Đi cấp cứu vì thói quen nhiều người Việt thường làm khi đau đầu
Thấy đau đầu, người phụ nữ 38 tuổi tự uống thuốc giảm đau tại nhà nhưng không đỡ, sau đó ý thức chậm hơn, phải đi cấp cứu.
Bác sĩ chẩn đoán chị mắc loại bệnh nguy hiểm, thường xảy ra với người dưới 40 tuổi.
Bệnh nhân trú tại xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Trước khi vào viện 4 ngày, chị xuất hiện đau đầu, tự uống thuốc tại nhà nhưng không đỡ. Sau đó, ý thức của chị chậm hơn, được gia đình đưa vào Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cấp cứu.
Lúc này, bệnh nhân đã trong tình trạng ý thức chậm chạp, yếu tứ chi. Người bệnh được các bác sĩ chỉ định chụp cộng hưởng từ MRI, kết quả có hình ảnh nhồi máu não tại vị trí đồi thị 2 bên.
Nhận thấy nhồi máu đồi thị 2 bên là tổn thương khá bất thường, các bác sĩ của Trung tâm Đột quỵ đã hội chẩn và đặt ra nghi vấn về 1 bệnh lý khá hiếm gặp là huyết khối tĩnh mạch não.
Video đang HOT
Chỉ định chụp MRI sọ não có dựng xoang tĩnh mạch (TOP2D), xét nghiệm đông máu D-dimer tiếp tục được đưa ra. Kết quả xác định nghi vấn ban đầu là chắc chắn, bệnh nhân được điều trị theo phác đồ, dùng thuốc chống đông.
Sau điều trị, người bệnh tiến triển sức khoẻ tốt, từ hôn mê Glasgow 13 điểm, hiện tại tỉnh hoàn toàn (lên 15 điểm), cơ lực tay chân cải thiện, hiện có thể tự đi lại được.
Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Anh Minh, Đơn vị Cấp cứu – Điều trị tích cực, Trung tâm Đột quỵ, huyết khối tĩnh mạch não là một loại đột quỵ, trong đó huyết khối xảy ra ở phía tĩnh mạch của tuần hoàn não, dẫn đến tắc nghẽn một hoặc nhiều tĩnh mạch não và xoang tĩnh mạch màng cứng.
Căn bệnh này có tỷ lệ mắc hàng năm dao động từ 1,16 đến 2,02 trên 100.000, với tỷ lệ nữ/nam tỷ lệ 3:1, tuổi trung bình là 37 tuổi, tỷ lệ mắc trên 65 tuổi chỉ chiếm khoảng 8%.
Bệnh liên quan tới các yếu tố thoáng qua như thuốc tránh thai, mang thai, hậu sản, nhiễm trùng,…; các yếu tố vĩnh viễn gồm các bệnh lý đông máu bẩm sinh, các bệnh lý ác tính, tủy xương, hội chứng kháng Phospholipid,…
Biểu hiện của bệnh khá đa dạng, triệu chứng có thể gặp là đau đầu, co giật, tăng áp lực nội sọ (nhìn mờ, phù gai thị), liệt.
Ấu trùng sán rải rác trong não người đàn ông
Sau khi thăm khám, ngoài tuyến giáp 2 bên to bất thường, bệnh nhân ở Phú Thọ bất ngờ khi được bác sĩ thông báo có nhiều ấu trùng sán não.
Các bác sĩ Trung tâm y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) cho biết đã tiếp nhận người bệnh Đ.V.C. (66 tuổi, trú tại xã Thượng Cửu, huyện Thanh Sơn) trong tình trạng cổ to bất thường, kèm theo chóng mặt, đau đầu.
Ngay sau khi vào viện, người bệnh được TS.BS Phạm Tiến Chung, Giám đốc Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, tư vấn và chỉ định thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng. Kết quả cho thấy tuyến giáp của bệnh nhân 2 bên to, không đo được kích thước, nhu mô có nhiều nhân hỗn hợp...
Đáng chú ý, nhu mô não của bệnh nhân có hình ảnh rải rác các di chứng ấu trùng sán não và kèm theo tổn thương viêm đa xoang, xơ vữa vôi hóa động mạch cảnh hai bên.
Nhu mô não của bệnh nhân có hình ảnh rải rác các di chứng ấu trùng sán não. Ảnh: BVCC.
TS.BS Phạm Tiến Chung nhận định đây là trường hợp tuyến giáp to bất thường, rất hiếm gặp, kèm theo di chứng sán não nên đã giải thích và tư vấn cho người bệnh lên tuyến trên điều trị, tránh biến chứng xấu ảnh hưởng thêm tới sức khỏe.
"Hormone tuyến giáp ảnh hưởng tới hầu hết bộ phận trong cơ thể. Khi tuyến giáp xảy ra bất thường, cụ thể là tình trạng tăng hoặc giảm tiết hormone tuyến giáp quá mức có thể ảnh hưởng đến nhiều hoạt động và chức năng trong cơ thể", TS.BS Chung nói.
Theo ông, nguyên nhân mắc sán não là ăn phải ấu trùng sán dây lợn hoặc bò (thường do ăn thịt lợn hoặc bò tái, nem chạo hoặc thịt nướng chưa chín kỹ). Khi vào cơ thể, ấu trùng đi theo đường máu tới não, phổi, gan và gây bệnh. Nếu ấu trùng lên "tá túc" ở não sẽ gây bệnh ấu trùng sán não.
Người bệnh lúc này sẽ có biểu hiện, sốt cao, đau đầu, nôn do tăng áp lực nội sọ có thể dẫn đến co giật, thậm chí có trường hợp liệt mặt ngoại biên.
Để phòng tránh nhiễm ký sinh trùng, mọi người cần ăn chín uống sôi, vệ sinh tay trước khi ăn. Người lớn, trẻ nhỏ cần tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm một lần, không ăn tiết canh, thịt lợn tái, gỏi cá. Rau củ quả sống phải rửa dưới vòi nước và ngâm nước sát khuẩn trước khi ăn.
Khi thấy những dấu hiệu bất thường, mọi người không nên tự đoán bệnh, thay vào đó hãy thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và điều trị đúng theo phác đồ.
Cánh cổng sắt đổ vào đầu, bé gái 15 tháng tuổi bị chấn thương sọ não Trong lúc chơi tại gia đình, cánh cổng sắt bất ngờ đổ sập, đập vào vùng đầu khiến bé gái bị chấn thương sọ não nặng. Bé gái 15 tháng tuổi (trú tại huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) được người thân đưa vào cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ). Theo người nhà, khi bé đang chơi, bất...