ĐH Y Dược Thái Nguyên lần đầu được trang bị màn hình cảm ứng và máy tính bảng cho SV
Với Giảng đường thông minh này thì việc học tập và giảng dạy của các thầy cô lẫn sinh viên tại trường ĐH Y Dược Thái Nguyên sẽ được cải thiện hơn rất nhiều.
Ở đại học thì việc học tập đòi hỏi phải trang bị rất nhiều thứ, không chỉ là những dụng cụ thông thường mà còn đòi hỏi đến cả thiết bị công nghệ hiện đại để có thể hỗ trợ, giúp sinh viên được tiếp thu bài vở một cách hiệu quả, còn giáo viên cũng sẽ có thể nhẹ nhàng và nhanh chóng hơn trong việc truyền tải kiến thức. Tuy nhiên, không phải trường đại học nào cũng có thể sẵn sàng trang bị các thiết bị công nghệ đắt tiền như thế khi nguồn kinh phí giới hạn, mà cũng vì thế là Giảng đường thông minh đã ra đời.
Trường ĐH Y Dược Thái Nguyên tiếp đón đoàn hỗ trợ Giảng đường thông minh.
Cận cảnh khu vực giảng dạy dành cho giáo viên trong khu vực Giảng đường thông minh.
Ở Giảng đường thông minh, các trường đại học sẽ được trao tặng các thiết bị công nghệ bao gồm: Phần cứng – các máy móc như màn hình rộng chiếu dành cho giáo viên và những màn hình nhỏ hỗ trợ tương tác dành cho sinh viên, Phần mềm nội dung – bao gồm xây dựng bài giảng bằng các phần mềm chuyên dụng và tập huấn cho giảng viên, sinh viên để làm quen với mô hình dạy và học mới này.
Với một giảng đường thông minh đến như vậy chắc chắn sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc học của các bạn sinh viên. Và mới đây, trường ĐH Y Dược Thái Nguyên đã được tiếp cận với giảng đường hiện đại, có 1-0-2 này.
Video đang HOT
Còn đây chính là khu vực học tập dành cho các bạn sinh viên với những chiếc màn hình Tab hiện đại, nhỏ gọn.
Với công cụ này các bạn sinh viên có thể xem và học được dựa trên hình ảnh động, video,…
Nhờ những công cụ hiện đại này, các bạn sinh viên trường Y Dược có thể học theo cách sinh động hơn khi xem được clip, hình ảnh động, hình khối 3D,… với nhiều góc hiển thị giúp sinh viên hình dung được toàn bộ cơ chế hoạt động của cơ thể người, từ đó phát triển khả năng sáng tạo dựa trên nền kiến thức vững chắc.
Với sinh viên trường Y Dược thì việc xem mô hình 3D là cực kỳ quan trọng, từ đó các bạn có thể nắm bắt được cụ thể cấu trúc cơ thể người, hỗ trợ rất nhiều trong việc thu nạp kiến thức và ứng dụng thực tế sau này.
Để có được Giảng đường thông minh này trường ĐH Y Dược Thái Nguyên đã nhận được sự hỗ trợ từ tập đoàn Samsung Việt Nam. Trước đó tại TP.HCM các bạn sinh viên trường ĐH Y Dược TP.HCM cũng đã được cấp một Giảng đường thông minh tương tự.
Theo Kim Thanh / Trí Thức Tre
Sinh viên ĐH Y Dược Thái Nguyên học bằng máy tính bảng
Với mô hình giảng đường thông minh, giảng viên ĐH Y Dược Thái Nguyên dạy bằng màn hình tương tác, trong khi sinh viên làm bài tập nhóm trên máy tính bảng.
Sáng 22/9, Đại học Y Dược Thái Nguyên chính thức sử dụng mô hình giảng đường thông minh - Samsung Smart School theo định hướng đổi mới giáo dục của Bộ Y tế.
Bàn ghế trong giảng đường được bố trí linh hoạt theo nhóm 6 người, dễ dàng phân khu học nhóm hoặc tách rời từng cá nhân tùy theo yêu cầu của giờ học. Các thiết bị hỗ trợ bao gồm màn hình tương tác thông minh kèm phần mềm quản lý lớp học, máy tính bảng, hệ thống Internet hỗ trợ tối đa cho giảng viên và sinh viên trong quá trình dạy và học.
