Và bạn đọc Cao Đức Thiện mong mỏi: Các nhà giáo dục nên lắng nghe ý kiến thấu đáo này. Trẻ con cần ngủ đủ để phát triển toàn diện!

“Tha thiết đề nghị lãnh đạo TP.HCM và Sở Giáo dục và Đào tạo TP thay đổi giờ vào học như hiện nay – lúc 6h45. Bởi các cháu một đêm ngủ được 6 tiếng không đủ sức khỏe để học bài, không có thời gian vui chơi”, bạn đọc Lê Hoài Nam mong mỏi.

Giờ vào học quá sớm: Học sinh mỗi đêm chỉ ngủ 5-6 tiếng, để làm chi vậy?

Nhiều trường phổ thông công lập ở TP.HCM ấn định giờ vào học quá sớm khiến học sinh mệt mỏi và phụ huynh bị áp lực.

Giờ vào học quá sớm: Học sinh mỗi đêm chỉ ngủ 5-6 tiếng, để làm chi vậy? - Hình 1

Giờ học quá sớm khiến học sinh đến trường vẫn ngái ngủ - Ảnh: TỰ TRUNG

Anh N.V.H. - phụ huynh có con học lớp 6 Trường THCS Nguyễn Du (quận Gò Vấp, TP.HCM) - cho biết đầu năm học 2022-2023 anh bất ngờ khi nghe giáo viên chủ nhiệm của con thông báo học sinh phải có mặt tại trường lúc 6h45 để đúng 7h học tiết đầu tiên trong ngày.

"Tôi không hiểu trường xếp lịch vào học sớm như vậy để làm gì trong khi buổi chiều mới 16h15 đã ra về. Giờ đó phụ huynh chưa tan sở, làm sao đi đón con? Chưa kể buổi sáng các cháu phải dậy sớm, rất tội nghiệp. Như con nhà tôi phải dậy từ 5h45 để vệ sinh cá nhân rồi ăn sáng cho kịp đến trường".

Nỗi niềm phụ huynh

Tương tự, anh C. - phụ huynh có hai con học lớp 6 và lớp 9 Trường THCS Võ Trường Toản, quận 1 - thắc mắc: "Bé lớp 9 nhà tôi 6h45 phải có mặt ở trường, quá sớm! Tại sao trường không bố trí để học sinh bắt đầu giờ học từ 7h45? Nếu như vậy phụ huynh rất thuận tiện trong việc đưa đón con em, học sinh cũng không phải chịu áp lực khi phải dậy sớm và đi học sớm.

Con tôi năm nay học lớp cuối cấp nên các buổi tối cháu đều học thêm, sau giờ học thêm mới về nhà chuẩn bị bài cho ngày hôm sau. Do đó, sớm nhất thì 0h cháu mới được đi ngủ. Vậy mà sáng hôm sau 6h đã phải dậy, tính ra mỗi đêm cháu chỉ ngủ được 5-6 tiếng. Có bữa, cháu còn tâm sự với mẹ là những tiết đầu của buổi sáng con khó tập trung vì buồn ngủ quá, chỉ muốn gục xuống bàn để ngủ".

Không chỉ có bậc THCS, phóng viên Tuổi Trẻ cũng nhận được phản ảnh của nhiều phụ huynh có con học tiểu học ở quận Phú Nhuận. Họ cho rằng hiện nay các trường tiểu học ấn định giờ vào học quá sớm, có trường yêu cầu học sinh 6h45 có mặt tại trường để 7h vào học. Có trường cho học sinh vào học lúc 7h15, tức là 7h học sinh phải có mặt.

Chị L. - phụ huynh Trường tiểu học Nguyễn Đình Chính, quận Phú Nhuận - tâm sự: "Con tôi rất sợ đi học trễ. Vì đi học trễ bé sẽ bị cô giáo la, trừ điểm thi đua... Nhưng khổ nỗi đường đi buổi sáng thường xuyên kẹt xe. Bởi vậy nên con tôi không dám ăn sáng ở nhà vì sợ trễ học. Thường thì giờ ra chơi cháu mới ăn sáng.

