Đau đầu ‘như búa bổ’ mỗi khi thay đổi thời tiết, làm sao để khắc phục?
Theo các bác sĩ, việc tăng hoặc giảm nhiệt độ có thể gây rối loạn co thắt mạch máu, từ đó làm thay đổi lưu thông máu trong cơ thể, khiến lượng máu lên não thay đổi, gây co thắt mạch máu trong não nên đau đầu.
Thường xuyên đau đầu khi thời tiết thay đổi
Gần đây, thời tiết Hà Nội thay đổi, ngày nắng nóng, tối mưa rào khiến chị Phương (41 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) liên tục gặp tình trạng đau đầu. Thậm chí, người phụ nữ này còn ví cơ thể mình giống như “máy dự báo thời tiết” vì hễ thời tiết sắp thay đổi là chị lại bị những cơn đau đầu hành hạ.
Theo chị Phương, có những lúc đầu đau như búa bổ nhưng không dám uống thuốc giảm đau vì sợ sau này sẽ bị lạm dụng thuốc. Nhưng với tình trạng cơ thể quá nhạy cảm mỗi khi mưa nắng thất thường cũng khiến chị vô cùng mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng công việc và cuộc sống.
Cũng là người hay bị đau đầu mỗi khi thời tiết thay đổi, anh Duy (ở Hoàng Mai, Hà Nội) dù đã dùng một số thực phẩm chức năng giúp bổ não nhưng tình trạng bị đau đầu vẫn lặp lại. Người đàn ông này luôn thắc mắc không biết “não mình có vấn đề gì không” và phải làm thế nào mới cải thiện được tình trạng đau đầu của mình.
Nhiều người thường bị đau đầu khi thay đổi thời tiết. Ảnh minh họa
Từng chia sẻ về việc nhiều người bị đau đầu khi thời tiết thay đổi, BS Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm Oxy cao áp Việt – Nga (Bộ Quốc phòng) cho biết, đau đầu mỗi khi thay đổi thời tiết là tình trạng xảy ra phổ biến đối với mọi lứa tuổi, có thể do nhiều nguyên nhân.
Theo đó, việc tăng hoặc giảm nhiệt độ có thể gây rối loạn co thắt mạch máu, từ đó làm thay đổi lưu thông máu trong cơ thể, khiến lượng máu lên não thay đổi, gây co thắt mạch máu trong não nên đau đầu.
Các cơn đau đầu có thể xảy ra do sự thay đổi của áp suất không khí. Áp suất bên ngoài giảm xuống sẽ tạo ra sự khác biệt (chênh lệch) giữa áp suất ở không khí bên ngoài và không khí bên trong xoang của cơ thể hay áp suất tai trong. Cơ thể tìm cách thích nghi, gây co thắt mạch máu não, chèn ép dây thần kinh, gây ra đau đầu, khó chịu.
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Neurology (Viện Nghiên cứu Thần kinh Hoa Kỳ), với mức tăng nhiệt độ khoảng 5C, thì trong ngày hôm sau, tỷ lệ người đau đầu phải nhập viện tăng lên 7,5%. Bên cạnh đó, khi áp suất không khí giảm, số người bị đau đầu trong 48 – 72 giờ sau đó cũng tăng lên.
Bên cạnh đó, theo BS Hoàng, nhiều người “nhạy cảm” với sự thay đổi của thời tiết. Họ thường là người làm nhiều công việc trí óc, căng thẳng, ngủ kém, rối loạn nội tiết (đặc biệt phụ nữ từ 40-50 tuổi là đối tượng nhiều nhất), ăn ngủ không điều độ. Nhóm người này bình thường đã hay đau đầu, gặp dịp thay đổi thời tiết lại dễ đau đầu hơn.
Ngoài ra, người bị thiếu máu như mắc bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia), thiếu sắt hoặc phụ nữ gần giai đoạn có chu kỳ kinh nguyệt, hormone thay đổi nội tiết… cũng dễ đau đầu khi thay đổi thời tiết.
Video đang HOT
Biểu hiện đau đầu khi thay đổi thời tiết đa dạng. Có người đau nửa đầu, có người đau theo nhịp đập của tim; thêm hoa mắt chóng mặt, sợ ánh sáng, buồn nôn, tê bì mặt…
Làm gì khi bị đau đầu khi thay đổi thời tiết?
