Đi du lịch, chơi mà học
Nếu biết kết hợp việc đi du lịch ở một quốc gia khác với việc trau dồi tiếng Anh thì hiệu quả đạt được đôi khi ngoài mong đợi.
Nói những câu đơn giản
Khi đi du lịch, đây là dịp để bạn giao lưu với mọi người từ nhu cầu ăn ở, đi lại đến tìm hiểu văn hóa, lịch sử… Trong giao tiếp, đặc biệt là giữa khách du lịch với người bản xứ thì ngôn ngữ không cần phải chuẩn mực, cầu kỳ mà chỉ cần nghe được, hiểu được. Vì vậy, không chỉ nói tiếng Anh, bạn còn sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể như cử chỉ, ánh mắt, giọng điệu để trao đổi.
Thạc sĩ Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng Trường CĐ nghề Du lịch Sài Gòn, chia sẻ: “Mục tiêu cuối cùng của giao tiếp khi đi du lịch là không bị đứt đoạn dù cuộc trò chuyện dài hay ngắn. Có thể bạn nói sai về ngữ pháp, văn phạm nhưng chỉ cần người đối diện hiểu bạn đang nói đến vấn đề gì là thành công. Do đó, thông thường những mẫu câu sử dụng khá đơn giản, dễ nói, dễ hiểu, thậm chí không cần phải nói nguyên văn một câu mà chỉ cần nói những từ quan trọng”. Thạc sĩ Xuân nhấn mạnh thêm, khi rơi vào một môi trường mà ngôn ngữ sử dụng duy nhất là tiếng Anh thì bắt buộc phản ứng của bạn sẽ là bật ra tiếng Anh để người khác có thể hiểu được. Vô hình trung bạn tư duy bằng tiếng Anh và học được cách nói một cách tự nhiên nhất. Có thể khi học ở lớp, bạn diễn đạt một ý nào đó gò theo khuôn mẫu nhưng khi ở môi trường tiếng Anh tự nhiên, bạn sẽ diễn đạt nhẹ nhàng, thoải mái và bản năng hơn nhiều.
Đi chơi vào những dịp lễ, tết cũng có thể học được tiếng Anh – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Trong khi đó, giảng viên Lê Văn Tuyên, phụ trách Khoa Tiếng Anh Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, đưa ra lời khuyên, khi đi du lịch cần phải hỏi đường hay nhờ giúp đỡ thì đừng nên loay hoay tìm từ tốt cho mình vì rất có thể khi quay ra thì người kia đã… đi mất rồi. “Trong tiếng Anh, có chiến lược sử dụng từ trong giao tiếp, nghĩa là nếu bạn quên không biết phải diễn đạt ý này như thế nào thì phải biết tìm từ khác, cách nói khác có thể đơn giản hơn để thay thế. Chẳng hạn khi bạn bị lạc đường, bạn không nhớ nổi cụm từ “lose the way” để nói “tôi bị lạc đường” thì bạn có thể nói là “Please tell me the way to the hotel where I am staying” (Làm ơn chỉ cho tôi đường về khách sạn mà tôi đang ở). “Trong bất cứ tình huống nào, bạn phải diễn đạt ý của mình bằng nhiều cách đơn giản khác nhau để người ta có thể hiểu được chứ không nhất thiết phải dùng một từ nào, câu nào trong khuôn mẫu” – giảng viên Lê Văn Tuyên nhấn mạnh thêm. Chính lúc bạn quên không thể nói một từ gì đó, khi người đối diện hiểu ra thì lập tức họ sẽ nói cho bạn biết, và tình huống đó giúp bạn nhớ rất lâu.
Hiệu quả khi du lịch dạng homestay
Lưu Diệu Hằng, sinh viên chuyên ngành hướng dẫn du lịch Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, cho biết: “Nếu thực sự bạn muốn vừa đi chơi vừa học được cái gì đó từ chuyến đi, thì bạn nên mang theo những cuốn sổ nhỏ để ghi chép lại những từ ngữ mới mà bạn vừa được làm quen. Đặc biệt, khi bạn đi du lịch dạng homestay, ở cùng với người bản xứ, hằng ngày tiếp xúc, trò chuyện với họ, sẽ có rất nhiều điều mới mẻ đáng để ghi nhớ”.