Trong khi đó, những lớp bán trú mới 10h30 đã kết thúc giờ học buổi sáng và nhà trường cho học sinh ăn trưa. Đây là sự bất cập lớn vì lúc đó học sinh chưa đói, làm sao ăn trưa ngon miệng. Chưa kể việc cho học sinh ngủ trưa sớm quá thì nhiều bé khó ngủ - như con tôi - thường xuyên bị cô bảo mẫu nhắc nhở vì không chịu ngủ trưa".

Chị M. - phụ huynh Trường tiểu học Đặng Văn Ngữ - còn kể trước đây, Trường tiểu học Đặng Văn Ngữ quy định 6h45 học sinh phải có mặt ở trường. Năm nay, trường đổi mới theo hướng tiến bộ hơn với thời gian vô học trễ hơn năm trước 15 phút, tức 7h học sinh mới phải có mặt ở trường.

"Tại sao trường không ấn định 7h30 vô học cho thuận tiện, học sinh sẽ được ngủ thêm ít nhất 30 phút và có thời gian ăn sáng ở nhà? Vì các cháu đang tuổi ăn tuổi ngủ, mặc dù tối hôm trước ba mẹ bắt con đi ngủ trước 22h thì sáng hôm sau gọi mỏi miệng con vẫn không chui ra khỏi giường được. Nhất là thời điểm tháng 10, 11, 12 - thời tiết ở TP.HCM mát mẻ, ban đêm và buổi sáng hơi lạnh nên các cháu ngủ rất ngon.

Thế mà cứ 5h30 tôi phải đánh thức con dậy. Giờ vào học giãn ra thêm sẽ giảm bớt áp lực cho học sinh, phụ huynh và cả giáo viên. Vì tôi được biết cô giáo của con tôi nhà cũng ở xa trường, cô phải ra khỏi nhà từ 6h sáng để đi dạy" - chị M. nói.

Giờ vào học quá sớm: Học sinh mỗi đêm chỉ ngủ 5-6 tiếng, để làm chi vậy? - Hình 2

Phụ huynh đưa con đến trường tại một trường tiểu học ở huyện Nhà Bè, TP.HCM - Ảnh: TỰ TRUNG

Vì sao phải học sớm?

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, cô Trương Thị Đẹp - Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du - thông tin nhà trường thực hiện dạy tiết 1 từ 7h sáng đã nhiều năm nay với nhiều lý do như: thời điểm đó ít bị kẹt xe, thuận tiện cho những phụ huynh phải vào sở làm lúc 7h15 hoặc 7h30. Tuy nhiên, những em đi học trễ trường vẫn mở cổng cho học sinh vào lớp học.

Về việc học sinh phải có mặt tại trường lúc 6h45, cô Đẹp cho hay học sinh sẽ tập trung tại sân trường chứ không lên lớp ngay khi vào trường. Khi có tiếng trống báo hiệu giờ vào lớp, học sinh mới xếp hàng lên lớp của mình. Lúc ấy lớp học mới mở và giáo viên cũng sẽ vào lớp.

"Cách làm này nhằm tránh những trường hợp không hay xảy ra khi học sinh THCS đang có sự tò mò về giới tính cũng như tránh mất mát tài sản trong lớp khi giáo viên không có mặt. Về việc xếp thời khóa biểu sáng bốn tiết, chiều bốn tiết và học sinh nghỉ trưa quá sớm, chúng tôi đang cân nhắc để xếp lại theo hướng sáng năm tiết, chiều ba tiết để học sinh được ra về sớm hơn", cô Đẹp nói.

Còn ở Trường THCS Võ Trường Toản, quận 1, cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh - hiệu trưởng nhà trường - giải thích: "Trường THCS Võ Trường Toản nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Chỉ một đoạn đường ngắn vài kilômet trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm (đoạn từ Nguyễn Thị Minh Khai đến đường Nguyễn Hữu Cảnh) có đến năm ngôi trường từ mầm non đến THPT.

