ĐH Y Dược: Không hạ chuẩn Răng Hàm Mặt
Sáng 22/8, trao đổi với PV về những bức xúc của phụ huynh, ông Lê Quan Nghiệm – phó Hiệu trưởng, Chủ tịch hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Y Dược TP.HCM cho biết: Ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt không có chỉ tiêu đào tạo theo hợp đồng. Những thí sinh trượt ở ngành này nếu có nguyện vọng (NV) học ngành Bác sĩ Đa khoa có thể làm đơn xét tuyển NV2.
Như đã đưa tin, sau khi giải quyết xong về những thắc mắc liên quan đến tuyển sinh ngành Bác sĩ Đa Khoa, ngày 20/8 nhiều phụ huynh lại tiếp tục “quây” trước cổng yêu cầu nhà trường giải thích về chỉ tiêu hợp đồng đào tạo ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt.
Nhiều phụ huynh có con thi vào ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt thắc mắc: Trước đó, thí sinh của ngành Bác sĩ Đa khoa khiếu nại về việc trường dành chỉ tiêu hợp đồng là không đúng với thông báo ban đầu. Vì vậy ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt theo thông báo tuyển sinh ban đầu là tuyển 120 chỉ tiêu, hiện nay nhà trường đã tuyển được 90 thí sinh với số điểm 26 điểm.
Phụ huynh bức xúc vây trường (Ảnh: Báo Giáo dục Việt Nam)
Nếu ngành Bác sĩ Đa khoa bỏ chỉ tiêu hợp đồng đào tạo thì tại sao ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt không bỏ dạng chỉ tiêu này và xác định lại điểm chuẩn?
Video đang HOT
Nhiều phụ huynh cũng bày tỏ mong muốn nhà trường xem xét bỏ chỉ tiêu hợp đồng đào tạo cho ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt hoặc những thí sinh đạt 25,5 điểm được xét vào NV2 ngành Bác sĩ Đa khoa.
Trao đổi với PV ông Nghiệm khẳng định, đối với ngành Bác sĩ Đa khoa trường đã hạ điểm chuẩn từ 26,5 điểm xuống 25,5 điểm và đã tuyển đúng 600 chỉ tiêu, theo đúng với yêu cầu của Bộ GD-ĐT. Hiện tại trường đã tuyển được 563 chỉ tiêu, còn 37 chỉ tiêu dành cho NV2.
Về những thắc mắc của phụ huynh được ông Lê Quan Nghiệm giải thích, như đã thông báo, chỉ tiêu của ngành Bác sĩ Răng Hàm Mặt là 120 chỉ tiêu. Đây là chỉ tiêu tuyển của nhà trường, trong đó trường phải tiếp nhận một số thí sinh tuyển thẳng, dự bị, tiếp nhận các thí sinh cử tuyển từ các huyện nghèo theo chỉ đạo của Bộ chứ không có chỉ tiêu đào tạo theo hợp đồng. Vì vậy trường sẽ không xác định lại điểm chuẩn. Hiện tại trường đã tuyển được 112 chỉ tiêu, điều này nằm trong khả năng cộng trừ cho phép, nếu hạ xuống thì số thí sinh trúng tuyển sẽ vượt quá số lượng.
Theo ông Nghiệm, nhà trường cũng đã tính đến phương án đáp ứng đủ số chỉ tiêu cho các ngành, nên một số thí sinh nếu rớt ở khoa Bác sĩ Răng Hàm Mặt nhưng muốn theo học ngành Bác sĩ Đa Khoa có thể làm nguyện vọng hai để dự tuyển vào ngành này.
“Hiện nay vẫn còn nhiều phụ huynh thắc mắc tại sao nhà trường tuyển hệ cử tuyển, dự bị, tuyển thẳng nhiều quá, nhưng điều này đều nằm trong chính sách tuyển sinh chung mà trường nhận được văn bản từ Bộ, vì vậy nhà trường không thể thay đổi được quyết định của Bộ. Đến thời điểm này nhà trường đã thực hiện đúng quy chế tuyển sinh” – ông Nghiệm giải thích.
Theo VNN
Phụ huynh phản đối vì điểm chuẩn quá cao
Khả năng hạ điểm chuẩn đang được tính đến với ngành bác sĩ đa khoa, trường ĐH Y Dược TP.HCM sau sự cố phụ huynh, thí sinh tập trung phản đối vì mức điểm chuẩn vào trường quá cao 26,5 điểm và việc trường công bố muộn 200 chỉ tiêu thuộc hợp đồng đào tạo dành cho khu vực Tây Nam bộ.