Theo BS Nguyễn Huy Hoàng, trong trường hợp nếu lo lắng đau đầu có thể có bất thường mạch máu, nên đi khám, chụp CT, MRI để biết chính xác bản thân có bị bất thường (phình mạch máu não) hoặc có khối u nào trong não hay không. Hoặc nếu đau đầu ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, công việc, ví dụ một tuần 7 ngày nhưng có tới 2-3 ngày đau đầu cả buổi thì tốt nhất nên đi khám.
Khi bị đau đầu, nên nằm nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tránh căng thẳng, stress…
Hiện nay, nhiều người có thói quen, hễ đau đầu là dùng thuốc giảm đau. Điều này không được các chuyên gia khuyến cáo. Bởi nếu lạm dụng thuốc giảm đau sẽ gây tác dụng ngược khiến cơn đau dần trở thành đau đầu mạn tính hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn và gây tình trạng “nhờn” thuốc.
Theo tư vấn của các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh), khi bị đau đầu do thay đổi thời tiết, nên nằm nghỉ ở nơi yên tĩnh, thoáng khí với tư thế chân cao hơn đầu để máu lưu thông lên não tốt hơn. Sau đó nghỉ ngơi và ăn uống điều độ, cơn đau đầu sẽ dần thuyên giảm.
Tăng cường thể lực, bồi bổ cơ thể bằng các loại vitamin như B1, B6, B12…, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá; tập luyện thể thao giúp nâng cao thể lực, thích nghi với môi trường, góp phần làm thuyên giảm các cơn đau đầu khi thay đổi thời tiết.
Bên cạnh đó, giảm căng thẳng và stress. Nên tìm các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, hít thở sâu, hay thực hiện các hoạt động giải trí như đọc sách, nghe nhạc, thể thao.
Đồng thời, đảm bảo giấc ngủ đủ và chất lượng. Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể phục hồi năng lượng, tăng cường sức đề kháng. Thực hiện các thói quen tốt về giấc ngủ như tạo một môi trường yên tĩnh và thoáng mát, tránh sử dụng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ, và duy trì một lịch trình ngủ đều đặn. Những điều này sẽ giúp giảm các triệu chứng đau đầu mỗi khi thời tiết thay đổi.
Thuốc nào điều trị bệnh dịch hạch hiệu quả?
Bệnh dịch hạch do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Đây là một bệnh nhiễm trùng đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
1. Dịch hạch là gì?
Dịch hạch là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đe dọa tính mạng chủ yếu do trực cầu khuẩn gram âm hình que có tên là Yersinia pestis gây ra. Loại vi khuẩn này chủ yếu được tìm thấy ở các loài động vật gặm nhấm như chuột, sau đó lây truyền qua các loài côn trùng hút máu của những loài động vật này.
Nếu không điều trị bằng kháng sinh thích hợp và nhanh chóng, sự tiến triển của bệnh sẽ gây tử vong trong 30% đến 60% trường hợp. Bệnh dịch hạch có 3 thể lâm sàng là: Bệnh dịch hạch, dịch hạch nhiễm trùng huyết và dịch hạch thể viêm phổi. Các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau tùy theo loại bệnh và ngày mắc bệnh.
Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch chủ yếu được tìm thấy ở các loài động vật như gặm nhấm như chuột.
Dưới đây là một số triệu chứng nghiêm trọng của bệnh dịch hạch.
Sốt
Buồn nôn, nôn
Động kinh
Tiêu chảy
Đau đầu
Vấn đề về hô hấp
Sưng ở các khớp, đau cơ, khớp
Đau ở vùng bụng
Ho dữ dội kèm theo đau ở vùng ngực.
Chìa khóa để điều trị thành công bệnh dịch hạch là phát hiện sớm và dùng kháng sinh hiệu quả kịp thời. Nếu việc dùng kháng sinh trì hoãn sau 24 giờ, bệnh nhân thường tử vong.
2. Thuốc nào điều trị dịch hạch?
Trước khi có thuốc kháng sinh, việc điều trị bệnh dịch hạch chủ yếu bao gồm chăm sóc hỗ trợ và tỷ lệ tử vong cao, từ 66% đến 93%, đối với tất cả các dạng lâm sàng.
