Di căn ung thư: Xác định những ‘kẻ gây rối’ từ bên trong
Các nhà nghiên cứu từ Viện Ung thư Hà Lan và Viện Oncode đã phân tích hơn 4.000 khối u và lập danh mục chi tiết về các loại vi khuẩn đặc biệt.
Theo SciTech Daily, nhóm tác giả dẫn đầu bởi các nhà nghiên cứu Emile Voest và Lodewyk Wessels đã tìm kiếm các vi khuẩn sống cộng sinh trong khối u di căn của 26 loại ung thư, từ đó làm sáng tỏ sự đa dạng của chúng cũng như cách chúng tương tác với căn bệnh.
Có rất nhiều loài vi khuẩn cộng sinh trong môi trường các loại khối u di căn khác nhau, tác động tích cực hoặc tiêu cực đến bệnh ung thư và quá trình điều trị – Ảnh đồ họa AI
Bằng cách phân tích DNA, họ chứng minh sự hiện diện của những thứ không thuộc về con người – chính là vật liệu từ các vi khuẩn, sau đó tìm hiểu về chúng.
Tiếp theo, sử dụng sức mạnh máy học, các tác giả đã xác định vi khuẩn nào tập trung ở đâu, từ đó chỉ ra các loại vi khuẩn gắn liền với một số dạng ung thư nhất định, theo những cách nhất định.
Video đang HOT
Hầu hết vi khuẩn trong cơ thể người cư trú ở ruột kết. Tuy vậy, ngoài dự liệu, không chỉ khối u ruột kết mới chứa nhiều vi khuẩn.
Các cộng đồng bé nhỏ này cư trú đông đảo trong nhiều loại ung thư khác nhau, tác động đến khối u và môi trường xung quanh theo các cách khác nhau.
Ví dụ, ở bệnh nhân ung thư phổi và nhiễm vi khuẩn Fusso trong quá trình di căn, các nhà khoa học nhận thấy cộng đồng vi khuẩn ở đâu càng đa dạng thì các tế bào khối u lân cận càng mạnh mẽ hơn, lây lan dữ dội hơn.
Ngoài ra, sự hiện diện của vi khuẩn này khiến các bệnh nhân ung thư phổi phản ứng kém hơn với các liệu pháp miễn dịch nhằm điều trị căn bệnh.
Tác dụng của các loài vi khuẩn khác nhau lên các kiểu khối u khác nhau rất đa dạng: cản trở hoặc giúp đỡ bệnh ung thư tiến triển; cản trở hoặc giúp đỡ biện pháp trị liệu. Vì vậy, có thể nói mối quan hệ cộng sinh này có cả mặt tích cực và tiêu cực.
“Công việc của chúng tôi mở ra cánh cửa khám phá các hình thức điều trị mới, chẳng hạn các biện pháp chống lại một số vi khuẩn giúp ích cho khối u” – đồng tác giả Iris Mimpen cho biết.
Công việc này cũng giúp các nhà khoa học hiểu được môi trường phức tạp của các khối u đã hoạt động như thế nào trong bệnh ung thư. Đó là môi trường mà mọi loại tế bào, bao gồm vi khuẩn, sống cùng nhau và ảnh hưởng lẫn nhau.
Ung thư phổi ngày càng trẻ hóa
Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ hai về tỷ lệ mắc mới với hơn 26.000 ca và tỷ lệ tử vong là gần 24.000 ca hằng năm cho cả hai giới nam, nữ.
Kết quả chụp cắt lớp vi tính phổi của bệnh nhân, phát hiện khối u thùy trên phổi trái rất to 9x12 cm. Ảnh: BVCC
Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, Phú Thọ tiếp nhận bệnh nhân nữ 34 tuổi, đi khám vì đau bả vai trái khoảng 3 năm, đau âm ỉ, uống thuốc giảm đau lúc đầu đỡ, về sau không đỡ đau.
Bệnh nhân đến khám, được bác sĩ tư vấn chụp cắt lớp vi tính phổi thì phát hiện khối u thùy trên phổi trái rất to 9x12 cm. Kết quả sinh thiết bệnh nhân mắc ung thư phổi.
Khai thác tiền sử bố mẹ bệnh nhân không ai mắc ung thư. Song, chồng bệnh nhân nghiện thuốc lá gần 20 năm nay. Các bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương cho biết, nghi ngờ bệnh nhân hút thuốc lá thụ động chính là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh nói trên, vì vấn đề này đã được giới y học ghi nhận.
Ung thư phổi là một trong 3 loại ung thư phổ biến thường gặp nhất. Trong các bệnh ung thư trên thế giới, ung thư phổi cũng gây tử vong hàng đầu. Tại Việt Nam, ung thư phổi đứng hàng thứ hai về tỷ lệ mắc mới với hơn 26.000 ca và tỷ lệ tử vong là gần 24.000 ca hằng năm cho cả hai giới nam, nữ.
Đáng báo động hơn khi tình trạng người trẻ tuổi mắc ung thư phổi như bệnh nhân nói trên đang dần trở nên không hề hãn hữu. Thực tế thăm khám, điều trị tại các bệnh viện đang ghi nhận tỷ lệ trẻ hóa trong ung thư phổi ngày càng nhiều.
Theo PGS.TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, giống như các loại bệnh ung thư khác, tỷ lệ mắc ung thư phổi ngày càng trẻ hóa. Nếu như trước đây chỉ tiếp nhận các trường hợp trên 50 tuổi mắc ung thư phổi thì hiện nay gặp cả những bệnh nhân dưới 40 tuổi. Đặc biệt, không chỉ có nam giới mà nữ giới cũng mắc bệnh này.
Chuyên gia lý giải thêm, có 2 nguyên nhân chính dẫn tới ung thư phổi. Việc sử dụng thuốc lá, thuốc lào chiếm 80% nguyên nhân gây ung thư phổi. Nguyên nhân khác là do di truyền, chiếm 20% tổng nguyên nhân gây nên căn bệnh này.
Cách tốt nhất để phòng tránh ung thư phổi là nói không với thuốc lá. Điều đáng nói, những người hít phải khói thuốc lá cũng tiếp xúc với các tác nhân gây ung thư tương tự như những người hút thuốc, mặc dù với số lượng nhỏ hơn. Chính vì vậy, cần hạn chế đến các khu vực nơi mọi người hút thuốc hoặc yêu cầu người hút thuốc ra xa nơi mình làm việc.
Do vậy, bác sĩ nhấn mạnh, hãy bỏ thuốc lá càng sớm càng tốt để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như mọi thành viên trong gia đình. Đặc biệt, khi có dấu hiệu bất thường như đau, ho kéo dài dùng thuốc không đỡ cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám và kiểm tra sức khỏe.
Yếu tố tăng nguy cơ mắc ung thư ở người trẻ Lão hóa sớm có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở người trẻ. Đây là kết quả nghiên cứu mới được công bố tại Mỹ. Theo nghiên cứu, những người sinh sau năm 1965 có nguy cơ bị lão hóa sớm hơn 17% so với người sinh vào các thập kỷ trước đó. Kết quả nghiên cứu trên được công bố...