Video đang HOT
Khách du lịch “bụi” hoặc những bạn trẻ nước ngoài đang học tiếng Việt rất thích tìm đến những vùng xa, vào tận các làng bản, thôn xóm xa xôi để học ngôn ngữ Việt vì đó là thứ ngôn ngữ giản dị, tự nhiên, mang nhiều sắc thái vùng miền. Tương tự, bạn cũng nên làm vậy nếu muốn học tiếng Anh thông qua tìm hiểu văn hóa người bản xứ khi đi ngao du ở nước ngoài. “Nếu giao tiếp hằng ngày với người bản xứ tại nhà họ thì sẽ học được nhiều thứ bình dị, đời thường và phong phú nhất. Thậm chí có những từ ngữ không có trong từ điển, và từ điển cũng không chỉ cho bạn phải sử dụng nó thế nào, chỉ có thể học được từ thực tế thông qua việc nghe họ nói, nhờ họ giúp. Ở một khía cạnh nào đó thì du lịch “bụi” sẽ học được nhiều hơn là đi theo tour nhất định” – giảng viên Lê Văn Tuyên khẳng định.
Thạc sĩ Quỳnh Xuân lưu ý thêm, bạn nên tìm hiểu trước về văn hóa nước đó vì văn hóa sẽ dẫn đến ngôn ngữ, để cần tránh nói những từ gì, hành động gì gây những phiền phức không đáng có. Chẳng hạn người phương Tây không thích hỏi tuổi nên nếu mới làm quen thì chỉ nên nói về thời tiết, những chủ đề chung, không nên nói về những chuyện riêng tư như gia đình, con cái, tuổi tác…
Những mẫu đối thoại cần nhớ Theo giảng viên Lê Văn Tuyên, Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM, bạn cần “thủ” một vài câu tiếng Anh cần thiết để chuẩn bị cho chuyến đi. – Đến khách sạn đặt phòng: I’d like to reserve a hotel room/I need to reserve a room – Muốn sử dụng dịch vụ của khách sạn, chẳng hạn ủi đồ mà bạn không nhớ từ “ủi đồ”, có thể nói kèm theo động tác diễn tả: I need something to… (ngưng lại một chút) my shirt. – Rời khách sạn: I’m leaving. Here’s my key/I want to check out. Here’s my room key/My stay is over. Here’s the key to my room. – Gọi thức ăn: I’d like you to bring me some food/Could you bring me some food, please? Nếu muốn gọi một món đặc sản mà quên từ “speciality” bạn có thể dùng từ “special food” để thay thế. – Đi mua sắm: Is this on sale? Is this made of leather/silk/plastic…? How much is this skirt? Can I pay by credit card? That price is not acceptable/That price is not OK. – Quên đường: Can you tell me the way to the station/the hotel…I’ve lose the way, please tell me the way to the airport?
