ĐHQGHN: ĐH Khoa học Tự nhiên dự kiến sẽ tăng chỉ tiêu nhiều ngành học
Ngày 30/11, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai công tác tuyển sinh 2011. Theo đó, dự kiến sẽ có nhiều thay đổi trong tuyển sinh 2011 để đáp ứng nhu cầu người học.
Theo thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội, tại hội nghị, nhiều đại biểu nhấn mạnh đến khó khăn chung về đầu vào đối với các ngành khoa học cơ bản. Trên thực tế, có nhiều ngành học có nhu cầu xã hội cao, ra trường dễ xin việc làm tại các tỉnh, địa phương, trong khi đa phần sinh viên sau khi ra trường lại mong muốn ở lại các thành phố lớn. Một số ngành học như Công nghệ Biển, Khoa học Vật liệu, Khí tượng Thủy văn… là những ngành học đang trong tình trạng có nhu cầu xã hội cao nhưng khó tuyển sinh.
Các đại biểu đề nghị, đối với một số ngành học, chương trình đào tạo khó tuyển, nhà trường có thể tạm dừng tuyển sinh để điều chỉnh và tìm hiểu thêm về nhu cầu xã hội và tăng chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành dễ tuyển, có nhu cầu xã hội cao. Một số ngành khoa học cơ bản khó tuyển sinh nhưng là nhiệm vụ chiến lược, có vai trò quan trọng trong phát triển nhân lực của đất nước, nhà trường cần đề nghị ĐHQGHN linh động trong áp dụng điểm sàn để thu hút thí sinh đăng ký.
Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Phạm Trọng Quát, Phó Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho rằng: “Nhà trường cần công khai việc đáp ứng nhu cầu xã hội của từng ngành đào tạo, công khai các chuẩn đầu ra. Đối với những ngành khoa học cơ bản có vai trò chiến lược trong đào tạo nhân lực cho đất nước, nhà trường và ĐHQGHN cần có những đề xuất chính thức lên cấp trên để có những ưu đãi đặc biệt cho sinh viên, cán bộ làm trong các ngành này, từ đó sẽ cải thiện được khó khăn trong khâu tuyển sinh”.
Về điểm sàn, PGS.TS Quát cho biết, sẽ cân nhắc khả năng điều tiết trên cơ sở đảm bảo lợi ích chung cho sinh viên các khóa, các ngành, đồng thời đảm bảo yêu cầu đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên hiện đang đào tạo cử nhân khoa học và cử nhân công nghệ thuộc 22 ngành học với 43 chương trình đào tạo. Theo lãnh đạo nhà trường với chủ trương đảm bảo chất lượng đào tạo nên sẽ giữ ổn định quy mô tuyển sinh. Dự kiến chỉ tiêu năm 2011 của trường là 1.310.
(ảnh minh họa)
Video đang HOT
Theo lãnh đạo nhà trường, trường có nhiều ngành học “ưu tiên” cho sinh viên được học thêm chuyên ngành thứ 2 tại ĐH khác. Cụ thể, thí sinh trúng tuyển các ngành Vật lý, Khoa học vật liệu, Công nghệ hạt nhân, Hóa học và Công nghệ hóa học nếu có nguyện vọng sẽ được xét tuyển vào lớp học tăng cường tiếng Pháp do Tổ chức ĐH Pháp ngữ (AUF) tài trợ.
SV ngành Khí tượng học, Thủy văn học, Hải dương học có cơ hội học thêm ngành thứ hai Công nghệ thông tin của Trường ĐH Công nghệ; SV các ngành Vật lý, Khoa học Vật liệu, Công nghệ Hạt nhân có cơ hội học thêm ngành thứ hai Công nghệ Điện tử-Viễn thông của Trường ĐH Công nghệ; SV ngành Quản lý tài nguyên thiên nhiên có cơ hội học thêm ngành thứ hai Kinh tế phát triển của Trường ĐH Kinh tế; SV ngành Địa lý có cơ hội học thêm ngành thứ hai Địa chính và SV ngành Địa chính có cơ hội học thêm ngành thứ hai Địa lý của Trường.