Giảng viên Nguyễn Thị Bình trình bày bài giảng Hồi sức sơ sinh.
Trong buổi học đầu tiên, bác sĩ Nguyễn Thị Bình giảng về hồi sức sơ sinh với sự hỗ trợ của màn hình tương tác thông minh và phần mềm quản lý lớp học. Các màn hình được treo xung quanh lớp giúp sinh viên dễ dàng theo dõi bài học dù ngồi cách xa bục giảng.
Trong quá trình giảng viên trình bày, các hình ảnh tương ứng xuất hiện trên màn hình lớn giúp bài học trực quan, sinh động.
Sau khi trình bày xong, cô Bình đặt câu hỏi để các nhóm thảo luận. Sinh viên làm việc hoàn toàn trên máy tính bảng có kết nối Internet. Kết thúc thời gian trao đổi, các câu trả lời ngay lập tức hiển thị trên màn hình tương tác.
Sau phần làm việc nhóm, sinh viên có thể trình bày ý kiến cá nhân nếu muốn bổ sung đáp án hay chưa hài lòng câu trả lời của giảng viên. Cả lớp lắng nghe, tiếp tục đóng góp xây dựng. Giảng viên đóng vai trò "trọng tài", đánh giá các ý kiến và đưa ra kết luận.
Phần thực hành, trợ giảng tiến hành cấp cứu hồi sức cho trẻ sơ sinh. Toàn bộ quá trình được hiển thị sắc nét trên màn hình lớn. Sinh viên vừa lắng nghe hướng dẫn vừa quan sát thao tác.
Cách làm này khá hiệu quả khi chỉ sau một lần giảng, nhóm sinh viên được mời lên làm mẫu đã thực hiện đúng quy trình.
Sinh viên ĐH Y Dược Thái Nguyên thảo luận nhóm trong buổi học theo mô hình giảng đường thông minh. Ảnh: Nguyễn Sương.
"Với phương pháp này, chúng mình chủ động hơn trong học tập, dễ tiếp thu, lĩnh hội kiến thức. Nhờ thiết bị số, sinh viên có thể tiếp cận nguồn tri thức phong phú liên quan Y Dược", Thu Hà, sinh viên ngành Đa khoa, nói.
Mô hình này giúp giảng viên và sinh viên nâng cao khả năng tiếp cận, chia sẻ nội dung, các nguồn lực và tài liệu giáo dục. Nó cũng cho phép người dùng trao đổi, tương tác, thực hiện giảng dạy, học tập qua máy tính bảng của cá nhân hoặc nhóm sinh viên và bảng cảm ứng trên bục giảng.
Bên cạnh sự hỗ trợ từ các thiết bị công nghệ, sinh viên nhà trường còn được tiếp cận phương pháp học tập theo nhóm (Team-based learning) do tiến sĩ Larry K. Machaelsen, giáo sư tại Đại học Oklahoma (Mỹ) phát triển và được áp dụng rộng rãi ở nhiều trường đại học danh tiếng như Vanderbilt, Colorado, Harvard.
PGS.TS Nguyễn Văn Sơn, Hiệu trưởng ĐH Y Dược Thái Nguyên, nhận định mô hình này là cơ hội lớn để sinh viên tương tác với các nguồn học liệu nhà trường hiện có.
Tuy nhiên, giảng đường thông minh còn chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của sinh viên. Trường hy vọng tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, đồng hành từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm nhằm tạo ra môi trường học tập, đào tạo tốt hơn.
Theo Zing
Lo điện thoại thông minh vào lớp học Hiện nhiều giáo viên ở Mỹ, Canada đang kêu gọi học sinh trung học dùng điện thoại thông minh làm bài tập ở nhà cũng như các chương trình học trên lớp. Nhiều học sinh trung học ở Mỹ đang dùng điện thoại như công cụ số một cho việc làm bài tập, đề tài nghiên cứu ở lớp. Hiện trạng này dấy...