Chủ quan khi bị chó dại cắn, người phụ nữ t.ử von.g sau đó 3 tháng
Ngày 8/9, Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai xác nhận trên địa bàn huyện vừa ghi nhận một trường hợp t.ử von.g do mắc bệnh dại.
Bệnh nhân là bà N.T.N.B (SN 1980) tạm trú tại xã Xuân Hưng, huyện Xuân Lộc…
Trước đó, vợ chồng bà B xin được một con chó con về nuôi. Khoảng cuối tháng 5, thấy con chó bị ốm, bà B cùng chồng là ông N.V.T (SN 1971) cho chó uống thuố.c. Cả hai bị chó cắn nhẹ vào tay. Sau đó, hai vợ chồng bà B ra một phòng khám tư nhân để xử lý vết thương nhưng không tiêm phòng bệnh dại. Riêng con chó cắn hai vợ chồng bà B đã chế.t sau đó 5 ngày.
Ông T được tiêm phòng bệnh dại sau khi vợ t.ử von.g.
Ngày 29/8 vừa qua bà B bắt đầu lên cơn sốt. Tối cùng ngày, bà có triệu chứng sợ nước, sợ gió, đau đầu, mệt mỏi nên đến Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc khám, sau đó chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh điều trị và được chẩn đoán dương tính với virus dại.
Ngày 30/8 bà B đã t.ử von.g. Trong ngày, ông T đến Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc để tiêm huyết thanh phòng dại. Do trung tâm không có huyết thanh nên ông T được hướng dẫn lên tuyến trên để tiêm phòng.
Hiện ông T vẫn khỏe mạnh. Qua điều tra dịch tễ chưa khẳng định được nguồn lây mầm bệnh dại. Xung quanh khu vực nhà bà B có 23 con chó, đa số đều chưa được tiêm phòng bệnh dại.
Liên quan ổ dịch trên, UBND huyện Xuân Lộc đã ban hành công văn hỏa tốc về việc khẩn trương thực hiện phòng, chống bệnh dại trên địa bàn huyện. Trong đó yêu cầu các hộ gia đình trong khu vực ổ dịch chó dại tại xã Xuân Hưng thực hiện nuôi nhốt và theo dõi đàn chó, mèo.
Người dân vẫn chủ quan với bệnh dại
Dù là bệnh có tỷ lệ t.ử von.g 100%, nhưng thực tế cho thấy người dân vẫn chủ quan với căn bệnh này.
T.ử von.g 100% nếu mắc bệnh
Bị chó dại cắn từ tháng 2/2024 nhưng anh Điểu KRốt (48 tuổ.i, thôn 1, xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng), không đi tiêm vắc-xin dại. Ngày 14/6/2024, anh Điểu KRốt được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước với các triệu chứng trở nặng như nóng sốt, vật vã, sợ gió, sợ nước.
Video đang HOT
Dù là bệnh có tỷ lệ t.ử von.g 100% nhưng thực tế cho thấy người dân vẫn chủ quan với căn bệnh này.
Sau đó, anh Điểu KRốt được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM được chuẩn đoán nghi ngờ bệnh dại lên cơn. Đến ngày 17/6, bệnh nhân KRốt đã t.ử von.g.
Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhân nữ, 72 tuổ.i ở Hòa Bình được chuyển đến khoa Cấp cứu, trong tình trạng phải thở máy.
Bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi dại, uốn ván, sốc nhiễm khuẩn. Người nhà bệnh nhân cho biết, ngày 1/4, bệnh nhân bị chó cắn vào chân (chó con mới đẻ được 3 tháng, chưa được tiêm phòng dại). Ngay khi cắn, con chó đã bị đậ.p chế.t.
Khi các vết thương chả.y má.u, bệnh nhân t.ự sá.t khuẩn bằng cồn tại nhà. Vì chủ quan, bệnh nhân cũng không đi tiêm phòng dạ
4 ngày gần đây, bệnh nhân xuất hiện đau đầu, buồn nôn, nôn nhiều, cảm giác sợ nước, sợ gió, co cứng tay chân 2 lần ~ 10 phút. Bệnh nhân được chuyển đến cơ sở y tế điều trị trong tình trạng thở co kéo cơ hô hấp.
Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy, dùng kháng sinh, vận mạch, an thần... Bệnh nhân được chẩn đoán, theo dõi dại và uốn ván; viêm phổi theo dõi apces gan/ tăng huyết áp và được chuyển đến khoa Cấp cứu.
Khi làm xét nghiệm PCR nước bọt, dịch não tủy có kết quả dương tính với virus dại. Bệnh nhân được bác sĩ giải thích tiên lượng nặng, nguy cơ t.ử von.g, gia đình ký hồ sơ xin về chăm sóc tại nhà.
Theo các bác sĩ, bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus dại gây nên. Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương.
Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến t.ử von.g. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ t.ử von.g gần như 100% (đối với cả người và động vật).
Bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc-xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc-xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.
Trước đó, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho biết thống kê tại 17 tỉnh, thành phố đã ghi nhận 29 ca t.ử von.g do bệnh dại trong 4 tháng năm 2024 , tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Theo TS.Hoàng Minh Đức, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, 100% số ca t.ử von.g dại do không đi tiêm vắc-xin phòng dại, tiêm muộn hoặc không đúng chỉ định.
Cùng đó, có đến 43,8% người dân chủ quan cho rằng chó nhà cắn tại thời điểm chó đang bình thường nên không đi tiêm vắc-xin phòng dại.
Từ năm 2023 đến nay, tình hình bệnh dại tại Việt Nam diễn biến phức tạp; từ đầu năm 2024, số ca mắc tiếp tục gia tăng đột biến với 27 trường hợp t.ử von.g do dại, tăng 16 ca so với cùng kỳ năm ngoái (~170%).