Về chương trình đào tạo cử nhân khoa học tài năng của trường,các ngành Toán học, Toán – Cơ, Vật lí, Hóa học, Sinh học dành cho những SV đặc biệt xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản để tạo nguồn nhân tài cho đất nước. Sau khi trúng tuyển nhập học, SV được đăng ký xét tuyển vào hệ tài năng theo quy định riêng. Ngoài các chế độ dành cho SV chính quy đại trà, SV hệ tài năng được hỗ trợ thêm kinh phí đào tạo 25 triệu đồng/năm, được cấp học bổng khuyến khích phát triển 1 triệu đồng/tháng, được bố trí phòng ở miễn phí trong KTX của ĐHQGHN. Ngoài kiến thức và kĩ năng chuyên môn đạt trình độ quốc tế, SV được ưu tiên hỗ trợ kinh phí học tiếng Anh để đạt trình độ C1 tương đương 6.0 IELTS.
Hồng Hạnh
Theo Dân Trí
Ì ạch... kiểm định chất lượng giáo dục
Hiện nay trong 40 trường kiểm định chất lượng giáo dục được tiến hành đánh giá ngoài, đã có 20 trường được công nhận và 20 trường đang chờ công nhận. Có trường ĐH bỏ tiền ra kiểm định chất lượng nhưng chờ dài cổ vẫn chưa có kết quả gây khó khăn cho công tác tuyển sinh...
Chậm đánh giá gây khó cho các trường
Theo số liệu của Bộ GD&ĐT đến tháng 11/2010, đã có 100 trường ĐH trong cả nước hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Về triển khai các hoạt động đánh giá ngoài, năm 2009 đã tiến hành đánh giá ngoài 20 trường ĐH. Năm 2010, việc đánh giá ngoài sẽ được triển khai theo hướng giao cho các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện.
Ngày 26/11, tại hội nghị sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường ĐH, ông Phạm Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT nhận xét công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường ĐH vẫn còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân quan trọng là do nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong các trường chưa có chuyển biến sâu sắc. Đồng tình với nhận xét này, ông Nguyễn Văn Minh (Trung tâm kiểm định chất lượng, ĐH Ngoại thương) cho rằng vai trò của hiệu trưởng và ban giám hiệu mang tính quyết định. Nếu lãnh đạo nhà trường quyết tâm thì công việc đánh giá sẽ tiến hành nhanh chóng và ngược lại.
Đại diện ĐH Huế cho rằng, hiện nay trong 40 trường đã được tiến hành đánh giá ngoài thì đã có 20 trường được công nhận và 20 trường ĐH đang chờ công nhận. Công việc đánh giá được tiến hành từ tháng 5/2009 nhưng hiện nay vẫn chưa có kết quả công nhận đã gây khó khăn cho hoạt động của nhà trường.
GS Trần Đức Nghị, hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng.
GS Trần Đức Nghị, hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng chia sẻ: "Chỉ có kiểm định chất lượng giáo dục mới "nói" đúng chất lượng các trường. Trường tôi là một trong 20 trường tham gia đầu tiên vào chương trình này. Chúng tôi phải hoàn toàn bỏ tiền túi để tham gia. Phải chứng minh nhà trường có chất lượng thực để sinh viên đến học ở trường mình".
Tuy nhiên từ 2007 trường ĐH Dân lập Hải Phòng đã có đánh giá ngoài. Đến năm 2009 mới công bố nhưng lại chưa khẳng định trường là trường có đạt chất lượng hay không. Đối với trường ĐH công lập thì không có kiểm định thì nhà trường vẫn phát triển, nhưng đối với ĐH dân lập việc công bố đạt hay không đạt chất lượng là rất quan trọng. GS Nghị băn khoăn: "Sau khi có đánh giá ngoài thì bao nhiêu thời gian sẽ công bố. Trong thời gian đấy, trong trường có ý kiến, ngoài trường có ý kiến nên từ việc muốn khẳng định mình thì lại bị xã hội lên án".
Trình độ cán bộ kiểm định yếu...
Ông Nguyễn Văn Minh (ĐH Ngoại thương) tỏ ra băn khoăn về trình độ các cán bộ làm về kiểm định chất lượng giáo dục hiện nay còn rất yếu và thiếu. Nguyên nhân do các cán bộ này phần lớn là chuyển từ các công việc khác sang nên không có chuyên môn. Ngoài ra ở nhiều trường, nguồn kinh phí cũng như những ưu đãi cho công tác kiểm định giáo dục còn rất hạn chế.