Do vậy, chúng tôi bắt buộc phải bố trí lệch giờ cho thời gian học sinh vào học, học sinh ra về. Như năm nay, học sinh khối 7, 9 có mặt ở trường lúc 6h45 để bắt đầu học từ tiết 1 lúc 7h, học sinh khối 6, 8 có mặt ở trường lúc 7h30 để bắt đầu học từ tiết 2 lúc 7h45, tránh kẹt xe và tình trạng ùn tắc trước cổng trường".

https://tuoitre.vn/di-hoc-som-chang-duoc-loi-ich-gi-cho-hoc-sinh-20221018110930249.htm
Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Niêm yết quyết định truy nã cặp vợ chồng đại gia ở TPHCMNiêm yết quyết định truy nã cặp vợ chồng đại gia ở TPHCM
5 giờ trước
Phu nhân hào môn Vbiz bị móc túi mất sạch tiền khi đi du lịch châu Âu, bàng hoàng vì mánh khóe siêu tinh viPhu nhân hào môn Vbiz bị móc túi mất sạch tiền khi đi du lịch châu Âu, bàng hoàng vì mánh khóe siêu tinh vi
4 giờ trước
Đoạn video phơi bày 2 chi tiết lộ cuộc sống thật của Vũ Cát Tường và Bí Đỏ sau lễ thành đôiĐoạn video phơi bày 2 chi tiết lộ cuộc sống thật của Vũ Cát Tường và Bí Đỏ sau lễ thành đôi
2 giờ trước
Chuyện tồi tệ gì đã xảy ra với ngọc nữ hạng A yêu lầm trai đểu bị cả showbiz cạch mặt?Chuyện tồi tệ gì đã xảy ra với ngọc nữ hạng A yêu lầm trai đểu bị cả showbiz cạch mặt?
6 giờ trước
Hiệu trưởng lên tiếng vụ xe chở giáo viên, học sinh tai nạn trên cao tốcHiệu trưởng lên tiếng vụ xe chở giáo viên, học sinh tai nạn trên cao tốc
5 giờ trước
Pháo lộ diện sau livestream khóc nấc vì ViruSs, có 1 thái độ đáng bànPháo lộ diện sau livestream khóc nấc vì ViruSs, có 1 thái độ đáng bàn
6 giờ trước
Clip Kim Soo Hyun khóc nức nở giữa nơi đông người gây xôn xaoClip Kim Soo Hyun khóc nức nở giữa nơi đông người gây xôn xao
5 giờ trước
Sự Nghiệp Chướng của Pháo bất ngờ "bay màu" khỏi Top Trending Việt NamSự Nghiệp Chướng của Pháo bất ngờ "bay màu" khỏi Top Trending Việt Nam
2 giờ trước

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

2 năm trước
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

2 năm trước
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

2 năm trước
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

2 năm trước
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

2 năm trước
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

2 năm trước
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

2 năm trước
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

2 năm trước
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

2 năm trước
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

2 năm trước
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

2 năm trước
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

2 năm trước
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xác minh nhóm "quái xế" lạng lách, tạt đầu ô tô trên cầu Nhật Tân

Xác minh nhóm "quái xế" lạng lách, tạt đầu ô tô trên cầu Nhật Tân

Pháp luật

2 phút trước
Chiều 30/3, Phòng CSGT Công an TP Hà Nội cho biết đơn vị đang củng cố hồ sơ, xử lý nhóm thanh niên lạng lách, tạt đầu ô tô trên cầu Nhật Tân.
Clip: Sao nữ "khóc đẹp nhất showbiz" hoảng loạn khi bị đàn anh hơn 34 tuổi đuổi theo quấy rối trên truyền hình

Clip: Sao nữ "khóc đẹp nhất showbiz" hoảng loạn khi bị đàn anh hơn 34 tuổi đuổi theo quấy rối trên truyền hình

Sao châu á

3 phút trước
Sáng 30/3, tờ Koreaboo đưa tin, nam danh hài Nhật Bản Egashira vừa trở thành tâm điểm chỉ trích trên mạng xã hội vì hành vi quấy rối công khai nữ diễn viên nổi tiếng Mei Nagano
Sắc vóc Diễm My 9X sau khi sinh con đầu lòng

Sắc vóc Diễm My 9X sau khi sinh con đầu lòng

Sao việt

7 phút trước
Diễm My 9X được khen ngày càng xinh đẹp, thần thái tràn đầy sức sống sau khi sinh con đầu lòng. Nữ diễn viên chia sẻ cô may mắn có sự đồng hành của mẹ chồng và ông xã trong việc chăm sóc con.
Quân đội Ukraine ra mắt đơn vị mới, cân nhắc thành lập lực lượng độc lập chưa từng có