Bất bình vì điểm chuẩn quá cao
Vụ việc hi hữu xảy ra với ĐH Y Dược TP.HCM khi kỳ tuyển sinh năm nay, trường này quy định điểm chuẩn vào ngành bác sĩ đa khoa là 26,5 cho 600 chỉ tiêu vào trường khiến nhiều phụ huynh, học sinh tập trung phản đối. Mặc dù vẫn biết, ngành này có mức điểm chuẩn ngất ngưởng, nhưng điều khiến các phụ huynh bức xúc là rất nhiều thí sinh đạt mức điểm ĐH 25-26, tổng 3 môn thi thuộc loại giỏi như vậy mà vẫn không đỗ vào ngành này. Trong khi đó, cả nước, theo công bố của Bộ GD-ĐT, số thí sinh đạt 27 điểm trở lên chưa đến 1.000 trường hợp. Như vậy, với điểm chuẩn 26,5, những thí sinh đạt mức 25-26 điểm bị đánh trượt là điều rất đáng tiếc.
Khối ngành Y Dược luôn đặt ra mức điểm chuẩn cao nhất
Không chỉ phản ứng với mức điểm chuẩn quá cao, điều khiến các phụ huynh và thí sinh bức xúc là việc nhà trường công bố tuyển 600 chỉ tiêu vào ngành này nhưng trong đó chỉ có 300 chỉ tiêu trong ngân sách và 300 chỉ tiêu hợp đồng đào tạo mà không nói rõ là chỉ tiêu hợp đồng đào tạo dành cho khu vực Tây Nam bộ. Với cách ghi này, phần lớn thí sinh đều yên tâm rằng trường sẽ tuyển toàn bộ 600 chỉ tiêu cho tất cả thí sinh nên đã đăng ký thi tuyển vào ngành Bác sĩ đa khoa, ngành có tính cạnh tranh cao nhất trong trường Y Dược TP.HCM.
Mong muốn Bộ cho phép hạ điểm chuẩn
Trước tình trạng này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết, Bộ đã gửi công văn yêu cầu trường báo cáo chi tiết gấp về Bộ sự việc này cũng như phương án giải quyết. Giải thích về sự cố này, ĐH Y dược TP.HCM cho biết, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2012 của trường được Bộ GD-ĐT giao với số lượng 1.660 cho tất cả các ngành, trong đó Bác sỹ đa khoa là 600 chỉ tiêu gồm 300 chỉ tiêu trong ngân sách Nhà nước và 300 chỉ tiêu diện hợp đồng đào tạo cho địa phương. Căn cứ vào quy chế tuyển sinh ĐH năm 2012 của Bộ GD-ĐT và kết quả thi, ngày 8/8/2012 Hội đồng tuyển sinh đã họp và phân bổ 600 chỉ tiêu đào tạo Bác sỹ đa khoa như sau: Diện chính sách theo quy định của Bộ GD-ĐT là 114 chỉ tiêu gồm 25 chỉ tiêu tuyển thẳng, 69 chỉ tiêu dự bị dân tộc và 20 chỉ tiêu cử tuyển chỉ tiêu đào tạo Tây Nam Bộ là 200 Chỉ tiêu tuyển sinh còn lại là 286 nên điểm trúng tuyển lên đến 26,5. Mặc dù dự kiến ngành Bác sỹ đa khoa hệ chính quy là 300 chỉ tiêu trong ngân sách Nhà nước nhưng để tạo thêm cơ hội cho các thí sinh trúng tuyển Hội đồng tuyển sinh đã quyết định tuyển 400 chỉ tiêu trong ngân sách. Tuy nhiên, đề xuất này vẫn chưa thỏa mãn được yêu cầu của phụ huynh.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh nhà trường ông Lê Quan Nghiệm cho biết, trường đã thống kê lại kết quả thi của thí sinh đăng ký dự thi vào ngành Bác sĩ đa khoa. Để đảm bảo quyền lợi của thí sinh đã đạt kết quả cao, trường mong muốn Bộ xét duyệt phương án hạ điểm chuẩn xuống còn 25,5. Như vậy, 200 chỉ tiêu dành để đào tạo theo địa chỉ vùng Tây Nam bộ phải là chỉ tiêu riêng, không nằm trong chỉ tiêu tuyển sinh ĐH chính quy 2012 trường đã đăng ký với Bộ.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, Bộ đã có ý kiến gửi chỉ đạo và yêu cầu ĐH Y Dược TP HCM thực hiện đúng quy chế tuyển sinh. Theo đó, 600 chỉ tiêu cho ngành Bác sĩ đa khoa của trường chỉ gồm thí sinh tuyển thẳng, dự bị, cử tuyển và thí sinh dự thi. Thứ trưởng cũng cho biết, ĐH Y Dược TP.HCM phải kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm để không xảy ra tình trạng tương tự ở mùa tuyển sinh sau.
Theo ANTĐ
Vụ phụ huynh 'vây' ĐH Y dược: 200 thí sinh 'thoát hiểm' Đại học Y dược TP.HCM đã quyết định hạ điểm chuẩn ngành bác sĩ đa khoa xuống 25,5 điểm, khoảng 200 thí sinh đã từ trượt thành đỗ sau quyết định này. Tối 16/8, ngay sau khi vừa kết thúc cuộc họp Hội đồng tuyển sinh về vấn đề khiếu nại của phụ huynh, Giáo sư - Tiến sĩ Lê Quan Nghiệm, Phó...