Còn theo TS.Nguyễn Kim Dung, trường ĐHSP TP.HCM, sau tự đánh giá, do công việc sự vụ quá nhiều và do thiếu sự lãnh đạo cũng như kế hoạch cải tiến chất lượng, tất cả mọi việc đều trở lại như cũ, chưa có sự thay đổi đáng kể nào về chất lượng... TS.Dung cho rằng cần có sự cam kết của lãnh đạo các trường trong công tác kiểm định chất lượng. Kinh nghiệm cho thấy, không có sự lãnh đạo và cam kết của lãnh đạo, công tác cải tiến chất lượng không thể thực hiện được hoặc không thành công được.
Trường đạt chất lượng được tăng chỉ tiêu?
PGS.TS Nguyễn Phương Nga, Viện trưởng Viện đảm bảo chất lượng giáo dục cho rằng hiện nay chúng ta cần phải cải cách loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà để công tác kiểm định được nhanh hơn. Đối với các trường tham gia kiểm định và không tham gia kiểm định phải có khen chê rõ ràng. Đối với các trường kiểm định đạt chất lượng thì có thể để các trường có thể tăng chỉ tiêu tuyển sinh, được thu tiền học phí nhiều hơn các trường khác. Đối với các trường không đạt tiêu chuẩn cần gia hạn cho các trường trong một khoảng thời gian nhất định để các trường thực hiện. Nếu các trường đó vẫn tiếp tục không đạt thì cần đình chỉ tuyển sinh một số ngành.
Một cán bộ ở ĐH Huế cũng cho rằng cách thưởng và phạt thiết thực là sẽ tăng, hoặc giảm chỉ tiêu của từng trường tùy thuộc vào mức độ tham gia kiểm định của các trường sẽ thúc đẩy công việc tiến triển.
Nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian tới cần phải cử các cán bộ làm công tác kiểm định giáo dục ở các trường ĐH được đi học tập ở nước ngoài để nâng cao nghiệp vụ.
Ths Phạm Văn Trung (ĐH Thủy Lợi)
Để giải quyết vấn đề này, thạc sỹ Phạm Văn Trung (ĐH Thủy Lợi) góp ý cần phải có một giải pháp tổng thể hơn là việc thiếu đâu thì làm đấy. Các trường cần chủ động tìm các nguồn kinh phí. Như trung tâm khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục trường ĐH Thủy Lợi trước đây thường phải liên kết với các khoa, phòng ban khác để thực hiện các đề tài nghiên cứu. Sau 3 năm thì trung tâm mới được giao đề tài cấp cơ sở trị giá khoảng 180 triệu đồng.
Để nâng cao hiệu quả công tác tự đánh giá, TS.Hồ Tấn Sính, Trưởng ban ĐBCL&TTGD (ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM) kiến nghị: Bộ GD&ĐT nên lập một website tin chuyên dùng và tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại từng miền hoặc đào tạo trên mạng về đảm bảo chất lượng giáo dục dành cho đội ngũ làm công tác này của các trường.
Trước những ý kiến đóng góp, lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cũng thẳng thắn thừa nhận những yếu kém của mình trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
Về phía Bộ GD&ĐT, Bộ cũng đã xây dựng "Đề án xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng đối với giáo dục ĐH và TCCN giai đoạn 2011-2020, trong đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp triển khai kiểm định chất lượng giáo dục ĐH từ nay đến năm 2020. Đảm bảo đến năm 2015, có trên 90% trường ĐH hoàn thành báo cáo tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài (vòng 1); đảm bảo giai đoạn 2016 - 2020 có trên 95% số trường ĐH và chương trình GD hoàn thành báo cáo tự đánh giá và đăng lý đánh giá ngoài (vòng 2)...
24H.COM.VN (Theo VTC)
Tuyển sinh Học bổng và Trợ giúp tài chính Cử nhân NUS 2011-2012. Đại học Quốc gia Singapore (NUS) - một đại học danh tiếng châu Á và quốc tế, nhiều năm liền được xếp trong top 50 viện đại học hàng đầu trên toàn thế giới do Báo The Times (Anh) bình chọn. Tháng Bảy vừa rồi, đã có hơn 130 bạn trẻ Việt Nam trúng tuyển vào NUS. Trong đó có nhiều bạn giành...