Quân đội Ukraine ra mắt đơn vị mới, cân nhắc thành lập lực lượng độc lập chưa từng có

Thế giới

21 phút trước
Bà Chernohorenko nhấn mạnh rằng Cục Chính sách Không gian sẽ đóng vai trò điều phối chính trong các hoạt động không gian liên quan đến quốc phòng.
Lý do ngôi sao số 1 Hàn Quốc phải liên tục xin lỗi, một khoảnh khắc khiến triệu người xót xa

Lý do ngôi sao số 1 Hàn Quốc phải liên tục xin lỗi, một khoảnh khắc khiến triệu người xót xa

Nhạc quốc tế

26 phút trước
G-Dragon biểu diễn đẳng cấp ở concert đầu tiên sau gần 1 thập kỷ nhưng vẫn phải liên tục lên tiếng xin lỗi người hâm mộ.
Một Anh Tài bóng gió việc ý tưởng bị đạo nhái, fan Say Hi "nổi điên" làm bùng cuộc chiến mới với show Chông Gai!

Một Anh Tài bóng gió việc ý tưởng bị đạo nhái, fan Say Hi "nổi điên" làm bùng cuộc chiến mới với show Chông Gai!

Nhạc việt

30 phút trước
Vì 1 phát ngôn mà team Dương Domic bị nói là cướp ý tưởng của S.T. Dù sân khấu cuối cùng thành công, thì vấn đề này vẫn khiến các Gai con khó chịu.
Công thức pha nước chanh giải khát làm đẹp da

Công thức pha nước chanh giải khát làm đẹp da

Làm đẹp

51 phút trước
Với tác dụng cung cấp vitamin C của chanh tươi kết hợp thêm lá bạc hà có lượng tinh dầu giúp hạ sốt, chữa ngạt mũi, nhức đầu, hỗ trợ tiêu hóa, làm đẹp da.
Khi "cái chùa" ở cạnh "cái chợ": Anh trai mệt mỏi vì bài vở còn phải trông nhóc em siêu quậy chỉ mê ăn

Khi "cái chùa" ở cạnh "cái chợ": Anh trai mệt mỏi vì bài vở còn phải trông nhóc em siêu quậy chỉ mê ăn

Netizen

1 giờ trước
Trong gia đình, những khoảnh khắc tưởng chừng như bình thường lại luôn ẩn chứa những tình huống hài hước khiến ba mẹ không khỏi bật cười. Mới đây, cảnh tượng đối lập của 2 anh em trai khiến dân mạng cười sảng, cậu anh trai vừa học bài v...
Amad Diallo báo tin vui cho MU

Amad Diallo báo tin vui cho MU

Sao thể thao

1 giờ trước
Cầu thủ 22 tuổi đã ghi 9 bàn và góp 7 kiến tạo trên mọi đấu trường trước khi chấn thương vào tháng 2. Anh thậm chí còn ghi những bàn thắng quan trọng trong các trận đấu lớn với Man City và Liverpool.
Trúng số độc đắc đúng ngày 31/3/2025, định mệnh an bài, 3 con giáp khổ trước sướng sau, sự nghiệp phất lên ầm ầm, tiền tài rủng rỉnh

Trúng số độc đắc đúng ngày 31/3/2025, định mệnh an bài, 3 con giáp khổ trước sướng sau, sự nghiệp phất lên ầm ầm, tiền tài rủng rỉnh

Trắc nghiệm

4 giờ trước
3 con giáp khổ trước sướng sau, sự nghiệp phất lên ầm ầm, tiền tài rủng rỉnh.Những người tuổi Dậu có cách ứng xử khéo léo, thường thì cứ khó khăn họ lại thêm phần kiên cường.
Mát trời ăn cá kho cùng thứ này bao nhiêu cơm cũng hết

Mát trời ăn cá kho cùng thứ này bao nhiêu cơm cũng hết

Ẩm thực

4 giờ trước
Cá lóc kho dưa cải có phần thịt mềm rục xương nhưng đanh lại, không bị nát, dưa cải chua chua, thịt mỡ mềm mọng, béo tan trong miệng.