Chia sẻ kinh nghiệm Cố gắng nghe cách phát âm Phát âm của người bản xứ thường nối âm, nuốt âm còn khi học và nói tiếng Anh ở nhà thì giáo viên thường nói từng từ và chậm để học viên hiểu, cho nên khi nghe người nước ngoài nói bạn dễ bị lúng túng. Chính vì thế, bạn cần thiết phải nghe băng trong bất cứ giờ học nào và cố gắng tiếp xúc với nhiều người nước ngoài. Nếu kết bạn được với người bản xứ trong chuyến đi du lịch, nhờ họ làm “hướng dẫn viên” thì tiếng Anh của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh. Ban đầu nói về thời tiết, sở thích, sức khỏe, sau đó là giới thiệu về quê hương, gia đình. Những câu chuyện đó sẽ rèn cho bạn khả năng nghe, nói và học thêm được nhiều từ mới. Uyên Thy – học viên Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ Để ý khẩu hình Người Việt mình có thể học được rất nhiều từ, biết rất nhiều mẫu câu nhưng khi tiếp xúc trực tiếp với người nước ngoài lại phân vân không biết nên dùng từ nào cho phù hợp. Lúc đó nên diễn đạt những câu, từ sao cho đơn giản nhất, dễ nhớ nhất. Nếu ai làm việc trong môi trường có nhiều người nước ngoài sẽ có lợi thế rất lớn để học tiếng Anh. Bạn nên nghe họ nói, học cách phát âm, cách nói, biểu cảm gương mặt, cách nhấn câu… Hãy nhìn vào khẩu hình của họ sẽ giúp bạn biết được từ đó phải nói như thế nào. Học tiếng Anh cần có quá trình, có thời gian, bạn không nên để gián đoạn, cố gắng sử dụng tiếng Anh hằng ngày. Trước khi đi du lịch, bạn nên tìm mua những cuốn sách nhỏ gồm những tình huống, mẫu câu giao tiếp cơ bản mà bạn sẽ gặp trong quá trình ngao du của mình. Nguyễn Minh Tâm – bộ phận tuyển dụng Employment Vietnam của Công ty CP tư vấn Nhịp Cầu Vàng (TP.HCM) Học diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau Tôi thường vào các trang tin tức nước ngoài trên mạng để nghe những đoạn clip bằng tiếng Anh. Ban đầu cứ nghe cho quen tai với cách phát âm chuẩn trước đã, không cần phải hiểu ngay. Sau đó sẽ nhận diện được từ và câu. Nghe nhiều lần bạn sẽ hiểu được nội dung. Ngoài ra, tôi luôn tập diễn đạt cùng một ý mà bằng 3 cách khác nhau. Chẳng hạn “Tôi thích đi du lịch”: I love travel/My favourite is travel/I like to travel around… Với từ vựng, tôi hay học theo từng chủ đề như du lịch, thời trang, ẩm thực… Dù bạn không nhớ hết nhưng khi cần bạn sẽ dễ dàng để liên tưởng. Tuy nhiên, bạn học giỏi mấy mà không thường xuyên sử dụng thì khi gặp tình huống phải giao tiếp với người nước ngoài sẽ không phản ứng nhanh lẹ và sẽ cảm thấy ngượng ngùng, lúng túng. Lê Hoàng Ngân – nhân viên của Tổ chức Chứng nhận ISO tại TP.HCM
Theo TNO
Học ngoại ngữ: Giảng viên nói nhiều, sinh viên im
Giảng viên ngoại ngữ hiện nay còn nói quá nhiều, trong khi việc đó nên dành cho sinh viên, đấy mới là cách dạy ngoại ngữ hiệu quả.
Vì không phải các khoa chuyên ngành nên nhiều sinh viên vẫn chỉ coi ngoại ngữ như một môn "học mà chơi, chơi mà học". Đến khi ra trường, không ít người phải ngậm ngùi đi mua chứng chỉ ngoại ngữ hoặc phải cặm cụi đi học lại để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.
Học ngoại ngữ còn quá nặng về lý thuyết
Mặc dù đã ra trường 2 năm nhưng Lê Đức Hân (quê Việt Trì, Phú Thọ), cựu sinh viên Trường ĐH Xây dựng Hà Nội vẫn phải làm trái nghề vì chưa lấy được bằng do nợ môn Anh văn.
Hân cho biết: "Vì mãi đến lớp 12 mới được biết đến Anh văn nên chỉ học "vớ vẩn" để tập trung vào ôn thi ĐH. Do mất gốc nên vào ĐH học ngoại ngữ cứ như "vịt nghe sấm", càng không học được càng chán nên không biết đến bao giờ mới lấy được bằng ra".
Học ngoại ngữ trong các trường ĐH, CĐ vẫn chưa được giảng viên và sinh viên coi trọng (ảnh minh hoạ).
Tương tự, Nguyễn Thị Thương - cựu sinh viên Học viện Báo chí - Tuyên truyền cho biết: "4 kỳ học Anh văn thì cả 4 kỳ thi được... 5 điểm vớt. Các thầy cô cũng "thông cảm" với lớp đầu vào khối C nên hầu như khối này đầu vào ngoại ngữ thế nào thì đầu ra cũng chỉ vậy, không thêm được chữ nào".