Với sự phát triển của thuốc kháng sinh đã cách mạng hóa việc điều trị bệnh dịch hạch. Bệnh nhân mắc bệnh dịch hạch phổi, trước đây được coi là không thể chữa khỏi, đã có thể phục hồi khi được điều trị trong vòng 24 giờ đầu tiên kể từ khi xuất hiện triệu chứng.
Nếu không điều trị bằng kháng sinh thích hợp và nhanh chóng, sự tiến triển của bệnh sẽ gây tử vong.
Theo khuyến cáo về điều trị kháng khuẩn cho bệnh dịch hạch, các thuốc kháng sinh thuốc nhóm aminoglycoside và fluoroquinolone là trụ cột của điều trị kháng khuẩn cho bệnh dịch hạch, trong khi tetracycline, chloramphenicol và trimethoprim-sulfamethoxazole (TMP-SMX) cũng có thể là các lựa chọn để điều trị tùy thuộc vào độ tuổi và tình trạng của bệnh nhân.
Tuy nhiên, một nghiên cứu về bệnh dịch hạch ở Việt Nam cho thấy những bệnh nhân được điều trị bằng TMP-SMX có thời gian sốt dài hơn và có thể phát triển một số biến chứng. Hơn nữa, Tổ chức Y tế Thế giới không khuyến cáo dùng chloramphenicol làm liệu pháp điều trị bệnh dịch hạch vì những tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc, bao gồm ức chế tủy xương có thể hồi phục, thiếu máu bất sản... Tetracycline có ít tác dụng phụ lớn, nhưng chúng chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.
Streptomycin và gentamycin là kháng sinh thuộc nhóm aminoglysoside, trong đó streptomycin là kháng sinh hiệu quả nhất trong điều trị dịch hạch, có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với kháng sinh khác nhưng cần thận trọng với bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
Cùng với việc điều trị bệnh bằng kháng sinh, cần kết hợp với điều trị các triệu chứng của bệnh bao gồm: Hạ sốt, giảm đau, truyền dịch, chống suy đa phủ tạng, hồi sức tích cực trong những thể nặng, hạch mủ cần chích rạch và tháo mủ.
Các trường hợp mắc bệnh dịch hạch phổi được coi là có khả năng lây nhiễm trong suốt thời gian bệnh có triệu chứng và trong 72 giờ sau khi bắt đầu điều trị bằng kháng sinh. Những người đã tiếp xúc trực tiếp hoặc sống chung nhà với một trường hợp mắc bệnh dịch hạch phổi trong thời gian lây nhiễm nên điều trị dự phòng bằng kháng sinh và theo dõi các triệu chứng trong 7 ngày. Nếu những người tiếp xúc với trường hợp mắc bệnh dịch hạch phổi không thể được điều trị dự phòng bằng kháng sinh, nên được cách ly nghiêm ngặt trong thời gian 7 ngày.
3. Làm gì để phòng ngừa dịch hạch?
Hiện nay đã có phương pháp điều trị hiệu quả nên các đợt bùng phát dịch hạch ít xảy ra. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới vẫn báo cáo 1000-2000 ca bệnh dịch hạch mỗi năm và số ca thực tế có thể cao hơn nhiều.
Để phòng ngừa dịch hạch, điều quan trọng là phải hạn chế tiếp xúc của con người với các loài gặm nhấm như chuột, sóc... cũng như theo dõi những loài động vật này trong tự nhiên để phát hiện sớm các dấu hiệu bùng phát dịch bệnh. Cần phải cách ly bất kỳ người nào đã tiếp xúc với người được chẩn đoán mắc bệnh dịch hạch.
Bé trai 8 tuổi lên cơn dại sau 1 tháng bị chó cắn vào má Trước khi vào viện 1 tháng, bệnh nhân bị chó cắn vào má phải. Gia đình cho bé tiêm phòng uốn ván nhưng không tiêm phòng dại. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ngày 22-8 cho biết tại đây vừa tiếp nhận bệnh nhân nam, 8 tuổi, được Bệnh viện Đa khoa Sơn La chuyển đến với chẩn đoán theo dõi bệnh...