Phòng bệnh bằng vắc-xin
Theo đại diện Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nguy cơ lây nhiễm bệnh dại từ động vật sang người vẫn tiếp tục do tỷ lệ tiêm vắc-xin phòng dại trên tổng đàn chó, mèo còn thấp; công tác quản lý đàn chó, mèo còn hạn chế; nhận thức của người dân còn hạn chế.
Bệnh dại là căn bệnh vô cùng nguy hiểm khi phát bệnh, người đã bị bệnh dại gần như t.ử von.g 100%; biện pháp duy nhất để cứu người khi bị chó mèo dại cắn là tiêm vắc-xin dại càng sớm càng tốt.
Bệnh dại hiện chưa có thuố.c điều trị đặc hiệu, tuy nhiên hoàn toàn có thể phòng tránh được. Để chủ động phòng chống bệnh dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Người dân nuôi chó, mèo cần tiêm vắc-xin phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y; nuôi chó phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm.
Không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo. Khi bị chó, mèo cắn cần rửa vết thương dưới vòi nước chảy ngay lập tức với xà phòng liên tục 15 phút; nếu không có xà phòng có thể xối rửa vết thương bằng nước thông thường. Sau đó, vết thương cần được rửa sạch với cồn 70% hoặc cồn iod; hạn chế làm dập vết thương và không băng kín vết thương.
Kịp thời đến cơ sở y tế để khám, tư vấn và tiêm vắc-xin phòng dại, huyết thanh kháng dại; tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa trị.
Truyền thông, hướng dẫn cho tr.ẻ e.m cách phòng tránh chó, mèo cắn và thông báo ngay cho cha, mẹ hoặc người thân sau khi bị chó, mèo
Bệnh dại có thể phòng ngừa được bằng vắc-xin. Vắc-xin phòng dại không gây hại cho người tiêm. Vắc-xin phòng dại được sản xuất từ vi-rút dại đã bất hoạt do đó không có khả năng gây bệnh, không ảnh hưởng đến trí nhớ và các vấn đề thần kinh khác.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân đừng ngần ngại, hay do dự tiêm vắc-xin phòng dại khi bị chó hoặc động vật cắn. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, xử trí kịp thời.
Bác sĩ Nguyễn Tuấn Hải, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho hay, người dân nếu có điều kiện có thể tiến hành tiêm vắc-xin dự phòng trước phơi nhiễm dại.
Theo đó, nếu tiêm dự phòng, chỉ cần tiêm 3 mũi, hoàn toàn linh động về mặt thời gian. Khi chẳng may bị chó, mèo cắn, lịch tiêm sẽ đơn giản hơn, chỉ cần tiêm 2 mũi vắc-xin mà không cần phải tiêm huyết thanh kháng dại kể cả khi vết thương nặng, vị trí cắn gần với thần kinh trung ương hoặc nơi tập trung nhiều dây thần kinh.
Trong khi đó, nếu không tiêm phòng dại trước khi bị chó, mèo cắn thì cần phải tiêm 5 mũi với thời gian khắt khe trong một tháng, đặc biệt là trường hợp bị vết thương nặng, vị trí trọng yếu thì cần phải tiêm huyết thanh, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý và lịch sinh hoạt cũng như là phải chịu đựng đa.u đớ.n hơn và nhiều tác dụng phụ hơn.
Đặc biệt, ở vùng sâu, vùng xa, không phải lúc nào huyết thanh kháng dại và vắc-xin cũng luôn sẵn sàng, có những thời điểm khan hiếm khiến do người dân bị động vật cắn rất hoang mang, lo sợ.
Đối với tr.ẻ e.m, việc tiêm ngừa dại trước phơi nhiễm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì tr.ẻ e.m thường không để ý đến những vết thương do động vật gây ra trong quá trình đùa với thú cưng bị xây sát và có thể trẻ quên mất việc cần thông báo cho bố mẹ biết (trừ trường hợp nặng).
Hơn nữa, tr.ẻ e.m có cơ thể thấp nên khi bị chó cắn thường sẽ bị ở đầu, mặt, cổ nhiều hơn là người lớn, đó cũng là nguyên nhân khiến virus dại di chuyển nhanh hơn lên hệ thần kinh trung ương và gây bệnh nhanh.
Ngoài ra, trước lo ngại vắc-xin phòng bệnh dại có tác dụng phụ, ảnh hưởng hệ thần kinh, gây mất trí nhớ, bác sĩ Chính cho biết vắc-xin thế hệ cũ tồn tại vấn đề này.
Tuy nhiên, hiện nay vắc-xin phòng dại đã được sản xuất bởi công nghệ hiện đại, không chứa các tế bào thần kinh nên không gây hại và không ảnh hưởng đến sức khỏe hay trí nhớ của người dùng.
Vắc-xin dại thế hệ mới dùng kỹ thuật ly tâm phân đoạn, đảm bảo tạp chất ở mức thấp và tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (thấp hơn 10 nanogram mỗi liều).
Một số loại vắc-xin không sử dụng chất bảo quản thimerosal (thủy ngân), do đó vắc-xin dại thế hệ mới cũng giảm tối đa các tác dụng phụ tại chỗ như sưng, đau, sốt... so với vắc-xin thế hệ cũ đã ngừng sử dụng.
Dấu hiệu nhận biết chó bị nhiễm virus dại và cách phòng ngừa Biểu hiện bệnh dại ở chó cần lưu ý chính là con ngươi của chó thường sẽ mở ra rất to, đáng sợ kèm theo chảy nước dãi và sùi bọt mép... Nhận biết chó bị dại Ngày 5/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Thừa Thiên - Huế cho biết đơn vị này đang theo dõi, điều trị cho một bé...