Thương cũng cho biết thêm, để vào làm tại công ty truyền thông hiện tại, tối nào cô cũng phải đến trung tâm để học thêm tiếng Anh mà vẫn "chật vật" với các kỳ sát hạch của cơ quan.
Tại Hội thảo triển khai đề án ngoại ngữ ở các trường ĐH vừa được Bộ GDĐT tổ chức, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cũng phải công nhận: "Nếu ở môn học khác, bên cạnh những mặt còn hạn chế thì vẫn có những thành công, nhưng với môn ngoại ngữ dạy mãi mà học sinh, sinh viên vẫn không sử dụng được. Đó thật sự là một thất bại".
Một trong những nguyên nhân của tình trạng sinh viên không học được ngoại ngữ mà Bộ GDĐT chỉ ra là do chương trình học trong các trường ĐH, CĐ còn quá nặng về lý thuyết, ngoại ngữ mới chỉ được coi như một môn học kiến thức (ngữ pháp), chưa phải là môn học kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết).
TS Nguyễn Ngọc Hùng - Trưởng bộ phận thường trực Ban Quản lý đề án Ngoại ngữ quốc gia 2020 thì cho rằng: "Giảng viên ngoại ngữ hiện nay còn nói quá nhiều, trong khi việc đó nên dành cho sinh viên, đấy mới là cách dạy ngoại ngữ hiệu quả".
Ngoài ra, TS Dương Bạch Nhật - Trưởng khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Duy Tân còn cho rằng: "Do đầu vào sinh viên ở nhiều trình độ ngoại ngữ khác nhau nên các trường khó phân loại để đào tạo cho phù hợp".
Tối thiểu phải hiểu ý người nói
Để dần chấm dứt tình trạng cử nhân "mù" ngoại ngữ, Bộ GDĐT đã định hướng triển khai Đề án Ngoại ngữ quốc gia đến năm 2020 "vươn tới" các trường ĐH. Theo bà Nguyễn Thị Lê Hương - Vụ phó Vụ Giáo dục ĐH: "Đề án này sẽ hướng tới việc xác định điều kiện cần và đủ cho sinh viên tốt nghiệp là có trình độ ngoại ngữ nhất định". Theo đó, sinh viên tốt nghiệp các ngành không chuyên ngữ tối thiểu phải hiểu được ý chính của người nói, có thể xử lý được các tình huống.
Tuy nhiên, quy định này theo một số trường sẽ gặp nhiều khó khăn khi điều kiện vật chất và giáo viên còn chưa đủ chuẩn. Ông Nguyễn Ngọc Hùng cho rằng, để đạt được điều này phải thành lập được các khoa đào tạo ngoại ngữ ở những trường ĐH, CĐ đủ điều kiện và phát triển mạng lưới đào tạo giáo viên.
Bộ GDĐT đang dự kiến bổ sung thêm khối A1 (Toán, Lý, Anh văn) vào kỳ tuyển sinh ĐH - CĐ nhằm giải quyết vấn đề "đầu vào" tiếng Anh cho các trường đặc thù. Lãnh đạo nhiều trường ĐH hào hứng chờ đợi kết luận của Bộ vì nó sẽ gỡ được những khó khăn trong việc tuyển chọn những sinh viên có đầu vào đáp ứng được nhu cầu đào tạo, thoát khỏi cảnh phải "xấu hổ" với các doanh nghiệp khi phải "bàn giao" những lứa sinh viên... mù ngoại ngữ.
Theo DV
Khi cậu ấm cô chiêu vào quân đội Chưa thi học kỳ 2 xong, Hà Vy (9 tuổi, TP HCM) đã háo hức nhắc mẹ đăng ký tham gia các lớp kỹ năng hè. Mỗi cuối tuần sau khi tan lớp tiếng Anh ở trung tâm, cô bé lại cắp cặp sang rèn luyện tư duy ở khóa Thinking School. "Học kỹ năng chơi mà học rất vui, con có thể...